Huy động và khai thác các nguồn vốn

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 120)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.1.Huy động và khai thác các nguồn vốn

Theo tính toán để đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân của nền kinh tế theo phương án chọn trong bản quy hoạch thì Bà Rịa – Vũng Tàu cần một lượng vốn đầu tư (tính theo giá 1994) cho các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 2011 – 2020 là 31,3 tỷ USD Giai đoạn 2011 – 2020 là 37,7 tỷ USD

Lượng vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế tỉnh là rất lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp thú hút tốt và định hướng đúng đắn cũng như quản lý tốt nhằm nâng cao hiệu quả của động vốn. Cơ cấu đầu tư hợp lý là một trong những đòi hỏi đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả của vốn đầu tư.

Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu đầu tư theo ngành giai đoạn đến 2020

STT Khu vực 2011 – 2020

Tổng đầu tư 100.0%

1 Nông, lâm, thủy sản 0.7%

2 Công nghiệp, xây dựng 67.5%

3 Dịch vụ 31.7%

Do đặc thù của BR–VT là nơi có khả năng thu hút đầu tư những ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, công nghệ cũng như khu vực dịch vụ chất lượng cao đòi hỏi nhiều vốn, để tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, các chính sách đầu tư được hướng vào phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, trong khi đảm bảo một lượng vốn đáng kể để phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản chất lượng cao.

Trong cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp thì chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp chế tác mà trong đó các khu công nghiệp là những điều kiện quan trọng để phát triển khu vực này.

Dự báo cân đối tổng thể vốn đầu tư từ theo nguồn vốn như sau:

- Nguồn vốn tích lũy từ ngân sách địa phương: Đây là nguồn vốn quan trọng, nhưng không lớn, dự kiến chỉ có thể đáp ứng được khoảng 10% tổng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn. Cần sử dụng nguồn vốn này hết sức tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm với vai trò như “vốn mồi” để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào tỉnh.

Tăng thu ngân sách trên cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh để khai thác, mở rộng nguồn thu; đồng thời tích cực đấu tranh chống thất thu thuế và gian lận thương mại. Tiếp tục khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ nhà theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ đất xây dựng, nhất là đất đô thị, thực hiện kê khai cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, thu đủ thuế hoặc phí sử dụng đất đối với người đã được cấp quyền sử dụng đất. Quản lý thu đủ và thu đúng giá trị đối với các tài nguyên khoáng sản, biển.

Tăng mức chi ngân sách, dự kiến năm 2020 là 3.596 tỷ đồng. Trong đó, chi xây dựng cơ bản tập trung là 2.085 tỷ đồng, chiếm 58% tổng chi ngân sách. Thực hiện tiết kiệm chi ngân sách trên cơ sở vận dụng những định mức hợp lý để có thể loại bỏ các khoản chi tiêu quá mức hoặc không phải chức năng của chi ngân sách, giảm áp lực cho Ngân sách Nhà nước. Thực hiện chế độ kiểm tra tài chính thông qua kiểm toán nhà nước, thực hiện nghiêm ngặt chế độ kế toán chứng từ trong cơ quan nhà nước.

- Vốn đầu tư của Trung ương trên địa bàn: Nguồn vốn này cũng là vốn của ngân sách Trung ương đầu tư theo các chương trình, dự án đã được xác định trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự kiến nguốn vốn này có thể đáp ứng được khoảng 25 – 26% tổng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng và cơ bản để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật lớn phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh. Để nguồn vốn này triển khai thuận lợi, sớm phát huy hiệu quả, tỉnh cần tích cực phối hợp với các đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án, làm chủ đầu tư triển khai các công việc:

Thỏa thuận dự án, địa điểm đầu tư, giải phóng mặt bằng, thực hiện các công tác hỗ trợ khác.

- Đầu tư từ các doanh nghiệp và dân cư trong nước: Cần có chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn này, đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu dài. Dự báo các doanh nghiệp và tư nhân trong tỉnh sẽ đáp ứng khoảng 15 – 20% tổng số vốn đầu tư, nếu các chính sách thu hút tốt, nguồn vốn này có thể đạt cao hơn lên đến 25 – 30%. Để huy động tốt nguồn vốn này cần:

+ Tiến hành cổ phần hoá, tham gia thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện để huy động thêm nguồn vốn.

+ Thực hiện nghiêm túc Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Khuyến khích tư nhân trong tỉnh thành lập các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

+ Củng cố, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động tốt vốn nhàn rỗi trong dân. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu.

+ Phải hết sức cần kiệm để tạo tích luỹ, huy động mọi tiềm năng về tài nguyên, tài sản của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh sinh lời cho cá nhân và xã hội.

+ Thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, trại...) theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Tạo các điều kiện để các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Vốn đầu tư bên ngoài có một vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngoài không chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, và mở rộng thị trường. Để có thể huy động tốt nguồn vốn này, cần thực hiện các giải pháp sau đây:

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi (cải cách các thủ tục hành chính và công khai các thủ tục hành chính, giá thuê đất và chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, ...) cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu ra nước ngoài và các địa phương khác về các tiềm năng thế mạnh của tỉnh đặc biệt là tiềm năng dầu khí, du lịch, hải sản, kinh tế biển...

+ Xây dựng các dự án có căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình của nhà nước và của các tổ chức quốc tế như: chương trình xoá đói giảm nghèo, nuớc sạch nông thôn, môi trường, y tế, giáo dục...

+ Cần kết hợp nhiều hình thức liên doanh trong đó có cả 100% vốn bên ngoài. Tỉnh cần chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn, và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngoài.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 120)