Thực trạng các hình thức tổ chức theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 88)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Thực trạng các hình thức tổ chức theo lãnh thổ

2.2.3.1. Theo ngành

Sự ra đời và tồn tại của các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh BR–VT đã tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng và khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH của địa phương.

a. Về nông nghiệp

Ở nước ta, với sự phát triển của nền sản xuất và khoa học công nghệ, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã ra đời và tồn tại. Đối với tỉnh BR–VT, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã góp phần mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.

Nông hộ

Hiện nay BR–VT có khoảng 62.550 hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (chiếm 58,8% số hộ nông thôn). Trên thực tế, kinh tế hộ nông dân ở tỉnh nói chung và ở các địa phương có tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và đô thị (Tân Thành, TP. Bà Rịa, TP. Vũng Tàu) giảm đáng kể về số lượng và quy mô sản xuất do chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn. Là cơ sở đảm bảo cho kinh tế hợp tác tồn tại và thúc đẩy kinh tế nông thôn của tỉnh chuyển dần sang sản xuất hàng hóa.

Trang trại

Kinh tế trang trại ở BR–VT phát triển khá sớm. Đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp (đặc biệt là lao động nông nhàn), chiếm 4,3% tổng số lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp và đóng 21,87% giá trị sản xuất nông

nghiệp cho địa phương, góp phần hình thành các vùng chuyên canh: cà phê, điều, cao su và tiêu.

Bảng 2.28. Số trang trại phân ngành hoạt động và phân theo đơn vị hành chính của tỉnh BR–VT, năm 2012 Tổng số Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trồng cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại nuôi trồng thủy sản Toàn tỉnh 233 1 65 146 18 TP. Vũng Tàu 8 0 0 3 4 TP. Bà Rịa 127 0 52 74 0 Huyện Tân Thành 25 0 0 25 0 Huyện Châu Đức 1 0 0 1 0 Huyện Long Điền 8 0 0 3 4 Huyện Đất Đỏ 64 1 13 40 10 Huyện Xuyên Mộc 0 0 0 0 0

Huyện Côn Đảo 0 0 0 0 0

Nguồn: [2]

Trên địa bàn tỉnh BR–VT thì các trang trại tập trung cao nhất là ở TP. Bà Rịa, huyện Đất Đỏ, huyện Tân Thành đây là những nơi có diện tích tương đối lớn trong tỉnh nên có điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại.

Năm 2012 trên địa bàn tỉnh có 233 trang trại. Chăn nuôi heo, gà với qui mô trang trại tiếp tục phát triển mạnh, đến nay chăn nuôi gà trang trại chiếm khoảng 51,1% tổng đàn (trên địa bàn tỉnh có 82 trang trại chăn nuôi gia cầm với số lượng 1.694.900 con, hình thức chăn nuôi gia công chiếm 19% chăn nuôi trang trại); chăn nuôi heo trang trại chiếm khoảng 46,8% tổng đàn (trên địa bàn tỉnh có 143 trang trại chăn nuôi heo với số lượng 165.384 con, hình thức chăn nuôi gia công chiếm 78% chăn nuôi trang trại).

Trong cơ cấu trang trại phân theo ngành hoạt động, trang trại chăn nuôi có số lượng nhiều nhất 146 trang trại (chiếm 63% số lượng trang trại của toàn tỉnh), đứng thứ hai là trang trại trồng cây lâu năm 65 trang trại (chiếm 28% số lượng trang trại của toàn tỉnh), trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 7,7% số lượng trang trại, còn trang trại cây hàng năm chỉ có 1 trang trại và được phân bố ở huyện Đất Đỏ.

Để có thể phát triển kinh tế trang trại ngoài những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, còn đòi hỏi các hộ sản xuất phải có vốn đầu tư tương đối lớn, bình quân 1 trang trại phải đầu tư 284 triệu đồng. Các trang trại của tỉnh chuyên trồng cao su, trồng rừng, trồng cây ăn quả… vì điều kiện đất đai, thị trường, cũng như những kinh nghiệm mang tính truyền thống trồng cao su, tiêu, điều và cây ăn trái có khối lượng lớn, có uy tín với thị trường trong nước và thế giới.

