Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 60)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành

2.2.2.1. Công nghiệp

a. Khái quát chung

Công nghiệp là ngành chủ đạo của tỉnh BR–VT và đóng góp quan trọng cho công nghiệp của ĐNB cũng như cả nước.

Trong cơ cấu GDP, công nghiệp (cùng với xây dựng) luôn chiếm tỷ trọng cao tuy đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu từ 86,9% năm 2000, xuống 86,6% năm 2010 và 85,9% năm 2012 [2]. Trong cơ cấu GDP, BR–VT đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước. Trong cơ cấu GDP, BR–VT có tỷ trọng công nghiệp ( cùng với xây dựng) cao nhất cả nước, gắn với ngành công nghiệp khai thác dầu khí.

Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng liên tục, với tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2000 – 2005 là 11,0%/năm, giai đoạn 2006 – 2012 là 50%/năm do ảnh hưởng của tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu khí, song về giá trị tuyệt đối vẫn tăng liên tục.

Bảng 2.7. GTSX công nghiệp của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực tế, tỷ đồng) Năm 2000 2005 2010 2012 GTSX 48.224,5 116.063,8 217.195,0 409.231,0 % so với ĐNB 26,2 21,6 19,0 19,0 Thứ bậc trong 63 tỉnh, TP 2 2 3 4 Nguồn: [21]

Năm 2012, với 409.231,0 tỷ đồng, GTSX công nghiệp của tỉnh đứng hàng thứ 4 cả nước (với 8,8%) và của vùng ĐNB (sau TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương).

Năm 2012, toàn tỉnh có 887 doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành công nghiệp, chiếm 19,5% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh với tổng số lao động 95.293 người, chiếm 53,8% lao động trong các doanh nghiệp [2].

Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu trong các đô thị lớn, khu công nghiệp, trong đó thành phố Vũng Tàu chiếm 65,0%, huyện Tân Thành 29,7% và thành phố Bà Rịa là 3,1% giá trị sản xuất [2].

Biểu đồ 2.4. GTSX công nghiệp tỉnh BR–VT phân theo nhóm ngành giai đoạn 2000 – 2012 (%, giá thực tế)

Cơ cấu công nghiệp theo 3 nhóm ngành

Cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh BR–VT tương đối đa dạng và chia thành 3 nhóm ngành: công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến; sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước. Các ngành này đều có xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến.

82 72.5 42.1 44.6 8.7 12.6 46.6 43.1 9.3 14.9 11.3 12.3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2005 2010 2012

Bảng 2.8. GTSX của công nghiệp phân theo nhóm ngành của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012

Nhóm ngành Năm 2000 Năm 2005 2012

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tổng 57.976,7 100,0 146.723,2 100,0 409.231 100,0

Công nghiệp khai

thác 48.801,5 84,2 111.678,5 76,2 182.702 44,6 Công nghiệp chế biến 3.990,6 6,9 12.853,3 8,8 176.221 43,1 Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước 5.184,6 8,9 22.191,4 15 49.175 12,3 Nguồn: [2]

Cơ cấu công nghiệp phân theo 3 nhóm ngành lớn của tỉnh BR–VT đang có sự chuyển dịch. GTSX của ngành công nghiệp khai thác đang có xu hướng giảm từ 48.801,5 tỷ đồng năm 2000 xuống còn 182.702 tỷ đồng năm 2012, tỷ trọng trong cơ cấu ngành cũng giảm từ 84,2% xuống còn 44,6% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba nhóm ngành.

GTSX của ngành công nghiệp chế biến có sự tăng trưởng nhanh chóng từ 3.990,6 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 176.221 tỷ đồng năm 2012, tỷ trọng trong cơ cấu ngành cũng tăng lên nhanh chóng từ 6,9% tăng lên 43,1%.

GTSX của ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước tăng từ 5.184,6 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 49.175 tỷ đồng năm 2012, tỷ trọng trong cơ cấu ngành cũng tăng từ 8,9% lên 12,3%, nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 nhóm ngành của tỉnh BR– VT.

Như vậy trong giai đoạn 2000 – 2012 công nghiệp của tỉnh đã có những thay đổi cơ bản về cơ cấu sản xuất công nghiệp, có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ công nghiệp khai thác sang công nghiệp chế biến.

