Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo về đất đai

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 61)

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại, tố cáo vềđất đai. Qua theo dõi các vụ việc khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên địa bàn thành phố Yên Bái và tham khảo các ý kiến của các cán bộ, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, chúng tôi rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

3.2.3.1. Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai và chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hệ thống pháp luật quy định vềđất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đồng bộ, có nhiều văn bản chuyển giao giữa quy định mới với quy định cũ. Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Đất đai có các quy định không thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưđã phân tích ở Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (mục 1.2.1.2). Việc phân

định thẩm quyền giải quyết khiếu nại vềđất đai liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau, mối quan hệ trong giải quyết KNTC giữa cơ quan hành chính với Toà án nhân dân, giữa cơ

quan chuyên ngành với Thanh tra chưa cụ thể, thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng giải quyết đơn thư KNTC của công dân...

Vẫn biết trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, việc sửa đổi các quy định không phù hợp với thực tế là hết sức bình thường, tuy nhiên một số quy định của pháp luật vềđất đai đã không còn phù hợp với thực tế hoặc phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong thời gian ngắn dẫn đến tình trạng thiếu ổn định, tính khả thi thấp, nhất là các quy

định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là nguyên nhân gây ra nhiều so bì, khiếu nại, tố cáo. Một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn như quy định về nguyên tắc xác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

định giá đất, khung giá đất do Chính phủ quy định hoặc quy định như thế nào là "giá

đất của Nhà nước sát với giá thị trường"; quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng

đất...Một số dẫn chứng minh họa cụ thể như sau:

- Quy định về khung giá đất ở: Tại khu vực trung tâm xã Tuy Lộc, thành phố

Yên Bái giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại nông thôn thực tế trong điều kiện bình thường từ năm 2009 đến 2013 đã cao hơn rất nhiều so với giá đất ở quy định tại bảng giá các loại đất hàng năm quy định, mặc dù khi tiến hành xây dựng bảng giá đất

ở tại nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái đã xây dựng giá đất ở tại khu vực này bằng với khung giá

đất ở tại nông thôn cao nhất do Chính phủ quy định tại Nghịđịnh số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất (khung giá

đất ở tại nông thôn cao nhất là 600.000 đồng/01m2 đối với xã miền núi), tuy nhiên mức giá này không phù hợp với giá thị trường. Vì vậy, tại khu vực này, từ năm 2009

đến 2013 khung giá đất ở cao nhất tại nông thôn do Chính phủ quy định tại Nghịđịnh số 188/2004/NĐ-CP không phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.

- Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Tại khu vực phường

Đồng Tâm, thành phố Yên Bái có những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhiều lần

để thực hiện các dự án khác nhau: Dự án đường Bưu điện-Nhà khách số 2; Dự án xây dựng đường trung tâm Km5-trung tâm thị trấn Yên Bình; Dự án xây dựng Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII; Dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp… Mỗi giai đoạn thu hồi đất áp dụng chính sách khác nhau (trước năm 2009 áp dụng theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP; từ năm 2009 áp dụng theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP kể từ khi có hiệu lực thi hành), dẫn đến tình trạng trong một khu vực thu hồi đất áp dụng nhiều chính sách khác nhau và mức giá bồi thường, hỗ trợ chênh lệch khác nhau, một số hộ gia đình đã được bồi thường, hỗ

trợ của dự án trước thấp hơn mức bồi thường, hỗ trợ của dự án sau đã sinh ra hiện tượng so bì, kiến nghị, khiếu nại, phản ánh tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

- Quy định về thời hạn sử dụng đất: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì đất trồng cây hàng năm được Nhà nước giao để sử dụng có thời hạn là 20 năm. Khi hết thời hạn này, Nhà nước xem xét nhu cầu sử dụng để tiếp tục giao đất theo thời hạn sử dụng hoặc thu hồi lại diện tích đất trồng cây hàng năm đã hết thời hạn. Chính vì vậy, đối với những hộ gia đình cá nhân tại thành phố Yên Bái đã được giao đất trồng cây hàng năm từ năm 1993 (thời kỳ Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực) cho đến năm 2013 (thời kỳ Luật đất đai 2003 có hiệu lực) đã hết thời hạn sử dụng đất có tâm lý hết sức hoang mang, lo lắng, sợ Nhà nước thu hồi sẽ mất đất sản xuất. Mặc dù vậy, vấn đề

này đã được quy định cụ thể tại Luật Đất đai năm 2014, thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm là 50 năm (kể từ sau ngày 01/7/2014).