Vùng chuyên canh

Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều và hồ tiêu); vùng chuyên canh cây ăn quả (nhãn, bưởi, xoài, chôm chôm, mãng cầu và quýt) vùng chuyên canh cây lương thực (lúa và ngô), được xác định là những cây trồng chính của tỉnh BR–VT.

- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm

+ Vùng chuyên canh cao su: BR–VT là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng cây cao su, là tỉnh có diện tích và sản lượng cao su đứng thứ 3 trong vùng ĐNB. Diện tích trồng cây cao su của tỉnh đạt 23.645 ha, chiếm 40,2% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của tỉnh.

Cao su được trồng tập trung ở hai huyện Xuyên Mộc và Châu Đức. Đây là những huyện nằm ở phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cao su. Tổng diện tích thu hoạch của 2 huyện này chiếm 95,4% diện tích thu hoạch cao su của tỉnh (2012).

+ Vùng chuyên canh điều:Cây điều vừa là cây lấy hạt cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bổ dưỡng, vừa là loại cây trồng có tác dụng phủ xanh, bảo vệ môi trường, đồng thời là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến gỗ.

Cây điều là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị rất lớn cho tỉnh BR–VT, cây điều được trồng chủ yếu ở các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân

Thành, 3 huyện này chiếm 96,7% diện tích thu hoạch điều của tỉnh (2012).

+ Vùng chuyên canh cà phê: tỉnh BR–VT có điều kiện tự nhiên thích hợp cho trồng cà phê, nhưng so với các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên thì diện tích cà phê của tỉnh BR–VT không nhiều, chỉ chiếm 3,3% diện tích cà phê của cả nước. Đây là một trong những cây trồng trong những năm gần đây có xu hướng giảm diện tích rất nhanh trên địa bàn tỉnh. Được trồng chủ yếu ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành. Ba địa phương này chiếm 99,7% diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh.

- Vùng chuyên canh cây ăn quả:

Năm 2012 cây ăn trái chiếm 7,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 12,8% giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm. Trong đó nhãn, bưởi, xoài, chôm chôm, mãng cầu và quýt là những cây ăn quả chủ lực của tỉnh BR–VT, chiếm 70,4% giá trị sản xuất của tất cả các loại cây ăn quả của tỉnh và được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Thành, Xuyên Mộc, Châu Đức và TP. Bà Rịa.

- Vùng chuyên canh cây lương thực:

Lương thực là cây trồng chính trong nhóm cây hàng năm của tỉnh BR–VT, chiếm 15,8% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và 39,9% giá trị sản xuất của cây hàng năm [2].

+ Vùng chuyên canh lúa: Lúa là cây lương thực chính của địa phương với diện tích gieo trồng lúa năm 2012 là 24.149 ha, chiếm 59,8% diện tích đất trồng cây hàng năm [2]. Đất trồng lúa nước phân bố chủ yếu ở các huyện Đất Đỏ (8.164 ha), Châu Đức (5.425 ha), TP. Bà Rịa (3.186 ha), Xuyên Mộc (3.149 ha). Các địa phương này chiếm 82,5% diện tích trồng lúa và 81,5% sản lượng lúa cả năm của tỉnh.

+ Vùng chuyên canh ngô: Ngô là cây lương thực có hạt đứng thứ 2 sau cây lúa và chiếm 40,2% diện tích cây lương thực có hạt của tỉnh. Năm 2012 tổng diện tích ngô đạt 16.228 ha và sản lượng đạt 68.588 tấn. Trong đó vùng trồng ngô lớn tập trung của tỉnh là huyện Xuyên Mộc và Đất Đỏ (chiếm xấp xỉ 50% diện tích và sản lượng ngô của cả tỉnh).

b. Về công nghiệp

Tỉnh BR–VT có các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu cụm công nghiệp, KCN và trung tâm công nghiệp. Trong đó nổi bật lên là khu công nghiệp và

trung tâm công nghiệp.

- Khu công nghiệp

BR–VT là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, Bình Thuận ở phía Đông và biển Đông ở phía Nam. Nằm ở vị trí đặc biệt thuận lợi, là cửa ngõ hướng ra biển Đông tạo cho tỉnh có nhiều tiềm năng về khai thác dầu khí, cảng biển, du lịch và phát triển các khu công nghiệp.

