Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 123)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh và đó cũng chính là chiến lược về con người. Để phát triển nguồn nhân lực phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ qua lại lẫn nhau trên cả 3 mặt chủ yếu sau: Giáo dục đào tạo con người; Sử dụng con người; Tạo việc làm.

Giáo dục đào tạo con người bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp; Đào tạo nhân lực: bao gồm giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, tái đào tạo nguồn nhân lực hiện có. Sử dụng con người, và tạo việc làm: là bố trí việc làm phù hợp với khả năng nhằm mang lại năng suất lao động, hiệu quả công việc cao nhất.

Dự báo trong giai đoạn 2006 – 2020, trung bình mỗi năm tỉnh có khoảng 15.000 người bước vào tuổi lao động. Về mặt số lượng lực lượng lao động tăng thêm đủ để cân đối cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh theo các mục tiêu quy hoạch. Vấn đề cần quan tâm là chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực. Về cơ bản trong giai đoạn từ nay đến 2020 lực lượng lao động tăng thêm của tỉnh có một mặt bằng kiến thức phổ thông cao, chỉ cần đào tạo thêm cho họ về chuyên môn, tay nghề là họ có thể tiếp cận được với công việc.

Để thực hiện tốt các mục tiêu quy hoạch đặt ra, trong giai đoạn từ nay đến 2020 chiến lược con người của tỉnh cần thực hiện theo các hướng sau:

+ Tạo điều kiện để tiếp nhận các nhà quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học, công nhân có tay nghề cao, lao động có kinh nghiệm... đến sinh sống và lao động tại tỉnh.

Từ nay đến 2020, tỉnh khó có thể đào tạo được lực lượng lao động này. Các ngành nghề cần ưu tiên tiếp nhận lao động ngoài tỉnh là: khai thác hải sản xa bờ, công nghiệp dầu khí, công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao.

+ Cần dành một nguồn lực thích đáng để đầu tư tập trung vào một số khâu, lĩnh vực giáo dục đào tạo cần thiết; có chính sách thu học phí và huy động sự đóng góp của những người sử dụng sức lao động được đào tạo theo nguyên tắc ai bỏ chi phí đào tạo thì được quyền sử dụng.

+ Có chính sách cấp học bổng cho những người nghèo có năng lực học tốt, cho các đối tượng được hưởng các chính sách xã hội; Phân cấp giáo dục, xây dựng quan hệ thường xuyên với các cơ quan quản lý nhân lực, việc làm, tăng cường hợp tác với các tỉnh trong cả nước trên lĩnh vực đào tạo.

+ Khuyến khích xã hội hoá giáo dục – đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đào tạo nâng cao lực lượng lao động của mình. Mô hình tự đào tạo của VIETSOVPETRO cần được khuyếch trương.

Chuẩn bị đồng bộ giữa các loại cán bộ: cán bộ quản trị kinh doanh, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng công nhân lành nghề.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và dịch vụ để tạo thêm việc làm. Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động.

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện luật lao động. Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, trợ cấp xã hội, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.

Giải pháp cơ bản từ nay đến 2020 là phải đầu tư hoàn chỉnh 1 trường công nhân kỹ thuật ở Tân Thành, trường dạy nghề ở Long Đất, và trường cao đẳng cộng đồng ở Vũng Tàu, trường Trung học kinh tế – kỹ thuật của Tỉnh với trang thiết bị và điều kiện giảng dạy hiện đại. Quy hoạch bố trí mặt bằng để kiến nghị với Trung ương cùng phối hợp với Tỉnh triển khai xây dựng Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao tại Tỉnh theo như quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã xác định.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động các nguồn vốn khác để phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh như: Xây dựng trường Đại học Dân lập và các

trường đại học ngoài công lập khác; tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trong nước và cả nước ngoài đặt cơ sở, chi nhánh tại Tỉnh; khuyến khích phát triển một số trường trung cấp, trường dạy nghề ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường các hoạt động liên kết trong đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong nước và quốc tế để tổ chức các lớp đào tạo ngay tại Tỉnh nhằm để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Triển khai các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho chiến lược phát triển dài hạn.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 123)