Giá phí kiểm toán là đòn bảy kinh tế quan trọng đối với các công ty kiểm toán và khách hàng. Vì giá cao hay thấp ảnh hưởng đến việc hợp đồng kiểm toán có được ký kết hay không và lợi nhuận của doanh nghiệp kiểm toán. Vì vậy để việc ký kết hợp đồng với sựđồng thuận giữa đôi bên và vẫn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đòi hỏi các công ty kiểm toán cần xây dựng một chính sách giá phí hợp lý dựa trên khối lượng công việc được thực hiện. Và phụ thuộc vào sự biến động của thị trường công công ty kiểm toán cần đưa ra chính sách giá phù hợp:
- Xây dựng giá phí tính theo giờ lao động của các cấp bậc tham gia một hợp đồng kiểm toán - Ước tính thời gian làm việc dựa trên khối lượng công việc
Các công ty kiểm toán cần có chiến lược rõ ràng để không giảm giá phí nhưng vẫn cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cap và nên cũng cấp thêm một số dịch vụ tư vấn hay đào tạo miễn phí cho khách hàng, đây là một trong những giá trị tăng thêm kèm theo trong gói dịch vụ kiểm toán nhằm duy trì mức phí kiểm toán hợp lý.
Ngoài ra, về phương diện quản lý VACPA cũng nên thiết lập, xây dựng một mức giá sàn cho các doanh nghiệp kiểm toán dựa trên các tiêu chí trên để tránh tình trạng cạnh tranh bằng giá khiến giá phí kiểm toán giảm xuống quá thấp không đảm bảo chất lượng của các dịch vụ kiểm toán.
3.3.8. Các giải pháp khác:
Các công ty kiểm toán cần xây dựng hệ thống phần mềm kiểm toán, quản lý hồ sở kiểm toán để hỗ trợ cho công việc nâng cao hiệu quả.
VACPA nên xây dựng hệ thống thư viện trực tuyến để hỗ hộ các công ty kiểm toán trong việc tra cứu các tài liệu phục vụ cho công việc của mình
Hoàn thiện hệ thống sơ sở pháp lý, với chế tài rõ ràng đối với việc vi phạm của KVT và các công ty kiểm toán
Tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi và học hỏi giữa các công ty kiểm toán để từng bước thu hẹp khoảng cách trình độ giữa các công ty kiểm toán.
Các cơ sởđào tạo nên có bộ phận chuyên trách phục vụ công tác quan hệ Doanh nghiệp kiểm toán nhằm khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, ký kết thỏa thuận cung ứng đào tạo nguồn nhân lực,
thu thập ý kiến các doanh nghiệp từng bước hiệu chỉnh chương trình đào tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
3.4 Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp
Đểđảm bảo các giải pháp có thể triển khai một cách khả thi thì đòi hỏi sự nỗ lực của rất nhiều tổ chức như Hội Kế toán Việt Nam và Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA); các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng kế toán, kiểm toan; và các công ty kiểm toán
3.4.1. Về phía Nhà nước
Bộ tài chính nên mạnh dạn trong việc chuyển giao những công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán sang các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, như: VAA và VACPA.
Cần sớm hiện thiện khung pháp lý để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn nữa giữa các công ty kiểm toán
3.4.2 Về phía Hội Kế toán Việt Nam và Hội Kiểm toán viên hành nghề
Hội cần chú trọng bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên quản lý của hội và kiểm toán viên đểđạt được trình độ của khu vực và quốc tế.
Tích cự tham gia cùng với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, bổ sung ,hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kiểm toán độc lập, hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán, đưa Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam vào vận hành có hiệu quả.
3.4.3 Về phía các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên, kiểm toán viên
Các cơ sở đào tạo bao gồm các học viện, trường đại học, tổ chức nghề nghiệp...cần chủđộng trong việc đánh giá và điều chỉnh các chương trình đào tạo trên cơ sở kết luận của Hội đồng Khoa học, trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và theo hướng tăng cường giờ thực hành, chú trọng đến thời gian tự nghiên cứu của sinh viên.
3.4.4. Về phía các công ty kiểm toán và KTV
Các công ty kiểm toán cần có một tầm nhìn chiến lược dài hạn để có những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của mình
Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát KTV để đảm bảo tính độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Tích cực tham gia đối thoại trong tổ chức hội nghề nghiệp, trao đổi với các cơ sở đào tạo để cùng nhau đưa ra những yêu cầu chung cho công tác đào tạo.
Về phía kiểm toán viên: cần không ngừng trao dồi kiến thức thông qua các khóa học hay đào tạo cũng các tổ chức. Tự thân cập nhập các kiến thức ngành nghề qua các phương tiện sách báo, internet. Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất để trở thành một kiềm toán viên chuyên nghiệp.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1, thực trạng hoạt động, hạn chế và những nguyên nhân gây ra hạn chếở chương 2. Trong chương 3, luận văn đã mạnh dạn đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập Việt Nam trong điều kiện hiện tại.
Với những giải pháp được trình trong chương 3 hy vọng sẽ góp phần thiết thực cho việc nâng cao chát lượng hoạt động của kiểm toán độc lập Việt Nam, qua đó góp phần giúp tăng sức cạnh tranh và tạo bước phát triển vững mạnh của nền kiểm toán độc lập nước nhà trên con đường hội nhập với thế giới và phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động kiểm toán có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nó giúp cho người sử dụng BCTC tin tưởng hơn về những thông tin trên BCTC, đồng thời góp phần vào việc công khai, minh bạch thông tin kinh tế tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức, lành mạnh hóa môi trường đầu tư. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tác giảđã thực hiện nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới đã được ban hành”, sau một thời gian nghiên cứu, đến đây tác giảđã hoàn thành việc nghiên cứu với những nội dung sau:
- Hệ thống hóa và phân tích để làm rõ hơn một số vấn lý luận về kiểm toán độc lập , chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập của các công ty Kiểm toán độc lập .;
- Phân tích các yếu tố cấu thành và các tiêu chí chất lượng hoạt động của công ty kiểm toán; phân tích các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập
- Đánh giá tổng thể thực trạng phát triển của kiểm toán độc lập cũng như đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập Việt nam
- Đề tài đã tập trung đề xuất và phân tích các giải pháp để nâng chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam. Các giải pháp đề xuất được xem xét ở nhiều khía cạnh về góc độ quản lý nhà nước, các cơ sởđào tao, hội nghề nghiệp và các công ty kiểm toán
- Đồng thời đề tài cũng đã đưa ra những điều kiện cơ bản liên quan đế những chủ thểđã được đề cập để thực hiện các giải pháp đã đề xuất.
Tóm lại, với kiến thức đã học và sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, đến đây tác giảđã hoàn thành những nội dung mà đề tài đề ra. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của các Quý Thầy, Cô cùng bạn bè đểđề tài được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 20 năm đổi mới hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam (tài liệu hội nghị kế toán toàn quốc 10/2003).
2. Báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán tại Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010, 2012 của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
3. Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động kiểm toán độc lập (1991 - 2011) và định hướng phát triển đến năm 2015- Bộ Tài chính.
4. Đoàn Xuân Tiên ( 2007) "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán
độc lập ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài NCKH cấp bộ.
5. Giáo trình Kiểm toán - Trường ĐH Kinh tế TP. HCM NXB Thống kê 2004.
6. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Bộ Tài chính - NXB Tài chính từ năm 1999 đến 2005.
7. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Bộ Tài chính - NXB Tài chính từ năm 2000 đến 2006.
8. Hội nhập với các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, 2005.
9. Luật cạnh tranh - Luật số 27/2004/QH11 - Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 6.
10. Luật Doanh nghiệp năm 2005 - Luật số 60/2005/QH11 - Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 8.
11. Luật kế toán Việt Nam - Lệnh công bố số 12/2003/L-CTN ngày 26/6/2003 12. Luật kiểm toán độc lập - Luật số: 67/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011
13. Mai Hoàng Minh (2012) “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc
lập trong điều kiện luật kiểm toán độc lập đã được ban hành và áp dụng”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 82 trang.
14.Nghịđịnh 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập
15. Nguyễn Thị Bích Sơn ( 2010) "Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại thành phố Hồ
16. Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán độc lập. 17. Thông tư Số: 214 /2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của bộ tài chính về
ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
18. Trần Khánh Lâm ( 2011) "Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam" . Luận án tiến sĩ 168 trang.
19. Trần Thị giang Tân ( 2011) " Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết lập các quy
định về kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam". Cơ hội và thách thức - Thời báo Kinh tế Việt nam số 227 ngày 10/11/2006.
20. Trần Thị Giang Tân ( 2008) " Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán
độc lập - bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ " Tạp chí Kế toán số 74, tr. 28 - 32.
21. Vũ Minh Hải (2007) "Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam " Luận văn thạc sĩ.
CÁC WEBSITE THAM KHẢO
1. http://baocongthuong.com.vn – “Chất lượng kiểm toán chưa đạt chuẩn” ngày 10/3/2012
2. http://finance.tvsi.com.vn - “Kiểm toán báo cáo tài chính, chất lượng kiểm toán do ai ?” ngày 19/12/2012
3. http://ketoanvietnam.edu.vn – “Kiểm toán viên Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển” ngày 19/12/2012
4. http://tinnhanhchungkhoan.vn – “Diện mạo mới của ngành kiểm toán độc lộc” ngày 14/9/2012.
5. http://www.vacpa.org.vn
Phụ lục số 01
CÔNG TY LÀ THÀNH VIÊN CỦA CÁC HÃNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(Tính đến ngày 8/3/2012)
TT Hiệu Số Công ty Hãng kiểm toán quốc tế
I. HÃNG THÀNH VIÊN (NETWORKS FIRM)
1 1 Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Deloitte)
Deloitte Touche Tohmatsu 2 4 Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam Ernst &Young 3 6 Công ty TNHH Price Waterhouse Coopers VN Price Waterhouse Coopers
4 7 Công ty TNHH KPMG (KPMG) KPMG
5 8 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Baker Tilly International 6 10 Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (AAC) Polaris International 7 17 Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam Grant Thornton 8 26 Công ty TNHH Kiểm toán DTL RSM
9 38
Công ty TNHH Kiểm toán BDO (đươc đổi tên từ Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam)
BDO International
10 68 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
NEXIA ACPA Nexia International
11 89 Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài
chính Kreston International
12 112 Công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và tư
vấn UHY UHY International
13 119 Công ty TNHH Kiểm toán và TVDN KTC Russell Bedford nternational 14 2 Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn TCKT và Kiểm toán HLB International 15 126 Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA) MGI
II. HÃNG HỘI VIÊN HIỆP HỘI
16 5 Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học HCM INPACT Asia Pacific 17 13 Công ty TNHH Kiểm toán Thuỷ Chung TIAG Group
18 34 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt
Nam BKR International
Việt
20 72 Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn TC (IFC) AGN International Ltd 21 86 Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTQG VN) EURA Audit International 22 98 Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương (HVAC) EURA Audit International
23 137
Công ty TNHH Kiểm toán quốc gia VIA (Đổi tên từ Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VN - MEKONGNAG)
Integra International
24 142 Công ty TNHH dịch vụ tư vấn TCKT và Kiểm toán phía Nam (AASCS) MSI Global Alliance
25 42
Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam (được đổi tên từ công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán CA & A)
DFK International.
26 75 Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VN) Moore Stephens International 27 46 Công ty TNHH Kiểm toán KSI Việt Nam KS International
III. HÃNG ĐẠI DIỆN LIÊN LẠC
(CORRESPONDENT FIRMS)
28 16 Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội Allliance of Intercontinental
Phụ lục số 02
DANH SÁCH CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐƯỢC UBCKNN CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN CÁC TỔ CHỨC PHÁT HÀNH, TỔ CHỨC NIÊM YẾT
VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN NĂM 2013
1. Công ty TNHH KPMG KPMG
2. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Deloitte 3. Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam PWC 4. Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam E&Y E&Y 5. Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn TC-KT và Kiểm toán Nam Việt AASCS 6. Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT PNT 7. Công ty TNHH Kiểm toán ASC ASC
8. Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam Kreston ACA 9. Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam (BDO cũ) AFC
10. Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam DFK 11. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Nexia Nexia 12. Công ty TNHH Kiểm toán An Phú An Phu 13. Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt VietLand 14. Công ty TNHH Kiểm toán DTL DTL 15. Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh Việt Anh 16. Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam VAE 17. Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt SV 18. Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nhất K.T.V.N 19. Công ty TNHH Kiểm toán KSI Việt Nam KSI 20. Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam AVA 21. Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á AEA 22. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 23. Công ty TNHH Kiểm toán VACO VACO 24. Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt VP Audit
25. Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn AAT AAT
26. Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA Mekong NAG 27. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
28. Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam CPA Việt Nam