Theo Quyết định số 519/TTg ngày 06/8/1996, Quyết định số 742/TTg ngày 06/10/1996 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh BR–VT thời kỳ 1996 – 2010, trên địa bàn tỉnh có 9 KCN với tổng diện tích là 4.703 ha gồm:

- KCN Mỹ Xuân 1.231 ha (nay là KCN Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1 – Đại Dương).

- KCN Phú Mỹ I diện tích 954,4 ha - KCN Phú Mỹ II diện tích 622 ha. - KCN Long Hương 600 ha.

- KCN Long Sơn 400 ha. - KCN Đông Xuyên 160,68 ha

- KCN Phước Thắng 135 ha (đã xóa quy hoạch).

- KCN Bắc Vũng Tàu diện tích 400 ha (nay là KCN Cái Mép, KCN Phú Mỹ 3) - KCN Ngãi Giao diện tích 200 ha (nay là KCN Châu Đức, KCN Đất Đỏ)

Bắt đầu từ năm 1996 với 2 KCN đầu tiên được thành lập là Mỹ Xuân A và Đông Xuyên, đến nay địa bàn tỉnh đã có 14 KCN được Thủ tướng Chính Phủ cho phép thành lập với diện tích là 8.801,58 ha, chi tiết như sau:

Bảng 2.29. Các khu công nghiệp của tỉnh BR–VT, năm 2012 [2]

STT Tên KCN Địa điểm Diện tích

(ha)

Vốn ĐT (tỷ đồng)

Năm thành lập

1. Đông Xuyên TP. Vũng Tàu 160,87 352,36 09/9/1996

2. Phú Mỹ I H. Tân Thành 959,38 1.798,70 02/4/1998 3. Mỹ Xuân A H. Tân Thành 302,40 313,60 22/5/1996 4. Mỹ Xuân A2 H. Tân Thành 422,22 552,60 22/5/2001 5. Mỹ Xuân B1– Conac H. Tân Thành 227,14 310,27 14/4/1998 6. Cái Mép H. Tân Thành 670 1.502,75 10/5/2002 7. Phú Mỹ II H. Tân Thành 1023,6 2.009,14 29/6/2005 8. Mỹ Xuân B1–Tiến Hùng. H. Tân Thành 200 390,32 18/5/2006 9. Mỹ Xuân B1–Đại Dương H. Tân Thành 145,7 265,70 01/12/2006 10. Phú Mỹ III H. Tân Thành 993,81 5.481,51 21/12/2007

11. Long Sơn TP. Vũng Tàu 1250 3.309,00 09/7/2008

12. Châu Đức H. Châu Đức 1550.24 2.818,00 16/10/2008

13. Đất Đỏ I H. Đất Đỏ 496,22 789.56 07/9/2009

14. Long Hương H. Tân Thành 400 1.599 24/12/2009

TỔNG CỘNG 8.801,58 21.492,42

Hầu hết các KCN đã được thành lập có vị trí nằm liền kề với các sông lớn, thuận tiện trong chuyên chở hàng hoá bằng đường thủy như KCN Đông Xuyên thuộc địa bàn thành phố Vũng Tàu có sông Dinh là ranh giới của KCN, phù hợp với khả năng phát triển hệ thống cảng từ 10.000 tấn trở xuống. Các KCN còn lại thuộc địa bàn huyện Tân Thành nằm liền kề với sông Thị Vải có khả năng đón tàu có trọng tải từ 30.000 đến

