Đánh giá chung

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 56)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.4. Đánh giá chung

a. Những thuận lợi

- Xét về vị trí địa lý kinh tế cho thấy BR–VT hội tụ nhiều điều kiện để phát triển nhanh và toàn diện nền kinh tế quốc dân của tỉnh. Nằm ở vùng năng động nhất của Việt Nam; gần TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động...; gần Đồng bằng sông Cửu Long và có hệ thống giao thông đường thủy nối liền với khu vực này, nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực thực phẩm, rau quả; nằm ở cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên rất thuận lợi trong vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa; có vị trí ngày càng quan trọng trong các chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS).

- Về điều kiện tự nhiên: có khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa, địa hình tương đối bằng. Đặc biệt có quỹ đất phong phú mà chủ yếu là các đất hình thành trên đá bazan, là loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi của nước ta. Nó rất thích hợp với các loại cây dài ngày có hiệu quả kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả…

- Về tài nguyên khoáng sản cũng là một thế mạnh, trong đó đáng lưu ý là dầu khí, đá xây dựng, cát thủy tinh, nước khoáng, hải sản biển…. Dầu mỏ và khí thiên nhiên có trữ lượng lớn nhất Việt Nam. Các loại tài nguyên khoáng sản khác như đá xây dựng, cát thủy tinh, đá ốp lát tuy có trữ lượng không lớn lắm nhưng đã được thăm dò và nhiều loại đang khai thác cũng là một lợi thế so sánh của tỉnh.

- Có bờ biển dài, một số cửa sông, lòng sông rộng và sâu thuận lợi cho xây dựng một hệ thống cảng đa dạng về quy mô và công dụng. Có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều bãi tắm nổi tiếng, hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt là di tích lịch sử Côn Đảo... Thềm lục địa rộng là lợi thế vô cùng to lớn cho phát triển các

ngành khai thác và chế biến hải sản. Bên cạnh đó BR–VT có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

- Có sẵn cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành dầu khí, du lịch và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Đứng trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tỉnh BR–VT cũng như các địa phương khác trong cả nước đang đứng trước những cơ hội lớn về thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp thu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lí từ các nước có nền kinh tế phát triển.

b. Những khó khăn

- Do nằm gần TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương là các địa phương phát triển rất năng động, có điều kiện cơ sở vật chất khá tốt, có nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút vốn đầu tư, là những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước (nhất là TP. Hồ Chí Minh), nên trong quá trình phát triển tỉnh sẽ phải cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư và nguồn lao động có trình độ cao với các địa phương này.

- Dân số nhìn chung đông đúc, mật độ dân số khá cao, tốc độ tăng dân số cơ học cao. Đó vừa là thuận lợi về lao động, sản xuất và thị trường tiêu thụ, đồng thời nó gây sức ép khá mạnh mẽ đến các vấn đề xã hội, lao động việc làm và môi trường.

- Cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, giá thuê đất còn cao nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Đặc biệt, trên tuyến quốc lộ 51 là tuyến đường huyết mạch nối các khu công nghệp của tỉnh cới các tỉnh khác như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh có nhiều trạm thu phí nên cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong vận chuyển hàng hóa (làm tăng chi phí vận chuyển).

- Lao động tăng thêm hàng năm lớn, chủ yếu là lao động trong khu vực nông thôn, chưa được đào tạo nghề, do vậy giải quyết việc làm cho họ là rất khó khăn.

- Ngoài tài nguyên dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn thì các nguồn tài nguyên khoáng sản khác tuy phong phú về chủng loại nhưng có hạn chế là trữ lượng, phân bố phân tán, nên cũng gây khí khăn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp với quy mô lớn.

- So với TP. Hồ Chí Minh thì BR–VT kém thuận lợi trong việc phát triển các lĩnh vực công nghệ cao và khó khăn hơn trong việc thu hút lao động kỹ thuật cao và thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR - VT 2.2.1. Khái quát chung

2.2.1.1. Quy mô GDP, tốc độ tăng trưởng

Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển của cả nước. Quy mô GDP luôn ở tốp đầu trong 63 tỉnh, thành phố.

Bảng 2.5. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2000 – 2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012

GDP Tỷ đồng, giá thực tế 41.974,5 104.028,5 156.063,0 230.517,0 % so với ĐNB % 29,2 31,4 21,1 19,9 GDP Tỷ đồng, giá so sánh 22.337,1 35.620,0 35.568,8 54.885,0 Tốc độ tăng trưởng GDP % 14,5 13,2 7,3 8,4

GDP/người Triệu đồng 42,0 110,0 154,2 221,3

Nguồn: [2] và [21]

Năm 2012, GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu (kể cả dầu khí) đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố (sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội). GDP/người luôn ở mức cao và đứng đầu cả nước nhờ có ngành dầu khí, từ 42,0 triệu đồng năm 2000 lên 110,0 triệu đồng năm 2005, 154,0 triệu đồng năm 2010 và lên tới 221,0 triệu đồng năm 2012. GDP/người năm 2012 của tỉnh cao gấp 2,9 lần vùng Đông Nam Bộ và gấp 6,0 lần mức trung bình cả nước.

