Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI ĐÃ BAN HÀNH.PDF (Trang 29)

Các nhân tố nội tại bên trong công ty kiểm toán độc lập có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động của công ty kiểm toán độc lập.

Công ty kiểm toán độc lập là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung, luôn nằm trong môi trường hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán trong nước và cả của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài khi đã hội nhập kinh tế thế gới. Dưới đây sẽ tìm hiểu một số nhân tố chủ yếu từ bên trong công ty kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hoạt động .

Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh xác định hướng đi cũng như sự phát triển của công ty trong từng giai đoạn. Chiến lược kinh doanh phải được công ty xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thị trường dịch vụ kiểm toán và dịch vụ khác có liên quan; nghiên cứu, phân tích các đối thủ cạnh tranh (các công ty kiểm toán độc lập) và vị trí cùng những lợi thế so sánh của đơn vị mình trong môi trường hoạt động cung cấp dịch vụ. Từ kết quả phân tích, đánh giá đó, công ty xác định định hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai, nhằm vào mảng thị trường thích hợp (trong nước, ngoài nước; toàn quốc hay khu vực;…) và tập trung vào những loại dịch vụ mà công ty có ưu thế, có khả năng cạnh tranh cao. Nội lực của bản thân doanh nghiệp kiểm toán như quy mô doanh nghiệp, số lượng và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên là điều kiện rất quan trọng cho phép doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tương xứng. Thực trạng về thị phần và loại khách hàng của các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam có thể cho thấy rõ điều đó. Ví dụ: Các công ty Kiểm toán có vốn đầu tư của nước ngoài có tiềm lực tài chính, có đội ngũ kiểm toán viên nhiều và có kinh nghiệm hầu hết đều hướng tới các khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kiểm toán các dự án lớn được tài trợ bằng các nguồn vốn quốc tế; Các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô lớn và đội ngũ nhân lực mạnh cũng hướng tới những khách hàng lớn, các dự án lớn của nhà nước; …. Chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp lý là cơ sởđể các hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển với chất lượng hoạt động tốt

Trình độ chuyên môn của đội ngũ Kiểm toán viên và uy tín nghề nghiệp: Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp kiểm toán cung cấp là yếu tố quan trọng hàng đầu thể hiện năng lực cạnh tranh và quyết định đến sự sống còn và phát triển của nó. Nhân tố chủ yếu quyết định chất lượng của dịch vụ lại chính là đội ngũ kiểm toán viên nói riêng, nhân viên chuyên nghiệp nói chung của doanh nghiệp kiểm toán. Đội ngũ kiểm toán viên nói riêng, nhân viên chuyên nghiệp nói chung là nhân tố nội tại mang tính quyết định đối với năng suất và chất lượng các dịch vụ mà công ty cung cấp. Nhân viên chuyên nghiệp là những người trực tiếp thực hiện cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: thực hiện kiểm toán báo cáo tài chinh hay các dịch vụ khác có liên quan (tư vấn thuế, dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý, …).

Trình độ chuyên môn của nhân viên chuyên nghiệp trực tiếp quyết định đến năng suất, chất lượng kết quả công việc và góp phần vào hiệu quả công việc của công ty kiểm toán; Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm sẽđảm nhận thực hiện các dịch vụ

nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Trình độ chuyên môn của nhân viên chuyên nghiệp cũng tạo lập nên uy tín của công ty và của kiểm toán viên với khách hàng, duy trì được các khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, góp phần hình thành và phát triển thương hiệu của công ty trên thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán và dịch vụ liên quan khác. Thực tế tại Việt Nam thể hiện khá rõ: Đội ngũ kiểm toán viên của các công ty kiểm toán nước ngoài có chứng chỉ kiểm toán nước ngoài, được tu nghiệp và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên nên có uy tín và lợi thế thu hút các doanh nghiệp FDI, các dự án lớn. Ngược lại, các công ty kiểm toán nhỏ mới thành lập, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ít kinh nghiệm, uy tín chưa cao nên thường chỉ có được khách hàng quen hoặc thu hút được khách hàng nhỏ. Điều đó cũng có nghĩa là trình độđội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và uy tín nghề nghiệp tạo nên lợi thế rất lớn trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kiểm toán. Ngoài ra cũng cần tính đến tính “quốc tế hóa” của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, và khi đó không chỉ là sự cạnh tranh giữa những doanh nghiệp kiểm toán hiện đang hoạt động mà còn có thêm các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài khác thâm nhập thị trường Việt Nam và doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

Năng suất, hiệu quả công việc của công ty: Năng suất, hiệu quả công việc thể hiện khả năng cung cấp khối lượng dịch vụ cho khách hàng trong một thời gian nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực mang nặng tính thời vụ của kiểm toán; đồng thời nó cũng liên quan đến chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ và ảnh hưởng đến lợi nhuận cho công ty. Năng suất lao động cao cho phép công ty thực hiện nhiều hợp đồng kiểm toán hoặc hoàn thành cung cấp dịch vụ với thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí nhờđó tăng lới nhuận cho công ty; Với khả năng cung cấp dịch vụ cùng một lúc cho nhiều khách hàng tạo nên lợi thế cạnh tranh khi mà nhu cầu về dịch vụ kiểm toán BCTC thường tập trung vào một quãng thời gian ngắn cuối niên độ kế toán đến một số tháng sau đó.

