6. Cấu trúc của đề tài
2.1.2. Nhân tố tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Bà Rịa –Vũng Tàu có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất. Có 3 dạng địa hình chính.
(1) Địa hình đồi núi thấp: Bao gồm các núi xót rải rác, với độ cao thay đổi từ 200 – 700 mét, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh Mây Tàu cao 704 mét ở ranh giới phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận. Ở phía Tây có 03 cụm núi trung bình là: núi Châu Viên cao 327m, núi Ngang 214m, núi Hòn Thung 210m. Núi Dinh 491m, núi Tóc Tiên 428m, núi Nghệ 203m, núi Nưa 183m, núi Lớn 245m, núi Tương Kỳ 245m. Các núi này đều có độ dốc rất cao, cấu tạo bởi đá macma axit có hạt rất thô, thảm thực vật cạn kiệt và tầng đất rất mỏng.
(2) Địa hình đồi lượn sóng: có độ cao từ 20–150m, bao gồm những đồi đất bazan, tạo thành những “chùy” chạy theo hướng Bắc xuống Tây Nam. Trái ngược với những núi thấp, địa hình này bằng, thoải, độ dốc chỉ khoảng 1 – 8o
. Loại địa hình này chiếm một diện tích lớn nhất so với các dạng địa hình khác, bao trùm gần hết là khối đất bazan, một ít là phù sa cổ và các cồn cát.
(3) Địa hình đồng bằng: Có thể chia địa hình đồng bằng thành hai dạng sau: - Bậc thềm sông có độ cao từ 5 – 10m, có nơi cao 2 – 5m, dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng rất thay đổi từ 4 – 5m đến 10 – 15m. Đất ở đây thường có chất lượng khá tốt và vì vậy hầu hết đã được khai thác đưa vào sử dụng.
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và đầm mặn: là địa hình thấp nhất toàn tỉnh, với cao trình từ 0,3 – 2m. Thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ. Địa hình này cấu tạo từ những vật liệu không thuần thục, bở rời, có nhiều sét và vật liệu hữu cơ.
2.1.2.2. Đất a. Các nhóm đất
Kết quả điều tra lập bản đồ đất tỉnh BR–VT ở tỷ lệ 1/50.000 của Phân viện quy hoạch và thống kê nông nghiệp, 2005 cho thấy:
Tỉnh BR–VT tuy có diện tích không lớn, nhưng có quỹ đất đa dạng vào loại bậc nhất vùng ĐNB và cả nước, tạo cho tỉnh các loại hình sử dụng đất phong phú.
- Tỉnh BR–VT có 09 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, ngoại trừ các nhóm đất trên núi cao và có tất cả các nhóm đất hiện diện ở vùng ĐNB. Trong đó có cả những nhóm đất được xếp vào loại đất tốt nhất trong các đất đồi núi ở nước ta, là các đất trên đá bazan, và các đất tốt nhất ở vùng đồng bằng là đất phù sa. Đồng thời
tỉnh cũng có những đất có vấn đề, đó là các đất phèn, đất mặn, đất cát, đất xám. Toàn tỉnh có 24 đơn vị chú dẫn bản đồ, thuộc 9 nhóm đất. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất, 79.560 ha (39,99%); kế đến là nhóm đất xám bạc màu: 29.584 ha (14,87%); đất cát: 21.688 ha (10,90%); đất đen: 9.436 ha (4,74%); đất phèn: 17.825 ha (8,96%); đất xói mòn trơ sỏi đá: 8.374 ha (4,21%); đất phù sa: 7.515 ha (3,78%); đất thung lũng (dốc tụ): 11.901 ha (5,98%) và cuối cùng là nhóm đất mặn: 1.133 ha (0,57%).
- Về chất lượng đất, nhìn chung đất có độ phì tương đối cao như đất nâu đỏ, nâu vàng, nâu thẫm trên bazan, đất đen, các đất phù sa và đất xám glây.
