Quan điểm và mục tiêu của các giải pháp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI ĐÃ BAN HÀNH.PDF (Trang 94)

Xuất phát từ tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, quan điểm và mục tiêu cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán là:

3.2.1 Quan điểm các giải pháp:

Một nền kinh tế muốn phát triển một cách bền vững, ổn định phải dựa trên một môi trường kinh doanh có tính lành mạnh và minh bạch. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập phải phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường luật pháp Việt Nam, giúp minh bạch hóa các thông tin kinh tế và làm mạnh hóa môi trường đầu tư.

Để thị trường có được các thông tin đáng tin cậy đòi hỏi các công ty kiểm toán cần uy tín và chất lượng. Việc nâng cao chất lượng hoạt đông kiểm toán độc lập phải nhằm giúp nền kinh tế phát triển bền vững.

Trong xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, nền kinh tế của đất nước không thể nằm ngoài sự vận động của kinh tế quốc tếViệc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập phải giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hoạt động kiểm toán của khu vực và quốc tế.

3.2.2 Mục tiêu của các giải pháp

Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, làm cho kiểm toán thực sự trở thành một hoạt động dịch vụ phát triển mạnh mẽ trên một nền tảng vữn chắc về cơ sở pháp lý và hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp. Với việc ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới được xây dựng dựa trên chuẩn mực quốc tế thì chất lượng dịch vụ kiểm toán phải được quốc tế hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế và được quốc tế thừa nhận.

Thực hiện tiến trình mở cửa, hội nhập thị trường dịch vụ kiểm toán với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Đảm bảo cho các công ty kiểm toán Việt Nam có đủ khả năng cạnh tranh với

các công ty kiểm toán quốc tế trước mắt là trên chính thị trường nội địa và xa hơn là vươn ra thị trường quốc tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán trên cơ sở các thế mạnh, các điều kiện sẵn có của Việt Nam, tận dụng những kinh nghiệm, phương pháp, quy trình, công nghệ quản lý hiện đại của các hãng kiểm toán quốc tế. Đảm bảo cho các công ty kiểm toán cung cấp các dịch vụ thực sựđáp ứng được nhu cầu, phù hợp với xu hương phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý và nền hành chính quốc gia.

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam 3.2.1 Giải pháp phát triển đội ngũ kiểm toán viên 3.2.1 Giải pháp phát triển đội ngũ kiểm toán viên

Chú trọng phát triển về qui mô, số lượng kiểm toán viên bằng cách tăng cường tổ chức đào tạo và thi tuyển kiểm toán viên Việt nam đạt trình độ, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Hiện nay, VACPA đang tổ chức thi chứng chỉ kiểm toán viên 01 năm 01 lần. Nên tổ chức thành thi chứng chỉ 02 lần 1 năm để tại điều kiện cho các KTV có cơ hội hoàn thành chứng chỉ một cách nhanh nhất, nhờđó có thểđạt được mục tiên tăng cường về số lượng KTV.

Bên cạnh việc phát triển về số lượng kiểm toán viên cần đi đôi với nâng cao chất lượng của KTV. Việc tăng cường đào tạo phải biết kết hợp giữa đào tạo trong nước và Quốc tế; Giữa các trường Đại học và tổ chức hiệp hội nghề nghiệp; Giữa đào tạo mới và bồi dưỡng nghiệp vụ; Giữa lực lượng mới và cũ… Quá trình đào tạo phải đem lại cho các kiểm toán viên có đủ kiến thức học thuật, kiến thức nghề nghiệp và kiến thức nội bộ, cũng như kiến thức trong nước, khu vực và Quốc tế. Thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụđể không ngừng nâng cao trình độ của các kiểm toán viên Việt Nam ngang tầm khu vực và Quốc tế.

Đểđạt được mục đích này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ nhiều phía:

- Trước hết phải xuất phát từ nguồn đào tạo từ các rường đại học. Các trường đại học cần nỗ lực tổ chức xây dựng chương trình đào tạo về kiểm toán một cách có hệ thống, hình thành phát triển mạnh mẽ về nguồn nhân lực cho kiểm toán độc lập như mở rộng chuyên ngành kiểm toán, đào tạo sâu hơn, rộng hơn, dài hơn về chuyên ngành kiểm toán. Cần có sự quan tâm kịp thời đối với những sinh viên chuyên ngành kiểm toán ngay trong trường đại học. Cần phải có sự quan tâm và tạo điều

kiện cho những sinh viên, đặc biệt là những sinh viên chuyên ngành kiểm toán học giỏi, xuất sắc, hoặc những sinh viên đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, đặc biệt là những sinh viên có nguyện vọng đi theo con đường kiểm toán như tài trợ học bổng, ưu tiên cộng điểm, ưu tiên thực tập và thực hiện tuyển dụng thẳng không qua thi tuyển đối với những sinh viên này. Cần kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực tế. Do đó cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các trường đại học và các công ty kiểm toán. Hai bên cần tăng cường tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, tham quan, học tập dành cho sinh viên để sinh viên có thể nắm bắt được nhiều kinh nghiệm ngay từ khi còn ở ghế nhà trường.

