Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 106)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển

3.1.1. Quan điểm

Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước, của vùng Đông Nam Bộ, và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, căn cứ vào các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xuất phát từ các tiềm năng và thực trạng kinh tế của tỉnh, trong 10 – 15 năm tới phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo các quan điểm cơ bản sau [24]:

- Phát triển KT – XH của tỉnh BR–VT cần gắn với định hướng phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ. Phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tăng cường quan hệ hợp tác với các thành phố, huyện trong tỉnh và các địa phương khác.

- Phát triển KT – XH nhanh, bền vững, đưa thành tỉnh trở thành một trung tâm đô thị mới với chức năng là một đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch với hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu ở sinh hoạt và làm việc của dân cư tỉnh BR–VT và các tỉnh lân cận.

- Huy động mọi nguồn lực, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ, phát triển ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế. Phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí, nước. Phát triển mạnh khu vực dịch vụ, du lịch. Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

- Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh, từng bước hình thành điểm dân cư kiểu đô thị với các chức năng là trung tâm dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp của tỉnh.

- Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, giảm hộ nghèo, nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội của nhân dân, giảm sự chênh lệch giữa hai thành phố, giữa các huyện, các xã trong tỉnh.

- Giải quyết việc làm phải gắn với nâng cao năng suất lao động xã hội, quan tâm thỏa đáng đến các huyện có những ảnh hưởng bất lợi từ quá trình đô thị hóa, từ việc ưu tiên cho các nhu cầu phát triển chung của tỉnh, quan tâm đến các gia đình chính sách… Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, coi nguồn nhân lực như là một nhân tố quyết định sự phát triển KT – XH của tỉnh.

- Phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ và làm giàu thêm tài nguyên thiên nhiên.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020 xây dựng tỉnh BR–VT phát triển, hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp nhưng vẫn có bản sắc riêng, có vai trò ngày càng lớn, thúc đẩy KT – XH của tỉnh BR–VT phát triển.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể về kinh tế

- Giai đoạn 2011 – 2015 đạt tốc độ tăng khoảng 11,80% (không tính dầu khí khoảng 16,58%).

- Giai đoạn 2016 – 2020 đạt tốc độ tăng khoảng 11,13% (không tính dầu khí khoảng 13,35%).

- GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 27.047 USD, gấp khoảng 2,36 lần so với năm 2010.

- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng và thương mại; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 – 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ tăng lên khoảng 15,0%, nông – lâm – thủy sản còn 2,0%, công nghiệp – xây dựng 73,0% (kể cả dầu khí).

- Tỷ trọng công nghiệp khai thác dầu khí trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giảm mạnh từ 44,3% năm 2012 xuống còn 30,0% vào năm 2020, trong khi công nghiệp chế biến sẽ chiếm tỷ trọng ưu thế khoảng 54.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2020 (không tính dầu khí) đạt khoảng trên 1 tỷ USD.

3.1.3. Định hướng phát triển

3.1.3.1. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

a. Định hướng chung

Ngành công nghiệp tỉnh BR–VT cần phải đựơc phát triển nhanh, mạnh theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương VII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình phát triển công nghiệp tỉnh BR–VT phải khơi dậy và huy động được mọi nguồn lực nội sinh và tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực ngoại sinh tạo ra sự phát triển sôi động trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng vào phát triển công nghiệp.

Xúc tiến mạnh công tác khoan thăm dò dầu khí, nhằm phát hiện và đưa thêm các mỏ mới vào khai thác để tăng khối lượng khai thác và chế biến dầu khí, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ và hỗ trợ dầu khí và các ngành sử dụng khí làm nguyên, nhiên liệu như sản xuất điện, phân bón, hoá chất.

Đẩy mạnh ngành khai thác và chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu, chú ý đến ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ các nguồn nguyên liệu địa phương.

Phát triển các ngành công nghiệp kinh tế biển, công nghiệp dịch vụ cảng và vận tải biển; các loại hình công nghiệp gắn liền với hệ thống cảng.

Phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ.

Chuyển đổi dần cơ cấu công nghiệp theo các hướng: đa dạng hoá sản phẩm, hình thành các ngành nghề mới, sản phẩm mới; tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài; tham gia vào mạng lưới công nghiệp ASEAN (AICO) và thế giới; tăng tỷ trọng của công nghiệp địa phương, và của khu vực công nghiệp tư nhân; đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các cụm CN – TTCN để phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn.

Phát triển và phân bố công nghiệp phải trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Kết hợp chặt chẽ các loại quy mô, loại hình sản xuất. Khu vực kinh tế địa phương cần dành sự chú trọng hơn đối với phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp đã có cần phải tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành nhằm đứng vững, và mở rộng thị phần trong cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp xây dựng mới ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định hướng phát triển và lựa chọn các dự án đầu tư và công nghệ.

b. Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu

Công nghiệp khai thác

Dầu khí là ngành trước đây chiếm gần 90% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đến nay đã giảm dần, năm 2012 chiếm khoảng 43,9%.