Khả năng sử dụng đất đai tỉnh BR–VT trong nông nghiệp là rất lớn và đa dạng các loại hình sử dụng đất.
Trong tổng quỹ đất 198.952ha, đất có khả năng sản xuất nông nghiệp có 166.429 ha, chiếm 84,12% diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Loại A (đất không hoặc ít có hạn chế): có 44.557 ha (22,52%); bao gồm các đất phù sa và đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, là những đất có độ phì cao, tầng đất dày và có địa hình bằng phẳng hoặc ít dốc.
- Loại B (đất có hạn chế trung bình): có 76.685 ha (38,76%); bao gồm đất đen trên bazan, đất xám glây, đất dốc tụ, đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, đất nâu thẫm trên đá bọt và đá bazan, đất xám và nâu vàng trên phù sa cổ.
- Loại C (đất có hạn chế nhiều): có 45.187 ha (22,84%), gồm đất cát glây, đất mặn, đất phèn, đất nâu thẫm trên đá bọt và đá bazan tầng mỏng (< 30cm), đất nâu vàng trên bazan tầng mỏng (30 – 50cm), đất vàng đỏ trên mácma axít tầng mỏng (50 – 100 cm) và có khá nhiều đá lẫn, và đất cát biển.
- Loại đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp: có 20.682 ha (10,45%), gồm đất cồn cát, đất cát có mạch mặn và các đất đồi núi như đất nâu thẫm trên bazan, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng đỏ trên mácma axít và đất xói mòn trơ sỏi đá, có tầng mỏng (thường < 30cm) và phân bố trên địa hình núi cao dốc (≥ 20o).
b. Cơ cấu (hiện trạng sử dụng đất)
Tỉnh BR–VT có 09 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, ngoại trừ các nhóm đất trên núi cao và có tất cả các nhóm đất hiện diện ở vùng Đông Nam Bộ. Trong đó
có cả những nhóm đất trên đá bazan, và các đất tốt nhất ở vùng đồng bằng là đất phù sa. Đồng thời tỉnh cũng có những đất có vấn đề, đó là các đất phèn, đất mặn, đất cát, đất xám. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất, 79.560 ha (39,99%); kế đến là nhóm đất xám bạc màu: 29.584 ha (14,87%); đất cát: 21.688 ha (10,90%); đất đen: 9.436 ha (4,74%); đất phèn: 17.825 ha (8,96%); đất xói mòn trơ sỏi đá: 8.374 ha (4,21%); đất phù sa: 7.515 ha (3,78%); đất thung lũng (dốc tụ): 11.901 ha (5,98%) và cuối cùng là nhóm đất mặn: 1.133 ha (0,57%). Chất lượng đất, nhìn chung đất có độ phì tương đối cao như đất nâu đỏ, nâu vàng, nâu thẫm trên bazan, đất đen, các đất phù sa và đất xám glây.
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh BR–VT: Trong tổng quỹ đất 198.952 ha, đất nông nghiệp chiếm 73,5% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 25,6% (riêng đất ở 3,0%, đất chuyên dùng 17,2%), còn lại 0,9% là đất chưa sử dụng. Như vậy quỹ đất ở và đất chuyên dùng (bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp…) khá lớn chiếm 20,1%.
Quỹ đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn ở các huyện Tân Thành, Xuyên Mộc, Châu Đức, TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, phát triển không gian đô thị.
73.5% 25.6%
0.9%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất khác và chưa sử dụng
2.1.2.3. Khí hậu
BR–VT thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh.
Khí hậu vùng ĐNB nói chung và BR–VT nói riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: (i) Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa, (ii) khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình (iii) diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa. Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, đạt 300 – 400 calo/cm2/ngày. Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70 – 75 kcalo/ cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 23,6 – 27,3oC (Trạm Xuân Lộc) và 24,7 – 28oC (Trạm Vũng Tàu). Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 30o
C và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20o
C.