2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu GDP của tỉnh giai đoạn 2000 – 2012 ít có sự biến động, công nghiệp luôn chiếm ưu thế, dao động từ 80 – 85%, khu vực dịch vụ và nông nghiệp – lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ tương ứng ở mức 7,5 – 10% và 2,1 – 4,2%.

Như vậy, hoạt động của công nghiệp và dịch vụ đã chiếm trên 90% GDP và là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh theo ngành và lãnh thổ. Sự chuyển dịch trên theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2000 – 2012 [2]

Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế

Nền kinh tế thị trường ngày một phát triển đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của tỉnh BR–VT đang có sự chuyển dịch tích cực. Khu vực kinh tế nhà nước tăng dần tỉ trọng từ 24,6% (năm 2000) tăng lên 34,23% (năm 2012). Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ 7,3% (năm 2000) lên 17,37% (năm 2012) và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm tỉ trọng từ 68,1% (2000) xuống còn 48,40 (năm 2012).

Bảng 2.6. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của tỉnh BR - VT, giai đoạn 2000 – 2012 (%)

Thành phần kinh tế 2002 2005 2010 2012

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

1. Kinh tế nhà nước 17,0 21,5 35,6 32,6

2. Kinh tế ngoài nhà nước 6,1 5,9 12,6 14,0

3. Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài

76,9 72,6 51,8 53,4

Nguồn: [2]

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành

2.2.2.1. Công nghiệp

a. Khái quát chung

Công nghiệp là ngành chủ đạo của tỉnh BR–VT và đóng góp quan trọng cho công nghiệp của ĐNB cũng như cả nước.

Trong cơ cấu GDP, công nghiệp (cùng với xây dựng) luôn chiếm tỷ trọng cao tuy đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu từ 86,9% năm 2000, xuống 86,6% năm 2010 và 85,9% năm 2012 [2]. Trong cơ cấu GDP, BR–VT đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước. Trong cơ cấu GDP, BR–VT có tỷ trọng công nghiệp ( cùng với xây dựng) cao nhất cả nước, gắn với ngành công nghiệp khai thác dầu khí.

Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng liên tục, với tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2000 – 2005 là 11,0%/năm, giai đoạn 2006 – 2012 là 50%/năm do ảnh hưởng của tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu khí, song về giá trị tuyệt đối vẫn tăng liên tục.

Bảng 2.7. GTSX công nghiệp của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực tế, tỷ đồng) Năm 2000 2005 2010 2012 GTSX 48.224,5 116.063,8 217.195,0 409.231,0 % so với ĐNB 26,2 21,6 19,0 19,0 Thứ bậc trong 63 tỉnh, TP 2 2 3 4 Nguồn: [21]

Năm 2012, với 409.231,0 tỷ đồng, GTSX công nghiệp của tỉnh đứng hàng thứ 4 cả nước (với 8,8%) và của vùng ĐNB (sau TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương).

Năm 2012, toàn tỉnh có 887 doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành công nghiệp, chiếm 19,5% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh với tổng số lao động 95.293 người, chiếm 53,8% lao động trong các doanh nghiệp [2].

Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu trong các đô thị lớn, khu công nghiệp, trong đó thành phố Vũng Tàu chiếm 65,0%, huyện Tân Thành 29,7% và thành phố Bà Rịa là 3,1% giá trị sản xuất [2].

Biểu đồ 2.4. GTSX công nghiệp tỉnh BR–VT phân theo nhóm ngành giai đoạn 2000 – 2012 (%, giá thực tế)

Cơ cấu công nghiệp theo 3 nhóm ngành

Cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh BR–VT tương đối đa dạng và chia thành 3 nhóm ngành: công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến; sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước. Các ngành này đều có xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến.

82 72.5 42.1 44.6 8.7 12.6 46.6 43.1 9.3 14.9 11.3 12.3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2005 2010 2012

Bảng 2.8. GTSX của công nghiệp phân theo nhóm ngành của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012

Nhóm ngành Năm 2000 Năm 2005 2012

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tổng 57.976,7 100,0 146.723,2 100,0 409.231 100,0

Công nghiệp khai

thác 48.801,5 84,2 111.678,5 76,2 182.702 44,6 Công nghiệp chế biến 3.990,6 6,9 12.853,3 8,8 176.221 43,1 Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước 5.184,6 8,9 22.191,4 15 49.175 12,3 Nguồn: [2]

Cơ cấu công nghiệp phân theo 3 nhóm ngành lớn của tỉnh BR–VT đang có sự chuyển dịch. GTSX của ngành công nghiệp khai thác đang có xu hướng giảm từ 48.801,5 tỷ đồng năm 2000 xuống còn 182.702 tỷ đồng năm 2012, tỷ trọng trong cơ cấu ngành cũng giảm từ 84,2% xuống còn 44,6% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba nhóm ngành.

