Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp này, chỉ đề cập đến việc giải quyết KNTC trong lĩnh vực đất đai tại các cơ quan HCNN có thẩm quyền tại thành phố Yên Bái theo quy định của Luật Đất đai 2003, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Điều 264 của Luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Đối với việc KNTC và giải quyết KNTC thuộc lĩnh vực của Tòa án không đi sâu nghiên cứu mà chỉ đề cập đến như một kết quả tất yếu để bổ sung và làm rõ việc giải quyết KNTC của các cơ quan HCNN.
Giải quyết khiếu nại tố cáo vềđất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước vềđất đai được quy định tại Mục 2, Chương VI, Điều 6, Luật Đất đai năm 2003.
* Về giải quyết khiếu nại:
Theo quy định của pháp luật, một vụ việc khiếu nại có thể được giải quyết hai lần ở cơ quan hành chính và người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ việc ra toà án bất kể lần một hoặc lần hai khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền của cơ quan hành chính.
Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, pháp luật hiện hành quy định thủ trưởng các cơ quan HCNN có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (lần đầu) đối với QĐHC, HVHC của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; đồng thời giải quyết khiếu nại (lần hai) đối với QĐHC, HVHC của thủ trưởng cơ quan HCNN cấp dưới trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết (Mục 1 Chương III, Luật Khiếu nại 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
Từ những quy định trên đây cho thấy thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về người có QĐHC, HVHC; thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai do thủ
trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu giải quyết. Việc quy định thẩm quyền giải quyết lần đầu như vậy là phù hợp với cơ chế
quản lý hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, kịp thời hơn. Việc quy định Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có QĐHC, HVHC giải quyết lần hai đối với QĐHC đã được người có QĐHC, HVHC giải quyết lần đầu còn khiếu nại là phù hợp, tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại
được chính xác, khách quan và minh bạch hơn.
Trong lĩnh vực đất đai, theo quy định tại Điều 63 và Điều 64 Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghịđịnh số 181/2004/NĐ-CP thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh. Ngoài hai trường hợp nêu trên, việc giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC trong lĩnh vực
đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về KNTC (Chính phủ, 2007).
Đối với việc giải quyết khiếu nại về giá đất bồi thường, quyết định bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghịđịnh số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố
cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo (Chính phủ, 2006) mà sau này được bổ sung trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo 2011. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án thì Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC vềđất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện QĐHC, HVHC vềđất đai thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
Khi có căn cứ cho rằng QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra QĐHC hoặc cơ quan có người có HVHC hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính (Khoản 1, Điều 7, Luật Khiếu nại năm 2011).
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính (Khoản 3, Điều 7, Luật Khiếu nại năm 2011).
Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Việc giải quyết khiếu nại bao gồm các bước thủ tục: Thụ lý giải quyết khiếu nại; Xác minh nội dung khiếu nại; Tổ chức đối thoại; Quyết định giải quyết khiếu nại.
* Về giải quyết tố cáo:
Việc giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định theo nguyên tắc: Tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người
đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết. Tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Đối với hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định như sau:
- Tố cáo hành vi VPPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan
đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ
quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ
quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
Theo Luật Tố cáo năm 2011: Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. Đối tượng cần làm rõ trong quá trình giải quyết tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật bị tố
cáo. Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có phạm vi rất rộng, bao gồm các hành vi ở
nhiều lĩnh vực khác nhau và không nhất thiết phải có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người tố cáo. Xét về mức độ của hành vi vi phạm pháp luật có thể phân làm hai dạng: tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Đối với tố cáo hành vi phạm tội được giải quyết theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (không phải là tội phạm) được giải quyết theo thủ tục quy định tại Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khuôn khổ của luận văn này, chỉ đề cập đến giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của Luật Tố cáo và gọi là giải quyết tố cáo (Quốc hội nước CHXHCNVN năm 2011).