80.000 tấn. Việc bố trí, quy hoạch kề cận với hệ thống cảng đã tạo cho các KCN tỉnh có được lợi thế nhất định so với các KCN khác trong vùng về phát triển công nghiệp nặng. Do tận dụng được các tiện ích hạ tầng từ hệ thống cảng biển nước sâu (nhóm cảng biển số 5) được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 791/QĐ–TTg ngày 12–8–2005 về Quy hoạch chi tiết phát triển nhóm cảng biển khu vực TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BR–VT. Những năm qua, BR–VT đã thu hút các tập đoàn đầu tư và khai thác cảng biển lớn của thế giới vào đầu tư như: Hutchison Port Holding (Hong Kong – Trung Quốc), PSA (Singapore), SSA (Mỹ)…Việc đưa vào khai thác cảng container SP– PSA và Tân Cảng – Cái Mép thời gian vừa qua có ý nghĩa quan trọng, khẳng định vai trò và vị trí cảng biển nước sâu của Việt Nam trên trường quốc tế. Hàng hóa từ Việt Nam có thể được vận chuyển trực tiếp đến các nước châu Âu, Mỹ mà không phải trung chuyển qua các cảng trung gian ở Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhờ đó, thời gian vận chuyển nhanh hơn và không tốn chi phí trung chuyển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hệ thống cảng nước sâu đi vào hoạt động làm cho vị thế cạnh tranh và sức hấp dẫn đầu tư của BR–VT được nâng lên. Nhiều dự án sản xuất công nghiệp cũng được tăng tốc đầu tư vào các KCN tỉnh để tận dụng lợi thế cảng nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các khu công nghiệp của tỉnh BR–VT đã tạo nên những cơ hội lớn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong những thành công rất lớn mà các khu công nghiệp đã đạt được, tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, bổ sung nguồn thu ngân sách.

Hiện nay tổng số dự án đầu tư được cấp phép còn hiệu lực tại 14 KCN là 229 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14,812 tỷ USD. Bao gồm: Đầu tư trong nước: 114 dự án, vốn đầu tư 34.856 tỷ đồng và 1.561 triệu USD (tổng quy đổi 3,741 tỷ USD). Đầu tư nước ngoài: 115 dự án, vốn đầu tư là 11,071 tỷ USD. Tổng diện tích đất thuê là 2.165 ha, đạt tỉ lệ lấp đầy là 36,64%.

Đến nay, các KCN đi vào hoạt động đã đầu tư hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với giá trị đạt 5.164,68 tỷ đồng, tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới và tác

động mạnh đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Các nguồn vốn tham gia đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp rất đa dạng, như các nguồn vốn tham gia của các chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp tư nhân. Các nguồn vốn đó đã tạo nên một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho công tác triển khai xây dựng và hoạt động của các dự án thứ cấp. Đặc biệt là sự chuyển đổi chủ đầu tư khu công nghiệp Đông Xuyên và Phú Mỹ I từ doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh sang mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, trực tiếp quản lý, khai thác và dùng vốn ngân sách đầu tư hạ tầng, kết quả đã đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút đầu tư lấp đầy 2 khu công nghiệp này. Hiệu quả từ mô hình đầu tư hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách đã tác động, kích thích các nhà đầu tư hạ tầng sử dụng các nguồn vốn khác tham gia đầu tư hạ tầng tại các khu công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hiệu quả phát triển các khu công nghiệp đã cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Hiện nay, các khu công nghiệp thu hút 32.200 lao động làm việc trong đó có 750 lao động nước ngoài, 31.450 lao động trong nước.

Hầu hết các KCN đã được thành lập có vị trí nằm liền kề với các sông lớn, thuận tiện trong chuyên chở hàng hoá bằng đường thủy như KCN Đông Xuyên thuộc địa bàn thành phố Vũng Tàu có sông Dinh là ranh giới của KCN, phù hợp với khả năng phát triển hệ thống cảng từ 10.000 tấn trở xuống. Các KCN còn lại thuộc địa bàn huyện Tân Thành nằm liền kề với sông Thị Vải có khả năng đón tàu có trọng tải từ 30.000 đến 80.000 tấn. Việc bố trí, quy hoạch kề cận với hệ thống cảng đã tạo cho các KCN tỉnh có được lợi thế nhất định so với các KCN khác trong vùng về phát triển công nghiệp nặng. Do tận dụng được các tiện ích hạ tầng từ hệ thống cảng biển nước sâu (nhóm cảng biển số 5) được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 791/QĐ–TTg ngày 12–8–2005 về Quy hoạch chi tiết phát triển nhóm cảng biển khu vực TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BR–VT. Những năm qua, BR–VT đã thu hút các tập đoàn đầu tư và khai thác cảng biển lớn của thế giới vào đầu tư như: Hutchison Port Holding (Hong Kong – Trung Quốc), PSA (Singapore), SSA (Mỹ)…Việc đưa vào khai thác cảng container SP– PSA và Tân Cảng – Cái Mép thời gian vừa qua có ý nghĩa quan trọng,

khẳng định vai trò và vị trí cảng biển nước sâu của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)