GTSX của ngành công nghiệp chế biến có sự tăng trưởng nhanh chóng từ 3.990,6 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 176.221 tỷ đồng năm 2012, tỷ trọng trong cơ cấu ngành cũng tăng lên nhanh chóng từ 6,9% tăng lên 43,1%.

GTSX của ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước tăng từ 5.184,6 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 49.175 tỷ đồng năm 2012, tỷ trọng trong cơ cấu ngành cũng tăng từ 8,9% lên 12,3%, nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 nhóm ngành của tỉnh BR– VT.

Như vậy trong giai đoạn 2000 – 2012 công nghiệp của tỉnh đã có những thay đổi cơ bản về cơ cấu sản xuất công nghiệp, có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ công nghiệp khai thác sang công nghiệp chế biến.

BR–VT có một cơ cấu ngành công nghiệp phong phú với sự có mặt của nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất kim loại, sản xuất điện, cơ khí, điện, hóa chất, thực phẩm và đồ uống..., công nghệ sản xuất ngày càng được trang bị hiện đại, đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, xuất khẩu và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Trong cơ cấu công nghiệp theo 3 nhóm ngành, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác khá cao, tuy đang có xu hướng giảm dần do vai trò của công nghiệp dầu khí.

Năm 2012, với tỷ trọng 44,6% của nhóm ngành khai thác (riêng khai thác dầu khí là 44,3%), cao nhất cả nước, gấp 5,2 lần (cả nước nhóm ngành khai thác là 8,5%).

GTSX công nghiệp theo ngành:đã có sự thay đổi về cơ cấu mặc dù giá trị tuyệt

đối vẫn tăng hàng năm.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2000 – 2012 (%) [2]

Tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác dầu khí trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh giai đoạn 2000 – 2012 luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm tương đối từ 81,8% năm 2000 xuống còn 44,3% năm 2012. Qua đó cho thấy mức độ phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí đang giảm dần và các ngành công nghiệp khác đang có sự

chuyển biến lớn, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh BR–VT. Chuyển dần từ khai thác sản phẩm thô sang chế biến sâu: chế biến khí phục vụ tiêu dùng, sử dụng khí đốt để sản xuất phân đạm, sản xuất điện, nung gạch, sản xuất thép…đem lại giá trị cao.

Tỷ trọng của ngành công nghiệp sản xuất kim loại, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp cơ khí, công nghiệp thực phẩm – đồ uống tăng lên nhanh chóng.

Ngành công nghiệp sản xuất kim loại trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đạt được tốc độ tăng trưởng GTSX cao giai đoạn 2000 – 2005 là 1,4%, giai đoạn 2006 – 2010 là 21,58%, nhờ vào tốc độ tăng trưởng này mà tỷ trọng của ngành công nghiệp sản xuất kim loại không ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ chiếm 1,9% năm 2000 tăng lên 17,7% năm 2012.

Ngành công nghiệp sản xuất điện trong giai đoạn 2000 – 2012 cũng tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh từ 9,2% năm 2000 tăng lên 12% năm 2012, điều này đã đem lại lợi thế rất lớn cho tỉnh BR–VT so với các tỉnh khác trong vùng, vì muốn thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH bao giờ ngành điện cũng phải đi trước một bước tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa tự động hóa vào trong sản xuất công nghiệp.

Ngành công nghiệp cơ khí có sự tăng trưởng nhanh giai đoạn 2000 – 2005 là 27,02%, giai đoạn 2006 – 2010 là 71,82% và tỷ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp từ 0,5% năm 2000 tăng lên 7,3% năm 2012. Hiện nay ngành cơ khí chế tạo đã đóng góp một số sản phẩm chính, có giá trị cao cho tỉnh, một số chuyên ngành cơ khí mà tỉnh có lợi thế như sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, dịch vụ thăm dò và khai thác dầu khí, dịch vụ cảng biển cũng phát triển rất nhanh chóng.

Ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống chiếm tỷ trọng ngày càng tăng lên trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh từ 2,6% năm 2000 lên 6,9% năm 2012. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển chung của tỉnh, khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của tỉnh, do thuận lợi về nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguồn nguyên liệu từ thủy sản, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm…

b. Các ngành công nghiệp chủ yếu

- Công nghiệp dầu khí: là ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu không chỉ

của tỉnh BR–VT, vùng ĐNB mà của cả nước. Ngành này đóng góp tới 59,0% nguồn thu ngân sách của tỉnh, 52,3% thu ngân sách của cả nước và chiếm tới 44,3% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2012 [2], [21].

Với sự tham gia, hợp tác liên doanh của nhiều tập đoàn, Công Ty dầu khí lớn trên thế giới, ngành công nghiệp dầu khí đã phát triển mạnh mẽ. Năm 2012 tỉnh đã đầu tư cho ngành này 10% vốn đầu tư thực hiện toàn tỉnh. Tỉnh đã ký 03 hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí với các đối tác nước ngoài trị giá hơn 4,5 tỷ USD.

- Một số tổng Công Ty – đối tác liên doanh dầu khí trên địa bàn tỉnh như: + Tổng Công Ty dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam)

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)