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo (qua hình thức gửi đơn tố cáo hoặc công dân tố cáo trực tiếp); Xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; Công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo (Quốc hội nước CHXHCNVN năm 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
1.3.4. Khái quát thực trạng tình hình KNTC và công tác giải quyết KNTC vềđất đai hiện nay
Theo số liệu tổng hợp các năm gần đây thì KNTC vềđất đai vẫn chiếm trên 70% tổng số các vụ việc KNTC trong cả nước; nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài nhiều năm (có vụ việc kéo dài hơn 10 năm) nhưng chưa dứt điểm, nhiều điểm nóng công dân kéo đông người lên cơ
quan Trung ương ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Riêng tại Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2009 đến năm 2013 đã tiếp nhận được 60.751 lượt đơn của 9.671 vụ việc KNTC vềđất đai, trong đó khiếu nại hành chính trong quản lý đất đai là 17.711 vụ (chiếm 58,59%), đòi lại đất cũ 4.639 vụ (chiếm 15,63%) và 1.355 vụ việc tố cáo (chiếm 4,57%) (Thanh tra Chính phủ năm 2013).
Tình hình KNTC của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở
hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao. Khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng lên (từ 197.037 vụ việc năm 2009 tăng lên 237.466 vụ việc năm 2013), tính chất KNTC rất phức tạp, gay gắt, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, tình trạng gửi đơn vượt cấp tràn lan, mang tính phổ biến, nhất là trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, các kỳ họp Quốc hội, bầu cử. Các đoàn KNTC đông người tăng mạnh, xuất hiện ở nhiều
địa phương, tập trung chủ yếu ở những địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao, các khu vực đô thị (những nơi triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng, giao thông, khu
đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, các công trình, dự án có vốn đầu tư
lớn, phải thu hồi nhiều đất, di dời nhiều hộ dân).
Kết quả của việc giải quyết KNTC đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 4.817,8 ha đất, trả lại cho công dân gần 1.850 tỷ đồng; khôi phục quyền lợi cho 6.921 công dân; kiến nghị xử lý hành chính 6.650 người; chuyển cơ quan điều tra 380 vụ với 665
đối tượng. Từ năm 2009 - 2013, qua phân tích 166.906 đơn khiếu nại đã giải quyết cho thấy, số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 28%;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
khiếu nại sai chiếm 52,2%. Qua phân tích 28.256 đơn tố cáo đã giải quyết cho thấy, có 16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố cáo có đúng, có sai, 54,2% đơn tố cáo sai.
Thực hiện chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủđã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan thành lập 28 Tổ
công tác phối hợp với UBND 47 tỉnh, thành phố tập trung rà soát, kiểm tra, để giải quyết dứt điểm 528 vụ việc KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Đến nay đã rà soát được 486/528 vụ việc phức tạp, kéo dài đạt tỷ lệ trên 92% (Thanh tra Chính phủ năm 2013).
Việc giải quyết các vụ việc KNTC vềđất đai cơ bản được thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự theo quy định của Luật KNTC, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, một số ít cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thật sự
quan tâm, sát sao trong việc lãnh đạo, chỉđạo công tác giải quyết KNTC về đất đai; chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân, chưa gắn công tác tiếp dân với công tác giải quyết KNTC. Khi phát sinh KNTC, không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, dẫn
đến việc công dân gửi đơn, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Nhiều vụ việc KNTC giải quyết còn chậm, để công dân khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, một số vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và chưa phù hợp với thực tế nên không dứt
điểm. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, các quyết định xử lý về tố cáo ởđịa phương còn chậm và hạn chế.
1.4. Một số nghiên cứu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, vấn đề KNTC và công tác giải quyết KNTC đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ở góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Trong đó phải kểđến các công trình:
Đề tài “Cơ chế giải quyết khiếu nại - Thực trạng và giải pháp” (Năm 2009) của Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển do Hoàng Ngọc Giao chủ biên đã nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến độc lập của nhóm nghiên cứu xoay quanh cơ chế
giải quyết khiếu nại, góp phần đánh giá thực trạng và hiệu quả của cơ chế giải quyết các khiếu nại của công dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý, cụ thể là các quyết định và hành vi của cơ quan HCNN tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, của doanh nghiệp (Hoàng Ngọc Giao, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Một số bài viết, bài báo đăng tải trên Tạp chí Thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Tạp chí nghiên cứu pháp luật của Văn phòng Quốc hội năm 2010 như: “Khiếu nại, tố cáo vềđất đai - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” đã đưa ra thực trạng của việc khiếu nại, tố cáo vềđất đai và một số nguyên nhân, giải pháp chính nhằm hạn chế
thực trạng này (Nguyễn Uyên Minh, 2010).
Với đề tài “Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội” năm 2011, tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương đi sâu nghiên cứu vấn đề phân định thẩm quyền của cơ quan