Thực trạng về quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 71)

Quản lý rủi ro là một quá trình được tổ chức một cách chính thức được thực hiện liên tục để xác định, kiểm soát và báo cáo các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, cách thức mà nhà quản lý nhìn nhận về rủi ro và các rủi ro thực tế phát sinh tại doanh nghiệp sẽ tác động lớn đến việc xây dựng chu trình để kiểm soát các rủi ro. Nếu thực tế ít xảy ra các rủi ro và nhà quản lý ít quan tâm đến rủi ro thì doanh nghiệp có thể sẽ không triển khai công tác quản lý rủi ro tại đơn vị mình. Có hai nguồn rủi ro là: rủi ro từ bên trong doanh nghiệp và rủi ro từ bên ngoài doanh nghiệp.

Tại Fujikura Việt Nam, ban giám đốc và các nhà quản lý đã có những bước đi căn bản trong việc nhận dạng, đánh giá rủi ro, đề xuất các phương án đối phó với rủi ro bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.

Rủi ro từ bên trong doanh nghiệp:

Ri ro tài chính: Với lợi thế về nguồn vốn đầu tư lớn, ban giám đốc và các nhà quản lý công ty Fujikura là những người am hiểu cả về sản xuất và tài chính,

nên từ khi thành lập đến nay công ty chưa gặp phải các vấn đề rủi ro tài chính nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn sẵn nên đơn vị cũng không chịu tác động về rủi ro vay nợ hay rủi ro lãi suất. Nguồn thu chủ yếu của công ty là ngoại tệ gồm: đồng yên Nhật và đồng đôla Mỹ. Trong khi đó, các khoản phải trả lại đa dạng bao gồm: đồng Việt Nam, đồng yên Nhật, đồng đôla Mỹ, đồng đôla Singapore, đồng đôla Thụy Sĩ, đồng bath Thái Lan, đồng nhân dân tệ Trung Quốc, đồng bảng Anh, nên đôi khi cũng xảy ra các rủi ro về tỷ giá liên quan đến các khoản thu-chi này.

Ri ro trong điu hành: Fujikura Việt Nam là một công ty con của tập đoàn Fujikura Nhật Bản, sản phẩm của công ty phần lớn được xuất khẩu về Nhật và ra nước ngoài, gần đây công ty cũng đã có chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh thông qua việc tiến hành thử nghiệm phân phối sản phẩm linh kiện cáp quang ở thị trường Hà Nội, với các tính năng và ưu thế vượt trội, sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, và sắp tới công ty sẽ mở rộng việc cung cấp sản phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc. Ngoài ra, công ty còn chủ động xây dựng cho mình một môi trường văn hóa lành mạnh tạo dựng lòng tin ở nhân viên như: các nội quy, quy định rõ ràng, trả lương nhân viên đúng theo quy định,..

* Nhng hn chế tn ti v ri ro trong điu hành

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng môi trường văn hóa công ty, đánh giá và ứng phó với rủi ro nhưng ban giám đốc và các nhà quản lý vẫn chưa thể chủ động với các rủi ro tiềm tàng. Đầu năm 2011, ban giám đốc và các nhà quản lý phải đối mặt với sự kiện lãng công của toàn thể công nhân sản xuất.

Ri ro công ngh: Cùng với chính sách bảo mật, chống rò rỉ thông tin công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống thông tin vững mạnh như: luôn cảnh giác, phòng vệ chống lại sự tấn công của virus, ban hành các chính sách quy định rõ ràng về các hình thức xử phạt đối với các loại vi phạm này. Ngoài ra, với ưu thế là công ty con của một tập đoàn công nghệ lãnh vực viễn thông, Fujikura Việt Nam thường xuyên cập nhật, đánh giá lại sự phát triển của công nghệ liên quan đến quá trình sản

xuất, nhận dạng được các thiệt hại tiềm tàng do sự không tương thích giữa công nghệ và các chiến.

Rủi ro từ bên ngoài doanh nghiệp:

Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, song hành với chính sự kiện này, nhà nước cũng sữa đổi, xây dựng mới một số điều luật, sao cho phù hợp với tình hình mới điều này cũng đã gây ảnh hưởng đến chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị từ 10% lên 15%.

Năm 2011 được coi là năm tương đối bất ổn cho các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và Fujikura Việt Nam nói riêng do ảnh hưởng của sóng thần, động đất ở Nhật vào tháng 3 năm 2011 dẫn đến lượng cầu sản phẩm giảm mạnh, các công tác xuất-nhập khẩu bị đình trệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất.

Với chính sách chất lượng “đạt được sự thỏa mãn khách hàng là đảm bảo hạnh phúc cho nhân viên và thịnh vượng công ty”, công ty cũng đang có một số áp lực từ phía công ty mẹ và những khách hàng quan trọng trong việc quản trị tốt các loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo tình hình thực tế, các nhà quản lý đều cho rằng cần phải tiếp cận cách thức quản trị các loại rủi ro một cách khoa học và bài bản, cần phải có một triết lý về rủi ro nhìn nhận trên góc độ toàn đơn vị để đánh giá các rủi ro liên quan đến công ty, và cần phải bổ nhiệm một người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm trong việc điều hành, quản lý các loại rủi ro.

* Nhng hn chế tn ti v trong công tác qun tr ri ro

Từ thực trạng cho thấy, Fujikura đang có những bước đi tích cực trong việc quản trị rủi ro. Song vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được hoàn thiện như :chưa có một bộ phận chuyên biệt phụ trách các vấn đề rủi ro liên quan đến doanh nghiệp, ban giám đốc và các nhà quản lý chưa chủ động trong việc quản lý rủi ro.

Ph lc 15 – Tng hp kết qu kho sát v nhìn nhn ca doanh nghip v ri ro.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HƯỚNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH FUJIKURA VIỆT NAM.PDF (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)