Mặt khác, chính sách pháp luật vềđất đai ở một góc độ nào đó chưa theo kịp cơ

chế kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách tài chính đất đai chưa điều tiết hoặc đã

điều tiết nhưng chưa hợp lý phần giá trị tăng thêm mang lại từđất khi sử dụng đất cho các dự án đầu tư như trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong nhiều trường hợp liên quan

đến rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Bộ Luật dân sự, Luật Tố tụng hành chính...), đòi hỏi phải cụ thể, rõ ràng, thống nhất. Tuy nhiên, khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã có các cơ quan Trung ương, địa phương có thẩm quyền soạn thảo và văn bản quy phạm pháp luật được xin ý kiến rộng rãi trước khi đưa vào thi hành trong thực tế, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu xót, mâu thuẫn, khi thực hiện có quy định thiếu, có quy định lại thừa, có những trường hợp không có quy định để áp dụng hoặc có quy định để áp dụng nhưng lại thuộc nhiều văn bản khác nhau dẫn đến không biết áp dụng tại văn bản nào để giải quyết một cách chính xác, thỏa đáng theo đúng quy

định của pháp luật. Một số dẫn chứng minh hoạ cụ thể như sau:

- Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể, chặt chẽ về mối quan hệ trong giải quyết khiếu nại tố cáo giữa cơ quan hành chính và toà án nhân dân dẫn đến việc trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề của các bên là không thống nhất.

- Về thẩm quyền giải quyết tố cáo giữa cơ quan hành chính cấp tỉnh và cấp huyện chưa rõ ràng, cụ thể là trong trường hợp người tố cáo lần hai bổ sung chứng cứ về tố cáo việc vi phạm pháp luật của người bị tố cáo (chứng cứ bổ sung có thể đúng hoặc có thể

sai) thì cơ quan giải quyết tố cáo cấp huyện (giải quyết lần đầu) vẫn xem xét và quyết

định giải quyết, bất cập ởđây là không quy định thẩm quyền giải quyết cụ thể đối với trường hợp cơ quan giải quyết tố cáo cấp huyện xem xét sai vụ việc tố cáo thì cơ quan giải quyết tố cáo cấp tỉnh sẽ xem xét lại như thế nào.

- Một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế tuy đã

được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng còn nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể, rõ ràng thế nào là lợi ích quốc gia, thế nào là lợi ích công cộng dẫn tới việc nhiều dự

án thu hồi đất người dân vẫn có lý do để khiếu nại, tố cáo.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả các văn bản QPPL về đất đai và pháp luật về KNTC, là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn

đến tình trạng KNTC của công dân, gây khó khăn, phức tạp cho việc thực hiện quyền KNTC của công dân cũng như trong việc giải quyết KNTC trong thời gian qua.

3.2.3.2. Hạn chế trong công tác tổ chức thi hành pháp luật vềđất đai

- Việc áp dụng pháp luật vềđất đai còn nhiều bất cập, nhất là trong việc thu hồi

đất chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận. Trong việc định giá đất bồi thường thì giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường nhưng chưa điều chỉnh kịp thời hoặc trong cùng khu vực có điều kiện kinh tế, hạ tầng cơ sở như nhau nhưng mức bồi thường chênh lệch, từ đó phát sinh khiếu nại.

- Cán bộ cấp cơ sở vẫn chưa nắm chắc những quy định mới của pháp luật vềđất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

hợp áp dụng chưa đúng quy định. Những bất cập này đã tạo nên những vụ việc khiếu kiện mới vềđất đai.

