Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 45)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc (đô thị loại III), giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’- 21016’độ vĩ bắc; 104050’08’’-104058’15’’ độ kinh đông. Phía Bắc, và phía Tây, phía Nam giáp huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái và tỉnh Phú Thọ. Phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Hình 3.1. Sơđồ hành chính thành ph Yên Bái

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái)

Thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là 10.674,19 ha bao gồm 17 đơn vị

hành chính với 09 phường, 08 xã; dân số thành phố đến năm 2013 có 94.716 người. Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

của cả tỉnh. Có vị trí và mối quan hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) thông qua hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường thủy cấp quốc gia (hệ thống sông Hồng); đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), sân bay quân sự. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh như: Quốc lộ 32, 32C và một số Quốc lộ 37, 70 đi các tỉnh, thành phố như: Sơn La, Lai Châu, cách thành phố Lào Cai 156km về phía Bắc, cách thủđô Hà Nội 186km về hướng Đông....

Về tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê năm 2013 thì tổng diện tích tự nhiên của thành phố Yên Bái là 10.674,19 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp 7.427,48 ha 69,58 % diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 3.158,70 ha chiếm 29,59 %; Đất chưa sử dụng 88,01 ha chiếm 0,82 % diện tích tự nhiên.

Phân loại đất theo FAO, UNESCO thành phố Yên Bái gồm có các nhóm đất sau: Nhóm đất phù sa; Nhóm đất Glây; Nhóm đất đen Luvisols; Nhóm đất đỏ Ferralsols; Nhóm

đất tầng mỏng Leptosols nằm phân bố rải rác tại các xã, phường.

Về tài nguyên nước: Thành phố Yên Bái có nguồn nước khá dồi dào, bao gồm cả

nước mặt và nước ngầm với các suối tự nhiên có lưu vực rộng và đều đổ ra sông Hồng và hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các công trình thuỷ lợi, ao nuôi thuỷ sản khá đa dạng và phong phú, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm.

Về tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố hiện có 4.318,89 ha chiếm 42% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, chủ yếu là rừng sản xuất với chủng loại cây lâm nghiệp như Keo, Bạch đàn, Bồđề tập trung rải rác ở các xã, phường.

Về tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn thành phố có những loại khoáng sản chính như cao lanh, fenspát; mỏđất sét; cát đen với trữ lượng trữ lượng tương đối dồi dào, được khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố (UBND tỉnh Yên Bái, 2013).

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm qua kinh tế của thành phố không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, đúng hướng, chất lượng, hiệu quả cùng với tốc độ đô thị hoá kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của thành phố, thể hiện là đất sản xuất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm mạnh, đất phi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

nông nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là đất ở, đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất phát triển hạ tầng... Tăng trưởng GDP thành phố trong từ năm 2009- 2013 tiếp tục giữ được mức tăng khá do sự phát triển trong công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 14,96%. Cơ cấu kinh tế năm 2013: Công nghiệp - Xây dựng: 47,94%, Dịch vụ: 48,57%, Nông - Lâm nghiệp: 3,49%. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 25,33 triệu đồng.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2013: Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp liên tục đạt mức tăng trưởng khá, năm 2013 giá trị

sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 881,587 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 18%/năm; Kinh tế dịch vụ hàng năm có mức tăng trưởng khá cao, bình quân trong 5 năm đạt 17,12%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn năm 2013 đạt 3,872 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 13,65 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt 138 tỷ đồng đạt mức tăng bình quân năm là 24,55%, bằng 47,82% chỉ tiêu quy hoạch; Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 147,2 tỷ đồng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đạt 50 triệu đồng; Tổng doanh số cho vay năm 2013 đạt 3.027,99 tỷ đồng tăng 1,2 lần so với năm 2009. Thu ngân sách trong những năm qua có nhiều cố gắng và đạt kết quả khá tích cực, năm 2013 thu ngân sách đạt 138 tỷđồng, tăng bình quân 24,55%/năm, trong

đó thu ngoài quốc doanh chiếm 43,5% tổng thu cân đối;

Tổng dân số trung bình của thành phốđến năm 2013 là 94.716 người, trong đó: khu vực thành thị 66.945 người chiếm 70,7%; Khu vực nông thôn 27.771 người chiếm 29,3%. Nam giới 47.121 người chiếm 49,7%, nữ giới 47.595 người chiếm 50,3%. Tỷ

lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 0,803%, mật độ dân số là 887 người/km2.Toàn thành phố có 22 dân tộc, trong đó: Dân tộc kinh chiếm khoảng 96% dân số, các dân tộc khác chiếm 4% dân số. Lực lượng lao động trong độ tuổi đến năm 2013 là 57.833 người chiếm 61% dân số, trong đó người có khả năng lao động là 57.335 người.

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 46.836 người chia theo các ngành sau: Lao động trong ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 6.159 người, chiếm 13,15%; Lao

động trong ngành Công nghiệp - Xây dựng 15.673 người chiếm 33,46%; Lao động trong ngành thương mại dịch vụ 25.004 người chiếm 53,39%. Số lao động trong độ tuổi lao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đang không có việc làm 1.901 người chiếm 3,31% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với đặc thù của nền kinh tế đô thị, lực lượng lao động của thành phố trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ chủ yếu (86,85% tổng lao động trong các ngành kinh tế). Số lao động qua đào tạo chiếm 70% tổng số lao động trong độ tuổi.

Thực trạng phát triển đô thị: Thành phố Yên Bái là đô thị loại III, gồm 09 phường nội thành gồm: Đồng Tâm, Yên Ninh, Minh Tân, Yên Thịnh, Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Nam Cường, Hợp Minh. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Các khu dân cư nông thôn của thành phốđược phân bốở 08 xã gồm: Minh Bảo, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Âu Lâu, Giới Phiên, Phúc Lộc, Văn Tiến, Văn Phú. Thành phố

Yên Bái đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch thành phốđến năm 2030. Cùng với quá trình

đô thị hoá, các khu dân cư nông thôn ven đô thị, khu trung tâm xã ngày càng phát triển theo mô hình dân cưđô thị, hệ thống đường giao thông nông thôn đã và đang được nâng cấp và cải tạo, bộ mặt khu dân cư nông thôn ngày một đổi mới khang trang, thuận tiện cho phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng các cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Kinh tế- xã hội của thành phố có nhiều khởi sắc và lạc quan (UBND tỉnh Yên Bái, 2013).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 45)