BR–VT có một cơ cấu ngành công nghiệp phong phú với sự có mặt của nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất kim loại, sản xuất điện, cơ khí, điện, hóa chất, thực phẩm và đồ uống..., công nghệ sản xuất ngày càng được trang bị hiện đại, đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, xuất khẩu và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Trong cơ cấu công nghiệp theo 3 nhóm ngành, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác khá cao, tuy đang có xu hướng giảm dần do vai trò của công nghiệp dầu khí.

Năm 2012, với tỷ trọng 44,6% của nhóm ngành khai thác (riêng khai thác dầu khí là 44,3%), cao nhất cả nước, gấp 5,2 lần (cả nước nhóm ngành khai thác là 8,5%).

GTSX công nghiệp theo ngành:đã có sự thay đổi về cơ cấu mặc dù giá trị tuyệt

đối vẫn tăng hàng năm.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2000 – 2012 (%) [2]

Tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác dầu khí trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh giai đoạn 2000 – 2012 luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm tương đối từ 81,8% năm 2000 xuống còn 44,3% năm 2012. Qua đó cho thấy mức độ phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí đang giảm dần và các ngành công nghiệp khác đang có sự

chuyển biến lớn, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh BR–VT. Chuyển dần từ khai thác sản phẩm thô sang chế biến sâu: chế biến khí phục vụ tiêu dùng, sử dụng khí đốt để sản xuất phân đạm, sản xuất điện, nung gạch, sản xuất thép…đem lại giá trị cao.

Tỷ trọng của ngành công nghiệp sản xuất kim loại, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp cơ khí, công nghiệp thực phẩm – đồ uống tăng lên nhanh chóng.

Ngành công nghiệp sản xuất kim loại trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đạt được tốc độ tăng trưởng GTSX cao giai đoạn 2000 – 2005 là 1,4%, giai đoạn 2006 – 2010 là 21,58%, nhờ vào tốc độ tăng trưởng này mà tỷ trọng của ngành công nghiệp sản xuất kim loại không ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ chiếm 1,9% năm 2000 tăng lên 17,7% năm 2012.

Ngành công nghiệp sản xuất điện trong giai đoạn 2000 – 2012 cũng tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh từ 9,2% năm 2000 tăng lên 12% năm 2012, điều này đã đem lại lợi thế rất lớn cho tỉnh BR–VT so với các tỉnh khác trong vùng, vì muốn thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH bao giờ ngành điện cũng phải đi trước một bước tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa tự động hóa vào trong sản xuất công nghiệp.

Ngành công nghiệp cơ khí có sự tăng trưởng nhanh giai đoạn 2000 – 2005 là 27,02%, giai đoạn 2006 – 2010 là 71,82% và tỷ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp từ 0,5% năm 2000 tăng lên 7,3% năm 2012. Hiện nay ngành cơ khí chế tạo đã đóng góp một số sản phẩm chính, có giá trị cao cho tỉnh, một số chuyên ngành cơ khí mà tỉnh có lợi thế như sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, dịch vụ thăm dò và khai thác dầu khí, dịch vụ cảng biển cũng phát triển rất nhanh chóng.

Ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống chiếm tỷ trọng ngày càng tăng lên trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh từ 2,6% năm 2000 lên 6,9% năm 2012. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển chung của tỉnh, khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của tỉnh, do thuận lợi về nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguồn nguyên liệu từ thủy sản, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm…

b. Các ngành công nghiệp chủ yếu

- Công nghiệp dầu khí: là ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu không chỉ

của tỉnh BR–VT, vùng ĐNB mà của cả nước. Ngành này đóng góp tới 59,0% nguồn thu ngân sách của tỉnh, 52,3% thu ngân sách của cả nước và chiếm tới 44,3% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2012 [2], [21].

Với sự tham gia, hợp tác liên doanh của nhiều tập đoàn, Công Ty dầu khí lớn trên thế giới, ngành công nghiệp dầu khí đã phát triển mạnh mẽ. Năm 2012 tỉnh đã đầu tư cho ngành này 10% vốn đầu tư thực hiện toàn tỉnh. Tỉnh đã ký 03 hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí với các đối tác nước ngoài trị giá hơn 4,5 tỷ USD.

- Một số tổng Công Ty – đối tác liên doanh dầu khí trên địa bàn tỉnh như: + Tổng Công Ty dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam)

+ Liên doanh Dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro) + Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

+ Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí Vũng Tàu + Công ty dầu khí Nhật – Việt (JVPC)

+ Công ty dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ)

+ Xí nghiệp dịch vụ hàng hải dầu khí (PVTRANS OFS) + Công ty dầu khí Thái Dương

+ Công ty xây lắp dầu khí miền Nam (ALPHA – ECC) - GTSX của ngành dầu khí tăng dần.