Trình độđội ngũ nhân viên chuyên nghiệp quyết định đến năng suất, chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả công việc của công ty. Bên cạnh đó các chính sách và các phương thức tổ chức hoạt động và quản lý hoạt động của công ty cũng góp phần làm nên hiệu quả công việc cao hay thấp. Các chính sách phát triển công ty, chính sách nhân sự, chính sách về khai thác thị trường, …cùng với việc tổ chức và quan lý hoạt động của công ty một cách khoa học và hợp lý sẽđem lại hiệu quả cao hơn trong cung cấp dịch vụ kiểm toán. Đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kiểm toán nói riêng và cung cấp dịch vụ nói

chung sẽ tạo nên tiềm lực tài chính để mở rộng quy mô và phát triển đội ngũ nhân lực trong công ty và cũng từđó có điều kiện mở rộng thị phần cung cấp dịch vụ. Nói cách khác, hiệu quả công việc của công ty kiểm toán cũng góp phần mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty và cùng với năng suất, chất lượng công việc thu hút thêm nhiều khách hàng cho công ty. Có thể nói, năng suất và hiệu quả công việc là một nhân tốảnh hưởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh, vì vậy cần được quan tâm đúng mức.

Văn hóa công ty: Văn hóa công ty mà biểu hiện ra ngoài là thói quen, phong cách làm việc, phương thức giao tiếp, ứng xử, … trong hoạt động nghề nghiệp của công ty kiểm toán, kể cả trong cạnh tranh có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hoạt động . Thói quen, phong cách làm việc, phương thức giao tiếp, ứng xử … gây dựng nên hình ảnh của công ty trong con mắt của khách hàng; góp phần tạo nên uy tín của công ty trên thị trường. Mỗi công ty thường xây dựng, tạo lập nên những quy chế trong tổ chức công việc và dần dần tạo nên một thói quen, phong cách làm việc riêng. Nề nếp trong công ty được hình thành và duy trì vừa tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động, vừa đảm bảo cho công việc trôi chẩy và có hiệu quả. Phương thức giao tiếp, ứng xử sẽ gây thiện cảm (hoặc không thiện cảm) đối với các đối tác và khách hàng và tạo nên hình ảnh về công ty trong con mắt của đối tác và khách hàng. Hình ảnh của công ty đặc biệt được thể hiện trực tiếp qua phông cách làm việc, thái độứng xử có tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên. Văn hóa công ty góp phần quan trọng trong việc tạo lập và quảng bá thương hiệu của công ty trên thị trường. Bên cạnh đó, nét văn hóa trong hoạt động , như thái độứng xử, cũng góp phần tạo ưu thế trong chất lượng và tạo nên sự tin tưởng của khách hàng.

Khả năng tài chính : Khả năng tài chính của công ty có vai trò quan trọng không những với việc hình thành và hoạt động của công ty. Khả năng tài chính còn liên quan đến việc phát triển đội ngũ và nâng cao trình độđội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho hoạt động cung cấp dịch vụ. Các công ty có khả năng tài chính dồi dào thường xây dựng được quy mô công ty lớn và thu nhận được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đông đảo và có chất lượng. Khả năng tài chính còn là sựđảm bảo cho việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, nhờđó nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả công việc của công ty. Khả năng tài chính cũng là một trong các điều kiện quan trọng để mở rộng địa bàn hoạt động của công ty bằng việc mở các chi nhánh hay văn phòng kiểm toán sang các địa bàn khác. Ngoài ra, khả năng tài chính dồi dào còn cho phép các công ty kiểm toán thực hiện các chương trình quảng bá,

phát triển thương hiệu trên thị trường trong nước và trên thế giới. Khả năng tài chính được coi là một nhân tố quan trọng, nhờđó tăng chất lượng trên thị trường cung cấp dịch vụ trong cũng như ngoài nước.