BR–VT có lượng mưa tương đối cao, nhưng rất khác nhau giữa các vùng: 2.139 mm/năm (tại Xuân Lộc) và 1.352 mm/năm (tại Vũng Tàu) và lượng mưa phân bố không đều hình thành hai mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, nó chiếm khoảng 64 – 67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao.
Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiến 87 – 90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62 – 63% lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm ở Xuân Lộc là +1.616 mm.
Tóm lại:
- Khí hậu BR–VT thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển một ngành lâm nghiệp đa dạng.
- Điều kiện khí hậu với số giờ nắng cao trong năm tạo cho tỉnh có lợi thế về du lịch hơn hẳn so với các tỉnh Miền Bắc (các bãi tắm ở Miền Bắc chỉ khai thác được 1 mùa đó là mùa hè).
- Tuy nhiên, mưa lớn và chỉ tập trung vào vài tháng trong năm gây ra quá trình xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc, và tạo ra mất cân đối nước cục bộ tại một số vùng, đồng thời làm giảm lượng khách du lịch đến tỉnh vào những tháng đó.
2.1.2.4. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt và chế độ thủy văn
- Nước sông: Trên địa bàn tỉnh BR–VT có 03 con sông lớn: Sông Thị Vải, sông
Dinh và sông Ray.
+ Sông Thị Vải: là một nhánh sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn Nam, với tổng chiều dài 635 km, diện tích lưu vực 37.400 km2, độ cao nguồn 1.700 m, độ cao bình quân lưu vực 470 m, độ dốc bình quân lưu vực 4,6%. Phần sông Đồng Nai nằm trong địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoàn toàn thuộc phần hạ lưu và tiến sát ra biển và được gọi là sông Thị Vải. Với chiều dài khoảng 25 km, rộng trung bình 600 – 800 m, sâu 10 – 20 m, có những vị trí có thể sử dụng tốt cho việc xây dựng các cảng nước sâu, tàu 30 – 50 ngàn tấn có thể ra vào được, là tuyến giao thông thủy thuận lợi, song nước sông bị mặn không thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Vùng cửa sông này cùng với khu vực rộng lớn thuộc các huyện ven biển, là một vùng trũng thấp với lạch triều dày đặc, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều, vật liệu bồi tụ trong vùng là trầm tích sông biển và trầm tích đầm lầy biển.
+ Sông Dinh: dài 35 km, lưu vực 300 km2, là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sinh hoạt và tưới tiêu của tỉnh. Trên sông này có thể xây dựng được nhiều hồ, đáng kể nhất là hồ Đá đen có dung tích khoảng 28 triệu m3, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp khoảng 110.000 m3/ngày, hồ Châu Pha khả năng cung cấp nước sinh hoạt khoảng 15.000 m3
/ngày.
+ Sông Ray dài 120 km, phần chảy qua lãnh thổ tỉnh khoảng 40 km, với lưu vực rộng khoảng 770 km2
. Trên hệ thống sông này có hồ Sông Ray dung tích 100 – 140 triệu m3, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất 450 – 600 ngàn m3/ngày.
- Nước hồ chứa: Toàn tỉnh có 28 đập dâng và 24 hồ chứa nước với tổng dung
tích 120 triệu m3
cấp nước tưới cho khoảng 4.500 ha đất lúa đông xuân, 3.000 ha lúa hè thu và 900 ha cà phê...
b. Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu và thành lập bản đồ địa chất
thủy văn tỉnh BR–VT năm 2000 cho thấy, tỉnh BR–VT có tài nguyên nước ngầm khá phong phú:
Về các loại tầng chứa nước ngầm: Có 02 loại tầng chứa nước ngầm cơ bản: - Tầng chứa nước ngầm bazan và các trầm tích bở rời, chiếm diện tích 822 km2
. - Tầng chứa nước trầm tích đệ tứ hệ tầng Bà Miêu, chiếm diện tích 580 km2.