50.494,5 92.117,8 90.835,0 181.393,0 0 50000 100000 150000 200000 2000 2005 2010 2012

Biểu đồ 2.6. GTSX của ngành dầu khí của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng, giá thực tế) [2]

Năm 2012 GTSX ngành dầu khí của tỉnh chiếm 67,6% GTSX toàn ngành khai thác dầu khí của cả nước.

- Sản lượng khai thác dầu khí giai đoạn 2000 – 2004 tăng liên tục và từ năm 2005 đến nay đã giảm xuống.

Bảng 2.9. Sản lượng khai thác dầu khí của BR–VT giai đoạn 2000 – 2012

2000 2005 2010 2012 Khai thác dầu (nghìn tấn) 15.600 14.987 8.437 8.562 % so với cả nước 95,7 80,9 56,4 51,2 Khai thác khí đốt (Triệu m3) 1.400 5.612 8.169 7.091 % so với cả nước 87,7 87,1 86,9 75,8 Nguồn: [2] Tỷ đồng Năm

Dầu thô đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của BR–VT cũng như cả nước, góp phần làm cho quy mô GDP của tỉnh và GDP/người đứng hàng đầu của cả nước.

Năm 2010, trị giá xuất khẩu dầu thô của BR–VT đạt gần 5 tỷ USD và năm 2012 gần 8,4 tỷ USD, chiếm 78,3% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

Sản lượng khí tự nhiên tăng nhanh. Khí đưa vào lò được sử dụng làm nhiên, nguyên liệu cho các ngành sản xuất điện, hóa chất phân bón, VLXD, phục vụ khí đốt cho các ngành công nghiệp.

- Công nghiệp sản xuất kim loại:

Với lợi thế có cảng nước sâu cùng nguồn nguyên liệu khí đốt dồi dào, gần với hai thị trường lớn là TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long, BR–VT rất thích hợp cho việc phát triển công nghiệp luyện kim, sản xuất thép các loại. Từ năm 2007 đến 2010 đã có hiện tượng đầu tư ồ ạt các dự án sản xuất kim loại ở BR–VT, GTSX công nghiệp tăng mạnh. Tính đến năm 2012, BR–VT đã có 17 dự án sản xuất kim loại với tổng vốn đầu tư khoảng 3,7 tỉ USD, trong đó có các dự án có vốn đầu tư rất lớn như nhà máy Posco Việt Nam, nhà máy Posco SS – Vina, nhà máy China Steel Sumikin. Hiện nay một số nhà máy đã đi vào hoạt động sản xuất như nhà máy Thép Miền Nam, nhà máy Thép – Thép Việt, nhà máy Posco…

Bảng 2.10. GTSX công nghiệp ngành công nghiệp sản xuất kim loại 2000 – 2012

Đơn vị tính : tỷ đồng (giá 1994)

2000 2005 2010 2012

GTSX CN ngành công nghiệp sản xuất kim loại

918 971 36.067 72.581

Nguồn: [2]

Năm 2012 ước tính GTSX công nghiệp của ngành đạt 72.581 tỷ đồng, chiếm 17,7% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Trong tương lai gần, khi các nhà máy đã được cấp phép, đặc biệt là các nhà máy lớn, sản phẩm có giá trị cao như China Steel Sumikin, Posco SS – VN đi vào hoạt động thì giá trị sản xuất kim loại của BR–VT sẽ

còn tăng mạnh so với các các năm trước, tiếp tục gia tăng tỷ trọng của sản xuất kim loại trong GTSX công nghiệp toàn ngành công nghiệp của tỉnh.

