Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 33)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.2.Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở vùng Đông Nam Bộ

Long) và 4 vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long). Ngoài ra ở mỗi ngành lại có những hình thức tổ chức lãnh thổ tương ứng như công nghiệp (điểm, cụm, khu, trung tâm công nghiệp), nông nghiệp (vùng chuyên canh, trang trại, hợp tác xã)…. Với đa dạng các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế, đã giúp cho nước ta có thể phát huy được thế mạnh của từng khu vực, từng vùng miền, đem lại hiệu quả kinh tế và hội nhập với các nước dễ dàng hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.

1.2.2. Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở vùng Đông Nam Bộ Nam Bộ

Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng kinh tế của cả nước, có diện tích 23605,2 km2, chiếm gần 7,2% diện tích đất tự nhiên của cả nước, dân số là 14566,5 nghìn người, chiếm khoảng 16,7% dân số cả nước (năm 2010). Đông Nam Bộ gồm: TP. Hồ Chí Minh, đô thị loại đặc biệt, thành phố trực thuộc Trung ương và 5 tỉnh là Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, BR–VT.

Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất và có những đóng góp quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của vùng tăng nhanh và liên tục từ 143722 tỉ đồng (giá thực tế) năm 2000 lên 331523 tỉ đồng năm 2005 và đạt 739440 tỉ đồng năm 2010. So với năm 2000, GDP đã tăng gấp 5,1 lần. Hàng năm vùng đã đóng góp rất lớn vào GDP của cả nước với 33,3% năm 2010, gấp 1,4 lần Đồng bằng sông Hồng, gấp 2,0 lần Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 4,2 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ và 8,9 lần Tây Nguyên. GDP bình quân đầu người của vùng tăng liên tục, từ 13,6 triệu đồng năm 2000 lên 26,8 triệu

đồng năm 2005 và đạt 50,8 triệu đồng năm 2010. Mức thu nhập này là cao nhất cả nước, cao gấp 2,2 lần mức trung bình cả nước. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước với các loại cây chính như: cao su, cà phê, tiêu, điều…đem lại giá trị kinh tế rất cao cho vùng.

Cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng trong giai đoạn 1995 – 2010 có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản thấp và vẫn tiếp tục giảm. Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng liên tục và đứng đầu trong 3 khu vực kinh tế của vùng. Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tuy cao, nhưng không ổn định.

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của vùng có sự chênh lệch rõ rệt giữa các tỉnh, thành phố. Năm 2010, TP. Hồ Chí Minh chiếm 56,0% GDP toàn vùng và hơn 20% GDP của cả nước tiếp đến là tỉnh BR–VT chiếm 20,4% GDP toàn vùng, tỉnh Đồng Nai với 10,3%, tỉnh Bình Dương với 6,6%. Hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước chỉ chiếm có 6,7% GDP toàn vùng do nền kinh tế chậm phát triển hơn và mới gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ (54,2% năm 2010). Các tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn dầu mỏ và khí đốt, các loại khoáng sản vật liệu xây dựng, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

Công nghiệp của vùng có vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của cả nước và trong toàn bộ nền kinh tế của vùng, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng liên tục từ 191.914,0 tỉ đồng (giá thực tế) năm 2000 lên 1.483.036,3 tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp 7,7 lần và chiếm 50,0% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước).

Về cơ cấu công nghiệp theo 3 nhóm ngành lớn, ưu thế thuộc về nhóm ngành công nghiệp chế biến với 87,9% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (năm 2010) với các ngành chủ chốt là thực phẩm – đồ uống, hóa chất, dệt – may, da – giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử – tin học; công nghiệp khai thác dầu (dầu thô và khí tự nhiên) chiếm 7,5%; nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước chỉ chiếm 4,6%. Đông

Nam Bộ là vùng có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài.

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp tuyệt đối vẫn tăng 1,7 lần. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước trong giai đoạn nói trên tăng tỉ trọng.

Ngành dịch vụ chiếm 39,8% GDP toàn vùng năm 2010, đứng thứ hai sau công nghiệp – xây dựng. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu là thương mại, giao thông vận tải, du lịch và các hoạt động tài chính, ngân hàng… Có các trung tâm công nghiệp lớn như TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ phát triển nhất cả nước và cũng là trung tâm dịch vụ tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

Có thể nói Đông Nam Bộ là một vùng giàu tiềm năng để phát triển một cơ cấu ngành đa dạng. Vì vậy trong những năm tới đây vùng đang có những chính sách huy động các nguồn lực trong và ngoài vùng nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tiểu kết chương 1

Dựa trên cơ sở tổng quan nghiên cứu về phát triển kinh tế của nhiều tác giả ở Việt Nam, nội dung chương 1 đã đưa ra những khái niệm và những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

Bên cạnh đó cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Dựa vào những chỉ tiêu này để phân tích thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ của tỉnh BR–VT. Tìm hiểu được khái quát về sự phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở Việt Nam và vùng ĐNB, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích, so sánh sự phát triển của tỉnh với vùng ĐNB và cả nước.

Những kết quả nghiên cứu trong chương này là tiền đề lý thuyết quan trọng trong quá trình nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT.

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ

Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 33)