Về trữ lượng,được chia làm 04 chỉ tiêu sau: - Trữ lượng tĩnh thiên nhiên: 9,373 tỷ m3
. - Trữ lượng động thiên nhiên: 1,6 triệu m3/ngày. - Trữ lượng khai thác triển vọng: 1.217,2 m3
/ngày/km2. - Trữ lượng khai thác an toàn: Có hai khu vực khác nhau
+ Tầng chứa nước bazan (ở Long Điền): 2,99 Lỗ khoan/km2. + Tầng chứa nước khu vực Phước Long Hội: 1,7 Lỗ khoan/km2
. Trên bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/25.000, độ chứa nước ngầm được chia ra: - Giàu đến rất giàu (> 15 m3/h), chiến diện tích 130 km2.
- Trung bình ( 7 – 15 m3/h), chiến diện tích 436 km2
.
- Độ chứa nước nghèo (2 – 7m3/h), chiến diện tích 521 km2. - Độ chứa nước rất nghèo (<2m3/h), diện tích 122 km2.
- Vùng nước ngầm nhiễm mặn. Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày, tập trung vào 3 khu vực chính là: Bà Rịa 20.000 m3/ngày; Phú Mỹ – Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày; Long Điền 15.000 m3/ngày. Ngoài 3 vùng trên khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3
/ngày. Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60 – 90m, có dung lượng trung bình từ 10 – 20m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng.
c. Nguồn nước nóng, nước khoáng
- Nguồn nước của BR–VT có thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3/ngày (từ nước ngầm là 70.000 m3) đủ đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
- Nguồn nước phân bố không đều. TP. Vũng Tàu là vùng đông dân cư, là trung tâm du lịch và dịch vụ nhưng hoàn toàn không có nguồn nước mặt và nước ngầm đáng kể nào. Cấp nước cho TP. Vũng Tàu, và các khu công nghiệp lân cận là vấn đề cần lưu ý trong những năm tới.
- Độ che phủ của rừng đầu nguồn giảm nên mùa mưa lũ thường gây ra úng lụt. Trong khi đó mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra hạn hán lớn, và nước mặn dâng cao ảnh hưởng đến cấp nước.
2.1.2.5. Khoáng sản
BR–VT có nhiều loại khoáng sản, trong đó đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
BR–VT nằm trong vùng có tiềm năng về dầu mỏ và khí thiên nhiên. Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển của tỉnh có trữ lượng 400 triệu m3 dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả nước. Tương tự, trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước. Phân bố chủ yếu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
Trữ lượng đủ điều kiện để phát triển công nghiệp dầu khí thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp cả nước, và đưa BR–VT thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam trong vòng một vài thập kỷ tới.
Theo các tài liệu của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây Dựng), khoáng sản làm VLXD của tỉnh rất đa dạng, bao gồm: Đá xây dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thủy tinh, bentonit, sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng, than bùn, inmenit... Khoáng sản vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi, cho phép hình thành ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng rộng khắp trong tỉnh.
2.1.2.6. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Trên địa bàn tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên rất có giá trị như vườn quốc gia Côn Đảo, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, các loài sinh vật biển rất phong phú đặc biệt là san hô và rùa biển ở Côn Đảo.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm trên địa bàn của huyện Xuyên Mộc. Trong khu bảo tồn có diện tích 11.293 ha, trong đó có 7.224 ha đất rừng nguyên sinh (rừng cấm quốc gia). Đây là một khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn
lại ở miền Đông Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt. Có nhiều loài vật hoang dã, quý hiếm đã được liệt kê vào sách đỏ của thế giới gồm: 611 loài thực vật và 178 loài động vật có xương sống. Trong khu bảo tồn có khu du lịch suối nước khoáng Bình Châu là điểm du lịch đem lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh.
Vùng biển Côn Đảo có sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc