Môi trường hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI ĐÃ BAN HÀNH.PDF (Trang 50)

Môi trường hoạt động mang tính cạnh tranh của Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, hệ thống khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.

Mặc dù trong thời gian vừa qua chúng ta đã tập trung xây dựng và ban hành nhiều luật và văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp. Một trong những thành công lớn của Việt Nam trong thời gian qua là đã ban hành được Luật cạnh tranh; Luật chống bán phá giá; thống nhất 2 luật Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp thành Luật doanh nghiệp chung; thống nhất 2 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước thành Luật Đầu tư chung, luật kế toán vv… Đây là những cố gắng không nhỏ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Mặt khác, cùng với tiến trình hội nhập, với việc ra nhập và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết và từng bước mở cửa thị trường của mình cho các doanh nghiệp nước ngoài, điều đó đã tác động không nhỏđến môi trường kinh doanh và môi trường cạnh tranh ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, môi trường pháp lý cho hoạt động cạnh tranh của Việt Nam cũng còn tồn tại tương đối nhiều bất cập điều đó đã ảnh hưởng không nhỏđến môi trường cạnh tranh hiện nay, cụ thể:

+ Hệ thống các văn bản pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và mang tính chắp vá; + Đại bộ phận các Luật của Việt Nam được xây dựng dưới dạng Luật mang tính khái quát cao, không cụ thể. Vì vậy, để có thể triển khai áp dụng các Luật này trong thực tế cần có các văn bản dưới Luật để hướng dẫn, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cạnh tranh của Việt Nam.. Việc ban hành các hướng dẫn còn chậm và thiếu đã ảnh hưởng đến môi trường canh tranh. Mặt khác, các hướng dẫn được bổ sung và thay đổi tương đối thường xuyên gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp khi cần có một môi trường kinh doanh và cạnh tranh ổn định, lâu dài nhất là với các doanh nghiệp có ý định và chiến lược kinh doanh dài hạn;

+ Môi trường cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự minh bạch, chưa tạo được một sự cạnh tranh bình đẳng thực sự giữa các danh nghiệp.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều là do các lý do cơ bản sau: Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh đồng bộ; còn có sự tiếp tay của các cơ quan quản lý chức năng cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Các doanh nghhiệp chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài mà có tư tưởng tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt trong một thời gian ngắn bằng các thủđoạn cạnh tranh không lành mạnh; Văn hoá và trình độ cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp…

2.2.1.2 Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp:

Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán độc lập được ban hành từ năm 1999 đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán của, tăng cường hiệu lực của Kiểm toán độc lập. Những mặt tích cực đã phát huy tác dụng tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế như:

- Về hình thức trình bày: không có sự dẫn chiếu qua lại giữa nội dung yêu cầu và hướng dẫn, phần quy định được (in đậm) trình bày chung với phần hướng dẫn gây khá nhiều lúng túng cho người đọc chuẩn mực

- Kiểm toán có một số chức năng khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, đây là hoạt động tương đối phổ biến trên thế giới và đang đan xen trong hoạt động của Kiểm toán. Tuy nhiên Hệ thống chuẩn mực đang áp dụng hiện nay chưa có được các chuẩn mực hướng dẫn riêng cho các hoạt động kiểm toán này mà chủ yếu tập trung vào kiểm toán thông tin báo cáo tài chính.

- Các chuẩn mực được dịch từ các chuẩn mực quốc tế, nhiều chuẩn mực chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam hoặc hướng dẫn gây khó hiểu, làm cho các Kiểm toán viên gặp khó khăn khi áp dụng như các chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm toán, khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ, về trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

- Hệ thống chuẩn mực này còn chưa có các hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực các đối tượng kiểm toán khác nhau như các đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự án đầu tư,

các doanh nghiệp nhà nước, v.v, do đó khó áp dụng trong thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Hệ thống Chuẩn mực này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập cả về nội dung, thể thức cũng như những nguyên tắc điều chỉnh cụ thể. Đểđáp ứng yêu cầu phát triển các loại hình hoạt động kiểm toán; và thích ứng với những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, những thách thức khi thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt nam, v.v, việc nghiên cứu định hướng, giải pháp hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán là tất yếu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI ĐÃ BAN HÀNH.PDF (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)