Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ cho cấp tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 27)

6. Cấu trúc của đề tài

1.1.3.Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ cho cấp tỉnh

cấp tỉnh

1.1.3.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành

- Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được rạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ở một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Chỉ tiêu này còn dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên

cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất. Ngoài ra còn dùng để đánh gia trình độ phát triển và mức sống của con người.

- Giá trị sản xuất: là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Đây là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế của từng ngành theo từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế.

- GDP bình quân đầu người: GNI/đầu người và GDP/đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tống số dân ở một thời điểm nhất định. Chỉ số GNI/người và GDP/người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống.

- Cơ cấu kinh tế: Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cũng như quyết định đến sự phát triển xã hội.

+ Góc độ ngành: Ở góc độ ngành được chia thành các nhóm ngành: Nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực I); công nghiệp, xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III). Cơ cấu kinh tế theo ngành phản ánh số lượng, vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.

+ Góc độ lãnh thổ: Cho thấy cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ, phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực KT – XH của các vùng phục vụ cho mục đích phát triển nền kinh tế. Mỗi cấp lãnh thổ đều có cơ cấu kinh tế lãnh thổ của nó. Nếu được tổ chức, các mối quan hệ giữa các cấp phân vị lãnh thổ sẽ tạo nên mối quan hệ ngang rất chặt chẽ đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động trong mỗi lãnh thổ và giữa các lãnh thổ thống nhất, cân đối hài hòa để phát triển một cách nhịp nhàng, có hiệu quả.

- Tốc độ tăng GDP: Đây là một tiêu chí dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sử dụng tốc độ tăng GDP hằng năm theo giá so sánh trong việc đánh giá mức độ hoàn thành chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội từng giai đoạn cụ thể, đồng thời so sánh sự phát triển giữa các địa phương với nhau.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên ba mặt biểu hiện của cơ cấu kinh tế, đó là cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng – lãnh thổ kinh tế. Nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế – xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của một nền kinh tế.

1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo lãnh thổ (các hình thức

tổ chức lãnh thổ)

a. Theo ngành

- Nông nghiệp

+ Nông hộ: đã có và tồn tại từ rất lâu, nó gắn liền với sự phát triển của xã hội

loài người và trải qua với nhiều hình thức khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp kinh tế nông hộ là loại hình thức phát triển từ thấp đến cao, từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Sự phát triển kinh tế nông hộ sẽ cho thấy được mức độ tập trung của các khu vực sản xuất nông nghiệp theo quy mô từng hộ gia đình.

+ Trang trại

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Thông qua đó có thể thấy được sự tích tụ ruộng đất và phân công lao động theo lãnh thổ, sự phân bố các cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp, trình độ phát triển nông nghiệp nông thôn.

+ Vùng chuyên canh: việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp cho

phép khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu, nước), điều kiện KT – XH khác nhau giữa các vùng. Điều này tạo động lực tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển KT – XH ở nông thôn.

- Công nghiệp

+ Điểm công nghiệp: Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm một

hoặc hai, ba xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu. Các xí nghiệp này phân bố lẻ tẻ, nằm cùng với một điểm dân cư, phân công lao động theo

lãnh thổ, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh. Đây là hình thức tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ ở cấp nhỏ nhất.

+ Cụm CN: Cụm công nghiệp được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1, CCN chủ

yếu gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất các sản phẩm giống nhay hoặc có liên quan đến nhau trong một khu vực địa lý nhất định. Nhóm 2, CCN gồm có một hoặc một số doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp thầu phụ, nhà cung cấp cho một hoặc một số doanh nghiệp lớn đó. Nhóm 3, CCN có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp – tổ chức nghiên cứu, giáo dục – chính phủ. Các CCN đã góp phần tăng cường kinh tế địa phương và đô thị hóa. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên lết sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất. Đây là một tiêu chí để đánh giá sự tập trung theo lãnh thổ của các doanh nghiệp, sự liên kết hợp tác và lợi ích chung của các doanh nghiệp đem lại trong cùng lãnh thổ.

+ Khu CN: là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng

trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, kết cấu hạ tầng xã hội… để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các Doanh nghiệp công nghiệp và các Doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh. KCN là hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh trình độ sản xuất công nghiệp, hướng chuyên môn hóa, sự tập trung về cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư trên một phạm vi lãnh thổ.

+ TTCN: là các đô thị vừa và lớn, công nghiệp là ngành chủ chốt và là ngành

chuyên môn hóa của đô thị này. Trung tâm công nghiệp bao gồm các khu công nghiệp và nhiều xí nghiệp thuộc vài ngành có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật và quy trình công nghệ. Nhóm xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân) là bộ khung của trung tâm công nghiệp thường gồm một số xí nghiệp lớn và cũng có thể là một xí nghiệp liên hợp. Hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp do nhóm xí nghiệp này quyết định. Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở mức cao, đánh giá quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ.

- Nội thương

+ Chợ: là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương nghiệp xã hội. Hệ thống chợ là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ trao đổi hàng hóa, phát triển thị trường và phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân địa phương, nhất là ở các vùng nông thôn.

+ Siêu thị: Nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa

sản xuất và tiêu dùng. Siêu thị là một trong những mắt xích chính của quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội đảm bảo cho quá trình này diễn ra thông suốt và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội chung. Thông qua hệ thống siêu thị có thể đánh giá được thị trường nội địa, sức mua của người dân, tính chuyên môn hóa trong sản xuất và lưu thông sản phẩm, trình độ phát triển của ngành thương mại.

- Du lịch

+ Điểm du lịch: Là những nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu

tham quan của khách du lịch. Thông qua điểm du lịch có thể đánh giá về kết cấu hạ tầng, giao thông và dịch vụ du lịch, khả năng đáp ứng số lượt khách tham quan trong năm.

+ Khu du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên

du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về KT – XH và môi trường. Khu du lịch thường phản ánh sự tập trung của cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở lưu trú phục vụ cho du lịch, kết cấu hạ tầng đồng bộ, khả năng thu hút khách du lịch…

b. Theo không gian

- Tiểu vùng kinh tế: Với tư cách là một hình thức tổ chức lãnh thổ KT – XH

được định hình dựa vào các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, KT – XH và dân cư của bản thân lãnh thổ đó đặt trong mối liên hệ về không gian với các lãnh thổ khác. Đây là địa bàn có quy mô diện tích và dân số nhỏ. Việc hình thành các tiểu vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội vùng, liên kết với tiềm lực ngoại vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và tính bền vững.

Cơ sở hình thành và phát triển vùng là các yếu tố tạo vùng, trong đó yếu tố tiền đề là phân công lao động theo lãnh thổ. Sự phân công lao động theo ngành đã kéo theo

quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Yếu tố phân công lao động theo lãnh thổ là yếu tố lý giải quá trình tạo vùng.

Thông qua các tiểu vùng kinh tế, có thể thấy được các hoạt động kinh tế tiêu biểu, hướng chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở phân công lao động theo lãnh thổ.

- Trung tâm kinh tế: Trong quá trình phát triên của một địa phương, theo không

gian thường hình thành nên các trung tâm kinh tế, các trung tâm kinh tế này gắn liền với các thành phố lớn của một địa phương. Thành phố là một trung tâm cho tất cả các điểm dân cư khác của vùng, đảm bảo cho chúng về các hàng hóa của trung tâm. Các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp, từ cao tới thấp.

Các trung tâm kinh tế thường là nơi thu hút được nhiều đầu tư về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, nguồn vốn để phát triển. Dựa vào trung tâm kinh tế của một địa phương có thể tìm hiểu được mức độ thu hút và ảnh hưởng của nó đến các khu vực lân cận, xác định được bán kính vùng tiêu thụ, giới hạn thị trường và tốc độ phát triển kinh tế theo không gian lãnh thổ.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 27)