- Chất lượng hồ sơđịa chính không đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu vềđất đai còn thiếu. Công tác quản lý, lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Trong 08 xã của thành phố Yên Bái mới chỉ có 02 xã có bản đồđịa chính, còn lại 06 xã trước đây thuộc huyện Trấn Yên chuyển về thành phố Yên Bái năm 2008 chỉ có 02 xã Văn Phú và Văn Tiến đã được đo

đạc lập bản đồđịa từ rất lâu (từ năm 1995 đến năm 1998), trong quá trình sử dụng, đất

đai có sự biến động lớn, các bản đồ này chưa được chỉnh lý thường xuyên nên có nhiều hạn chế và có những khu vực không đúng với hiện trạng sử dụng đất; còn lại 04 xã chưa có bản đồđịa chính. Hiện nay thành phố đang triển khai thực hiện đo đạc xây dựng bản

đồđịa chính của 17 xã, phường theo Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơđịa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Yên Bái thì hệ thống hồ sơđịa chính tại thành phố Yên Bái tới đây mới được hoàn thiện và đồng bộ hơn.

- Những tồn tại có tính lịch sử, như việc cho thuê, cho mượn đất trong nhân dân gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước. Cụ thể: Hầu như bất kỳ xã, phường nào thuộc thành phố Yên Bái cũng có tình trạng người dân tự ý cho thuê, cho mượn đất để sản xuất kinh doanh hoặc sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên không khai báo hoặc đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chỉđến khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra mới phát hiện ra tình trạng này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước vềđất đai.

- Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai chưa

được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, không theo quy hoạch. Cụ thể: 06 xã gồm có Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Văn Phú, Văn Tiến được chuyển về thành phố Yên Bái năm 2008 từ huyện Trấn Yên chưa lập được lập quy hoạch sử dụng đất. Theo Luật Đất đai năm 2013 quy định không lập quy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

hoạch sử dụng đất cấp xã mà chỉ lập quy hoạch sử dụng đất cấp thành phố nên đến nay 06 xã này sẽ chỉ nằm trong quy hoạch của thành phố Yên Bái được phê duyệt.

- Kinh phí đầu tư chưa thoả đáng để xây dựng hệ thống hồ sơđịa chính nhằm bảo đảm quản lý chặt chẽđối với từng thửa đất. Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ

tiến độ còn chậm và trong một số trường hợp không chính xác.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, công tác sau thanh tra, kiểm tra đối với các dự án, công trình sau khi được giao đất, cho thuê đất ít

được chú ý. Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng tiến độ, không thực hiện dự án đầu tư mà chỉ làm dự án để vay vốn ngân hàng hoặc chờ chuyển nhượng kiếm chênh lệch giá đã ít được phát hiện và xử lý kịp thời.

- Nguyên nhân từ việc quản lý thiếu chặt chẽ, còn sai sót của cơ quan nhà nước như: đo đạc không chính xác diện tích, thu hồi đất không có quyết định, không làm đầy đủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.2.3.3. Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết KNTC chưa làm tốt việc hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu nại, tố cáo đi hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu nại, tố

cáo, đã không tập trung chỉđạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy.

- Các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu nại, tố cáo kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn.

Dẫn chứng cụ thể là vụ việc khiếu nại, tố cáo của bà Ngô Thị Tuyết Nhung, cư

trú tại phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái khiếu nại việc cơ quan Nhà nước lấy đất của gia đình bà cấp cho Nhà máy Chè là một trong những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài mà kết quả giải quyết cuối cùng các cơ quan Nhà nước của tỉnh Yên Bái đã giải quyết bà Ngô Thị Tuyết Nhung không có chứng cứ về việc khiếu nại, tố

cáo và các cơ quan Trung ương đã giải quyết đình chỉ vụ việc năm 2013. Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu tại chính quyền cơ sở là Ủy ban nhân dân xã Hợp Minh (nay là phường Hợp Minh) và Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái thực hiện tốt việc thụ lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

đơn, không né tránh, đùn đẩy, giải thích, hướng dẫn cụ thể cho công dân theo quy định của pháp luật, phân tích rõ các vấn đề có lợi hoặc hại có hại về việc việc khiếu nại, tố

cáo của công dân, giải quyết triệt để, dứt điểm thì sẽ tránh được tình trạng công dân đi

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 61)