1.5.2 Các nhân tố bên ngoài công ty :

Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia và nước ta đã và đang bước đi trên con đường hội nhập đó; đặc biệt từ khi gia nhập WTO đã đánh dấu bước ngoặt hội nhập toàn diện. Hội nhập kinh tế với khu vực và với thế giới buộc chúng ta phải chấp nhận những quy tắc chung. Trên thực tế, trong hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, cũng như các quốc gia khác, chúng ta phải thực hiện những cam kết chung, trong đó có những cam kết liên quan đến hoạt động kiểm toán và thị trường dịch vụ kiểm toán. Cùng với việc được quyền thâm nhập, tham gia thị trường thế giới thì cũng phải chấp nhận chia sẻ thị trường trong nước cho các quốc gia khác. Trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán, tiềm năng về thị trường ngoài nước to lớn sẽ cho phép các công ty kiểm toán Việt Nam vươn ra khu vực và thế giới. Ngược lại, các công ty kiểm toán nước ngoài cũng đã và đang tiếp tục khai thác thị trường tại Việt Nam. Việc chiếm lĩnh, chia sẻ thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán là nhân tố kích thích sự vươn lên của các công ty kiểm toán Việt Nam, đồng thời cũng là một thách thức khả năng cạnh tranh không những giữa các công ty trong nước mà còn là giữa các công ty kiểm toán Việt Nam với các công ty kiểm toán các nước khác. Hội nhập vừa mở rộng thị trường vừa thúc đẩy cạnh tranh trên một bình diện mới.

Sự phát triển kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố, sắp xếp, cơ cấu lại; đặc biệt phải tăng cường đầu tư cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ cũng như nâng cao trình độ của đội ngũ người lao động. Một trong các nguồn đầu tư quan trọng cần được thu hút là nguồn đầu tư từ bên ngoài doanh nghiệp. Nhu cầu cung cấp dịch vụ kiểm toán đối với các doanh nghiệp đang trở nên phổ biến và sẽ trở thành thường xuyên. Điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu về dịch vụ kiểm toán độc lập trong nước đang tăng mạnh và đó là một cơ hội cho hoạt động kiểm toán mà các công ty kiểm toán Việt Nam cần nắm bắt và đáp ứng kịp thời.

Thách thức rất lớn đối với các công ty kiểm toán Việt Nam chính là sự cạnh tranh với các công ty kiểm toán của các nước trên thế giới, đặc biệt là với các công ty kiểm toán của những nước có nền kinh tế phát triển, đã có thương hiệu, uy tín và tiềm lực tài chính, thực lực chuyên môn mạnh. Ngay với thị trường cung cấp dịch vị kiểm toán trong nước, những “ưu ái” của nhà nước đối với các công ty kiểm toán Việt Nam sẽ không còn, mọi công ty kiểm toán trong nước hay nước ngoài sẽ cùng bình đẳng trong

cạnh tranh. Chỉ có chất lượng dịch vụ cung cấp cùng với những chiến lược phát triển hợp lý mới có thể đảm bảo giữ vững và mở rộng được thị trường. Đối với thị trường ngoài nước, sẽ càng khó khăn cho các công ty kiểm toán Việt Nam trong cuộc cạnh tranh để vươn ra chiếm lĩnh.

Một khía cạnh khác cũng là hệ quả tất yếu trong môi trường cạnh tranh này là sự “chảy máu chất xám” do sự di chuyển của các kiểm toán viên từ các công ty kiểm toán Việt Nam sang các công ty kiểm toán nước ngoài hoặc từ các công ty kiểm toán sang các tổ chức hay doanh nghiệp khác (do những điều kiện môi trường hoạt động, chếđộđãi ngộ, …). Thậm chí, nhiều kiểm toán viên có trình độ và kinh nghiệm đã rời bỏ công ty kiểm toán cũđểđứng ra thành lập các công ty kiểm toán mới, làm tăng thêm số lượng các công ty kiểm toán tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ tài chính. Trên thực tế, xu hướng di chuyển này cũng đã diễn ra từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước và sự phát triển của hệ thống Tài chính - Tiền tệ

Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước đang là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Các chính sách kinh tế, tài chính đã mởđường cho sựđầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế trong nước. Chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước đã hình thầnh nhiều công ty cổ phần, nhiều tập đoàn kinh tế lớn. Luật doanh nghiệp và các chính sách phát triển kinh tế khác cũng đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty cổ phần. Đây là nguồn khách hàng tiềm năng của kiểm toán độc lập.

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán hiện nay đang là một môi trường thuận lợi cho việc mở rộng thị trường dịch vụ kiểm toán. Sự sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cùng với sự hình thành mạnh mẽ các công ty cổ phần trong các ngành nghề Sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vốn cho hoạt động. Nhu cầu vốn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia thị trường chứng khoán và do đó đòi hỏi BCTC của doanh nghiệp phải qua thẩm định của kiểm toán độc lập. Trong hoàn cảnh đó, kiểm toán thực sự có một cơ hội để mở rộng thị trường nhưng cũng phải tham gia cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tài chính khác.

Sau khi có luật doanh nghiệp và đặc biệt trong môi trường hiện nay, sự ra đời hàng loạt công ty kiểm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI ĐÃ BAN HÀNH.PDF (Trang 29)