Bảng 2.11. Sản lượng thép cán của ngành công nghiệp sản xuất kim loại giai đoạn 2000 – 2012

Đơn vị

tính 2000 2005 2010 2012

Thép cán Nghìn tấn 250,0 262,6 1000,0 1100,0

Nguồn: [2]

Sản lượng thép các loại tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2005 đạt 0,8 triệu tấn, đến năm 2012 đã tăng gần gấp đôi, đạt 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên cũng như tình hình chung của ngành sản xuất thép ở Việt Nam, sản phẩm chủ yếu vẫn là thép xây dựng, thiếu vắng các nhà sản xuất thép chế tạo phục vụ ngành cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp khác. Mặt hàng này hiện nay trong nước hầu hết vẫn phải nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…

- Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước:

Bảng 2.12. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất điện, khí đốt, nước

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Giá trị sản xuất

2000 2005 2010 2012

CN sản xuất phân phối điện, khí

đốt, nước 3.224 14.456 23.987 49.175

Nguồn: [2]

Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước trong những năm gần đây ngày càng phát triển tuy chưa thật ổn định trong cơ cấu GTSX công nghiệp, tỷ trọng của ngành này trong tổng GTSX công nghiệp toàn địa bàn tăng lên từ 9,2% vào năm 2000, đến năm 2012 tỷ trọng của ngành trong GTSX công nghiệp địa bàn đã là 12%. Trong ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước thì công nghiệp sản xuất phân phối điện chiếm tỷ trọng rất lớn về GTSX và đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành công nghiệp trên địa bàn, với tốc độ bình quân giai đoạn 2000 – 2012

đạt 38,7%. Nhờ tốc độ tăng trưởng rất cao như vậy ngành hiện chiếm vị trí thứ ba về tỷ trọng GTSX công nghiệp toàn địa bàn.

Năm 2012 GTSX công nghiệp sản xuất điện, khí đốt, nước đạt 49.175 tỷ đồng, chiếm 12% trong cơ cấu GTSX công nghiệp toàn tỉnh. GTSX công nghiệp của ngành không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2000 – 2012, tỉnh có nhiều thuận lợi về nguồn cung cấp điện, khí đốt, nước điều này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển các ngành công nghiệp.

Với lợi thế về nguồn khí đốt, trong tương lai tỉnh BR–VT sẽ trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất của cả nước. Hiện có 2 nhà máy Điện đang hoạt động, Nhà máy điện Bà Rịa với 8 tổ máy và 1 đuôi hơi có tổng công suất 327,8MW, Nhà máy điện Phú Mỹ 2–1 với 4 tổ máy, có tổng công suất 568MW. Đang tiến hành đầu tư nhà máy điện Phú Mỹ 1 công suất 1.090MW, nhà máy điện Warsila công suất 120MW, nhà máy điện Kidwel công suất 40MW. Sắp tới sẽ tiến hành đầu tư nhà máy điện Phú Mỹ 3 công suất 720MW, nhà máy điện Phú Mỹ 2–2 công suất 720MW. Khi đã hoàn thành, các nhà máy điện sẽ có tổng công suất khoảng 3.642MW. Có 5 trạm biến điện trung gian.

- Công nghiệp cơ khí

Trong những năm gần đây ngành cơ khí tỉnh BR–VT đã có những bước tiến đáng kể, tốc độ và giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Một số ngành cơ khí có thế mạnh của địa phương như cơ khí đóng tàu, cơ khí dịch vụ dầu khí phát triển nhanh, thu hút được nhiều dự án lớn. Đối với ngành sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, hiện nay đã có 6 nhà máy đi vào hoạt động với kết quả sản xuất kinh doanh rất tốt. Hiện nay, UBND tỉnh đã quy hoạch khu vực Long Sơn – thành phố Vũng Tàu dành cho các dự án đóng sửa tàu thuyền, thu hút được một số dự án lớn như nhà máy sửa chữa đóng mới tàu thuyền An Phú, Vinalines. Sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu cũng cho thấy tiềm năng rất lớn của công nghiệp cơ khí sản xuất sản phẩm phụ trợ ngành đóng tàu.

Trong giai đoạn vừa qua, ngành công nghiệp cơ khí tỉnh BR–VT phát triển mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp cũng như tỷ trọng trong toàn ngành công nghiệp liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh trong thời gian 2000 – 2012, nếu như năm 2000 giá

trị sản xuất công nghiệp của ngành chỉ đạt 126 tỷ đồng (giá cố định 1994), chiếm tỷ trọng 0,5% GTSX công nghiệp toàn ngành, thì đến năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí đã tăng lên tới 4.243 tỷ đồng, chiếm 7,3% GTSX công nghiệp của toàn ngành. Tuy nhiên dù tăng trưởng rất nhanh, hiện tại tỷ trọng ngành cơ khí chế tạo cũng chỉ chiếm 7,3% giá trị sản xuất công nghiệp. Giá trị này chưa tương xứng với ưu thế, tiềm năng của ngành cơ khí tỉnh BR–VT.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 60)