Khai thác dầu thô chủ yếu tại các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Sư Tử Đen, sản lượng không ngừng tăng lên, năm 2000 đạt 15,6 triệu tấn, năm 2005 đạt 18,1 triệu tấn. Song đến nay, sản lượng các mỏ hiện khai thác đang bắt đầu giảm dần theo trữ lượng, ước tính năm 2012 đạt 8,5 triệu tấn, vì vậy để tăng sản lượng khai thác cần phải đưa thêm mỏ mới vào hoạt động.

Trong những năm tới, hướng phát triển ngành dầu khí được xác định như sau: Khai thác có hiệu quả các mỏ cũ, tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò đưa thêm mỏ mới vào khai thác.

- Đối với sản phẩm dầu:

+ Sản lượng khai thác được tính toán dựa vào năng lực khai thác và trữ lượng khai thác cho phép.

+ Dự kiến đến năm 2020 duy trì sản lượng như trên và nếu điều kiện cho phép có thể tăng sản lượng khai thác lên 1,5 lần.

- Đối với sản phẩm khí:

Sản lượng khí khai thác phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ. Ước tính năm 2012 sản lượng khí khai thác khoảng 7.091 tỷ m3

m3. Tiếp tục mở rộng thị trường sử dụng khí cho các giai đoạn tiếp theo để nâng cao sản lượng khai thác.

Công nghiệp sản xuất kim loại

Theo các tính toán của Bộ Công nghiệp, nhu cầu các loại thép ở Việt Nam khá lớn và tăng khá nhanh. Hiện nay, lượng thép nhập khẩu hàng năm phục vụ cho nhu cầu trong nước còn rất lớn. Đáp ứng nhu cầu trong nước là hướng giải quyết thị trường cơ bản của công nghiệp luyện kim.

Hiện tại BR–VT đã có nhà máy thép VINAKYOEI công suất 240.000 tấn/năm, nhà máy thép cán nguội công suất 205.000 tấn/năm, Nhà máy thép Đồng Tiến công suất 200.000 tấn/năm. Mặc dù không có nguyên liệu quặng cho công nghiệp luyện kim, nhưng BR–VT lại có khả năng lớn về khí đốt, năng lượng điện, cảng, nguồn nước. Đó cũng là các yếu tố cơ bản để phát triển công nghiệp luyện thép.

Trong những năm tới, hướng phát triển ngành luyện kim như sau:

- Giai đoạn 2010 – 2020 dự kiến bố trí tại BR–VT các cơ sở luyện kim sau: + Tiếp tục xây dựng và hoàn thành nhà máy thép Phú Mỹ công suất 500.000 tấn phôi thép/năm và 300.000 tấn thép cán/năm, xây dựng nhà máy thép mạ kim loại và mạ màu với công suất 500.000 tấn/năm, nhà máy luyện phôi thép Thép – Việt công suất 350.000 tấn/năm, nhà máy thép Phú Mỹ 2 công suất 1,03 triệu tấn/năm, nhà máy sản xuất thép không rỉ và một số nhà máy khác như thép Blue Scope, nhà máy thép PEB,...

+ Mở rộng quy mô, hoàn thiện công nghệ các cơ sở trên. Đồng thời xây dựng nhà máy phôi thép VINAKYOEI công suất 500.000 tấn/năm, nhà máy sắt xốp dùng khí thiên nhiên công suất 1.400.000 tấn/năm.

+ Xem xét nhà máy cán thép tấm phục vụ cho nhu cầu công nghiệp tàu thuỷ ở khu vực phía Nam.

Công nghiệp sản xuất điện

Sản xuất điện là ngành công nghiệp đã có sự phát triển đáng kể tại BR–VT. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 nhà máy điện, gồm: Nhà máy điện Bà Rịa, công suất 389 MW (10 tổ máy); Nhà máy Phú Mỹ 1 (4 tổ máy), công suất 1.100 MW; Nhà máy Phú Mỹ 2 – 1 (4 tổ máy), công suất 565,4 MW; Phú Mỹ 2 mở rộng công suất 217,6MW,

nhà máy điện Phú Mỹ 3 công suất 720 MW, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 công suất 715 MW và Phú Mỹ 4 công suất 450 MW. Tổng công suất 7 nhà máy điện là 4.248 MW, mỗi năm có khả năng cung cấp vào lưới điện quốc gia trên 23 tỷ Kwh điện. Ngoài ra còn một số trạm phát nhỏ của các công ty nước ngoài. Giá trị sản xuất của ngành điện trong các ngành công nghiệp chỉ đứng thứ 2 sau dầu khí. Sản lượng điện phát ra tăng rất nhanh từ 9 tỷ kwh năm 2000 lên 24 tỷ kwh năm 2007 và 25 tỷ kwh năm 2012.

Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ chủ yếu của công nghiệp điện năng là khai thác, phát huy công suất các nhà máy điện đã được đầu tư. Trong trường hợp có thêm nguồn khí, có thể xem xét phát triển thêm một số nhà máy điện nữa.

Công nghiệp cơ khí

Cho đến nay ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh BR–VT mới có một vị trí khiêm tốn, với các nhóm sản phẩm chính sau: Sửa chữa máy móc thiết bị cho ngành dầu khí; sửa chữa tàu thuyền các loại; sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng thông thường. Ngoài các cơ sở cơ khí phục vụ cho ngành dầu khí có trình độ công nghệ khá cao, các cơ sở công nghiệp cơ khí còn lại có trình độ công nghệ chỉ đạt mức trung bình trở xuống.

Hướng phát triển cơ bản của ngành công nghiệp cơ khí BR–VT trong thời gian tới là tận dụng nguồn năng lượng điện tại chỗ để phục vụ tốt công nghiệp dầu khí và dịch vụ dầu khí, sửa chữa tàu thuyền. Như vậy cần phải củng cố, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp đóng và sữa chữa tàu thuyền, sữa chữa dàn khoan, sản xuất các cấu kiện kim loại phục vụ dầu khí.

Tỉnh BR–VT là tỉnh có lợi thế phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải, tuy nhiên hiện nay mới phát triển các cơ sở đóng tàu gỗ phục vụ đánh bắt hải sản, do đó cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp này. Trước mắt nhanh chóng triển khai các dự án liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư về cơ sở vật chất và công nghệ; thực hiện tốt việc sửa chữa phương tiện thủy tại địa phương; đáp ứng yêu cầu đóng mới tàu cá có công suất lớn (từ 90CV trở lên) cho các tổ chức và cá nhân.

Phát triển cảng là một thế mạnh của tỉnh, các cụm cảng đang từng bước hình thành và hoàn thiện, đến nay quy hoạch nhóm cảng biển số 5 đã được Thủ tớng Chính

phủ phê duyệt, thì dịch vụ cảng sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Các dịch vụ phục vụ cho ngành công nghiệp này bao gồm: công nghiệp cơ khí, đóng sửa tàu biển, sản xuất các thiết bị nâng, hạ, vận chuyển, bốc xếp, đóng gói, bao bì, công nghiệp chế biến sẽ gắn liền với xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm qua cụm cảng... Loại hình này sẽ ưu tiên đầu tư tại các KCN Phú Mỹ, Đông Xuyên, Cái Mép.

Công nghiệp thực phẩm – đồ uống

Theo tính toán, nhu cầu hải sản tiêu dùng nội tỉnh ước tính giai đoạn 2000 – 2012 bình quân hàng năm từ 40.000 tấn – 50.000 tấn, trong giai đoạn tiếp theo nhu cầu sẽ tăng lên không nhiều, song đòi hỏi chất lượng cao hơn với chủng loại sản phẩm chế biến mới nhiều hơn. Về sản lượng hải sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh dự báo giai đoạn 2012 – 2020 đạt từ 210.000 – 225.000 tấn/năm và dần đi vào ổn định trong giai đoạn sau năm 2020. Với sản lượng và nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh như trên, cần phải phát triển công nghiệp chế biến để xuất khẩu và cung cấp cho các thị trường khác trong nước.

Trong những năm tới, hướng phát triển công nghiệp chế biến hải sản như sau: - Đầu tư hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu chế biến hải sản Gò Găng với quy mô 250 ha bao gồm đồng bộ khu chế biến, cảng cá, bến cá,... đồng thời xây dựng cầu và đường bộ từ Vũng Tàu sang Gò Găng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến hải sản.

- Chỉ cho phép phát triển mới các nhà máy chế biến hải sản tại các khu vực đã được quy hoạch như: Gò Găng, Lộc An, Hội Bài (Tân Hải).

- Cải tạo nâng cấp hiện đại hoá các nhà máy chế biến hải sản hiện có để đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật bản.

Đến năm 2020 tất cả các nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu đều đạt tiêu chuẩn ngành.

Công nghiệp chế biến nông sản: Nguyên liệu nông sản cho công nghiệp của chủ yếu là hoa quả, hạt điều, cao su, cà phê, khoai mì, sắn, đậu các loại. Hiện nay đã có các nhà máy chế biến hạt điều như sau: tại Xuyên Mộc có 2 nhà máy có tổng công suất 3000 tấn/năm, tại Tân thành có 2 nhà máy có tổng công suất 4000 tấn/ năm và tại Châu Đức có 1 nhà máy đang xây dựng công suất 2.500 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 106)