6. Cấu trúc của đề tài
3.2.5. Các giải pháp về điều hành và thực hiện quy hoạch
Để có nhận thức đúng đắn về quy hoạch, cũng như để bản quy hoạch từng bước đi vào cuộc sống, biện pháp đầu tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng là điều hành và tổ chức thực hiện quy hoạch. Các nội dung cần làm để tổ chức thực hiện quy hoạch là:
- Phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch
Quy hoạch chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự hưởng ứng của nhân dân, của các doanh nghiệp. Vì vậy việc phổ biến, giải thích để nhân dân hiểu quy hoạch và hưởng ứng tham gia thực hiện quy hoạch là một điều hết sức quan trọng. Điều này cũng là thực hiện quy chế dân chủ của Đảng. Để làm được việc này cần:
+ Tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung quy hoạch.
+ Công khai cho dân biết các khu vực quy hoạch giao thông, công nghiệp, cảng... Đặc biệt là các nội dung quy hoạch liên quan đến quy hoạch xây dựng đô thị, sử dụng đất đai vì đây là vấn đề rất nhạy cảm.
+ Công khai rộng rãi trong nhân dân các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ được ưu tiên khuyến khích phát triển.
+ Cụ thể hoá các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở.
- Thường xuyên cập nhật, cụ thể hoá các nội dung quy hoạch
Trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều vấn đề mới nẩy sinh, mà bản thân quy hoạch không thể lường hết được. Hơn thế nữa bản quy hoạch tổng thể không thể bao quát hết mọi chi tiết của vấn đề. Do vậy cần phải thường xuyên cập nhật, bổ sung và chi tiết hoá quy hoạch. Những việc cần làm là:
+ Phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan triển khai thực hiện quy hoạch. Thực hiện quy hoạch này là trách nhiệm của mọi ngành mọi cấp.
+ Quy hoạch cần được thường xuyên bổ sung cho phù hợp với những diễn biến tình hình quốc tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. tham gia thực hiện quy hoạch.
+ Tiến hành bổ sung điều tra, đánh giá, cập nhật các tài liệu cơ bản, chính xác các nguồn tài nguyên làm cơ sở chắc chắn cho các nghiên cứu phát triển chi tiết.
+ Thực hiện các quy hoạch chi tiết có liên quan...
- Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Tỉnh trong các quy hoạch
phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế – xã hội các huyện, thị xã và thành phố; thành các kế hoạch 5
Các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội các huyện, thị xã và thành phố cần phải bám sát và tuân thủ những nội dung chủ yếu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Tỉnh liên quan đến từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa bàn, để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực hiện.
Nội dung của kế hoạch 5 năm phải thể hiện được tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân, cụ thể hoá được các mục tiêu quy hoạch, lấy các mục tiêu quy hoạch làm cơ sở. Các kế hoạch hàng năm phải phù hợp với kế hoạch 5 năm.
Trong tổ chức và thực hiện quy hoạch, vấn đề phân chia giai đoạn để thực hiện là vô cùng quan trọng. Mục đích của phân chia giai đoạn là tạo ra những bước đi phù hợp cho từng kế hoạch 5 năm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch
Sau khi phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động phát triển trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch uỷ ban nhân dân Tỉnh trực tiếp chỉ đạo triển khai, tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Các cấp uỷ Đảng thông qua hệ thống của mình cần phải có đủ thông tin để kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạo. Hội đồng nhân dân các cấp đại diện cho nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát thực hiện quy hoạch.
Tiểu kết chương 3
Việc đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 và xa hơn là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng nhằm định hình hướng đi đúng đắn về phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.
Các mục tiêu, định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xây dựng dựa trên cơ sở các mục tiêu chung trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và môi trường của tỉnh. Các giải pháp này tập
trung vào việc hoàn thiện cơ cấu kinh tế, huy động và thực hiện vốn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, phát triển kinh tế ưu tiên các ngành mũi nhọn nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của tỉnh.
Trong tương lai, với những định hướng hợp lý, lâu dài phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đồng thời trở thành một bộ phận quan trọng trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ của tỉnh BR–VT, đề tài đã làm rõ các thế mạnh và hạn chế của tỉnh đối với phát triển kinh tế.
1. Tỉnh BR–VT có những thuận lợi về vị trí địa lý, các nguồn lực (tự nhiên, KT – XH) để phát triển một nền kinh tế đa dạng theo hướng CNH – HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hội nhập với sự phát triển chung của cả nước và các nước trên thế giới.
2. Là một đô thị trẻ nên cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng của tỉnh tương đối đồng bộ và đang trong quá trình đầu tư. Chất lượng nguồn lao động của tỉnh so với các tỉnh khác trong vùng tương đối cao, nhưng so với các đô thị loại I khác trong cả nước thì còn thấp. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong những năm qua có những bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó, nhu cầu về phát triển kinh tế cũng như quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh đã làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
3. Quy mô nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng đạt 230.517 tỷ đồng năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp và dịch vụ khá cao 29,0% và 27,0%; tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – thủy sản thấp nhất 5,2%. Mặc dù với tốc độ phát triển thấp, nhưng trong xu thế phát triển mới ngành nông – lâm – thủy sản đang hướng tới phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trên địa bàn.
4. Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2000 – 2012 đang có sự chuyển dịch tích cực: giảm tỷ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với quá trình CNH – HĐH. Nội bộ của các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, xu hướng giảm công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng trong công nghiệp sản xuất điện, khí đốt, nước và công nghiệp chế biến sự chuyển dịch trên nhằm thích nghi tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Mặc dù công nghiệp của tỉnh đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa có ngành công nghệ cao và đầu tư lớn.
5. Ngành dịch vụ đã có những biến đổi sâu sắc cả về hình thức lẫn chất lượng. Cơ cấu ngành đa dạng và ngày càng phát triển có hiệu quả góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Trong ngành dịch vụ, vai trò của các ngành thương mại giao thông vận tải; thông tin liên lạc và du lịch ngày càng giữ vị trí quan trọng đang có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển KT – XH theo ngành và theo lãnh thổ của tỉnh BR–VT.
6. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch theo xu hướng: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
7. Trong phát triển kinh tế theo lãnh thổ đã hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhằm thúc đẩy khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao về KT – XH cho các huyện và thành phố trong tỉnh.
Tỉnh BR–VT là nằm trên trục đường xuyên Á, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Để quá trình phát triển KT – XH tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế, đòi hỏi tỉnh phải nắm bắt được nhiều thời cơ hơn nữa, sử dụng các chính sách linh hoạt trong phát triển kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2009), Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Niên giám thống kê các năm 2000, 2005, 2012, Tp. Vũng Tàu.
3. Nguyễn Dược, Trung Hải (2008), Sổ tay thuật ngữ địa lý, Nxb Giáo dục, Tp. HCM.
4. Tống văn Đường (2001), Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Hà Nội.
5. Ngân hàng thế giới (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
6. Phạm Xuân Hậu (2004), Địa lý KT – XH Việt Nam, Nxb ĐHSP, Tp. HCM.
7. Hội thống kê Việt Nam (2011), Số liệu Thống kê Vị thế KT – XH 63 tỉnh, Thành phố Việt Nam, Nxb Thống kê.
8. Nguyễn Kim Hồng, Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cánh, Phạm Thị Xuân Thọ (1997), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nxb ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
9. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lí KT – XH Việt Nam thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục, Tp. HCM.
10. Đặng Văn Phan (2010), Địa lý Kinh tế Xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Tài liệu lưu hành nội bộ trường Đại học Cửu Long.
11. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia.
12. Lê Thông (2011), Địa lý KT – XH Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, tái bản lần thứ 5, Hà Nội.
13. Lê Thông (2010), Việt Nam các tỉnh và thành phố, Nxb Giáo dục, Việt Nam. 14. Lê Thông (2007), Việt Nam - Đất nước, con người, Nxb Giáo dục, Tp. HCM. 15. Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (2012), Việt Nam – Các vùng kinh tế và vùng kinh tế
trọng điểm, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
16. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia.
17. Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lí KT – XH đại cương, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
18. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh BR - VT giai đoạn 2005 – 2015, định hướng đến năm 2020.
19. Tổng cục thống kê (2009), Tư liệu KT – XH 63 tỉnh, Thành phố Việt Nam, Nxb Thống kê.
20. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nxb Thống kê. 21. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2005, 2012, 2013, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
22. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2006), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015, định hướng đến năm 2020, Tp. Vũng Tàu.
23. UBND tỉnh BR – VT (2009), “Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh BR - VT thời kỳ đến năm 2020”, Tp. Vũng Tàu.
24. Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2006- 2015 và định hướng đến 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007.
25. Quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển cụm công nghiệp giai đoạn 2013-2020 của UBND tỉnh.
26. Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu : Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2020.
27. Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu : Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2020.
28. Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2006- 2015, định hướng đến năm 2020.
29. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 – 2020 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
30. Iu. G. Xauskin, Những vấn đề địa lí kinh tế hiện nay trên thế giới (Văn Thái dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CẢNG CỦA TỈNH BR - VT
STT TÊN CẢNG ĐỊA ĐIỂM TRỌNG TẢI
1. Cảng dầu khí (Vietsopetro) TP. Vũng Tàu 10.000 tấn 2. Cảng dịch vụ dầu khí (PTSC) TP. Vũng Tàu 10.000 tấn
3. Cảng dầu dầu K2 TP. Vũng Tàu 5.000 tấn
4. Cảng thương mại Cát Lở TP. Vũng Tàu 5.000 tấn
5. Cảng Baria Serece Huyện Tân Thành 30.000 tấn
6. Cảng Nhà máy điện Phú Mỹ Huyện Tân Thành 10.000 tấn 7. Cảng nhà máy xi măng Thị Vải Huyện Tân Thành 50.000 tấn 8. Cảng nhà máy thép Phú Mỹ Huyện Tân Thành 30.000 tấn
9. Cảng INTERFLOUR Huyện Tân Thành 50.000 tấn
10. Cảng LPG Cái Mép Huyện Tân Thành 30.000 tấn
11. Cảng Holcim Huyện Tân Thành 50.000 tấn
12. Cảng Đạm Phú Mỹ Huyện Tân Thành 500 tấn
13. Cảng SP.PSA Giai đoạn I Huyện Tân Thành 60.000 tấn 14. Cảng Tân cảng Cái Mép giai đoạn I Huyện Tân Thành 80.000 tấn 15. Cảng Đóng tàu Strategic TP. Vũng Tàu 3.000 tấn 16. Cảng cá Bến Đầm - Côn Đảo Huyện Côn Đảo 2.000 tấn