- Công ty kiểm toán cần chủđộng công tác đào tạo bồi dưỡng trong nội bộ của công ty. Xây dựng hệ thống đào tạo theo từng cấp bậc nhằm đáp ứng nhu cầu của từng công ty. Ngoài ra, các công ty kiểm toán nên mở rộng các nguồn tuyển dụng. Nguồn tuyển dụng của chúng ta từ trước đến nay chỉ là những cán bộđào tạo về tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng…hoặc cán bộđược đào tạo lĩnh vực khác nhưng phải có bằng đại học thứ hai về tài chính, kế toán, kiểm toán,…và có 4 năm công tác về tài chính, kế toán hoặc 3 năm kiểm toán … Những nguồn khác chúng ta chưa mở rộng và chưa tận dụng, nhất là những cán bộđược tuyển dụng để thực hiện kiểm toán hoạt động.

Với tính chất vất vả công việc và yêu cầu ngày càng cao của nghề kiểm toán, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ phía các KTV. Do đó, chếđộ đãi ngộ, lương thưởng và phúc lợi của KTV cần phải được nâng cao hơn nữa để có thể giữ chân đội ngũ KTV tài năng, giàu kinh nghiệm trong các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay.

3.2.2. Giải pháp phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ KTV.

Trình độ của KTV thể hiện ở kiến thức ngành nghề, kinh nghiệm làm việc. Do đó, KTV phải có một quá trình đào tạo tương đối bài bản về lý luận kiểm toán cũng như thực hành kiểm toán. Có hai mục tiêu cần hướng đến khi tiến hành đào tạo: đào tạo lý luận kiểm toán và hành nghề kiểm toán. Bên cạnh việc đào kiến thức về mặt lý luận trong sách vở những kỹ năng cần thiết cho kiểm toán cũng như đạo đức, thái độ nghề nghiệp kiểm toán cần phải được quan tâm một cách nghiệm túc vì đạo đức và thái độ nghề nghiệp được xem như là một trong những tiên đề của nghề kiểm toán. Quá trình

đào tạo KTV phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học trong Trường Đại học đến quá trình hành nghề kiểm toán. Khi kết thúc quá trình học tập ở trường Đại học, để trở thành một kiểm toán viên chất lượng cao đòi hỏi các KTV phải không ngừng học tập tiếp thu các kiến thức thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các KTV đi trước. KTV cần phải luôn ý thức được việc trao dồi bản thân là cần thiết để ở lại với nghề lâu dài, cần phải luôn cầu thị và thận trọng trong công việc. Với thái độ nhã nhặn, ứng xử khôn khéo tế nhị sẽ làm cho môi trường kiểm toán thoải mái, thân thiện đảm bảo cho việc thu thập thông tin, bằng chứng kiểm toán đểđưa ra kết luận phù hợp. Cần tránh sự cứng nhắc, cố chấp, áp đặt trong kiểm toán. Luôn đề cao tính độc lập khi hành nghề.

Hiện nay, Trường Đại học chỉ mang tính chất lý luận, chưa sát với thực tế. Ngoài ra, việc đào tạo KTV ở các công ty kiểm toán thường mang tính chất kinh nghiệm chưa vận dụng lý luận kiểm toán, hoặc việc đào tạo KTV theo tiêu chuẩn quốc tếở các hãng kiểm toán. Dẫn đến, việc vận dụng kiến thức vào hoạt động kiểm toán thực tế thường không phù hợp. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học và các công ty kiểm toán. Các bên cần trợ giúp lẫn nhau trong việc đào tạo để tránh lãng phí nguồn lực. Các công ty kiểm toán nên có sự tham vấn các khoa đào tạo chuyên ngành cụ thể là các giảng viên tại các trường đại học khi xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên trong công ty để đáp ứng đầy đủ hai phương diện về lý luận và hành nghề kiểm toán trong chương trình đào tạo của mình. Các trường đại học nên kết hợp với các hãng kiểm toán để giới thiệu về ngành KT- KT, về chương trình đào tạo, về việc tuyển dụng nhân lực ngành Kế Toán- Kiểm Toán và nhu cầu thực tế của DN.

Các công ty kiểm toán cũng cần phải có quy hoạch nguồn nhân lực cho riêng mình và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng KTV trong nội bộ một cách dài hạn. Do đó việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo kiến thức cho phù hợp trong từng giai đoạn, từng đối tượng, theo tường mục tiêu kiểm toán hay tổ chức kiểm toán là cần thiết.

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần phát huy chức năng quản lý hành nghề kiểm toán, hỗ trợ đào tạo KTV. Hiên nay, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho KVT chưa có một chương trình, giáo trình đào tạo hoàn chỉnh và có hệ thống. Do đó, KTV Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và hành nghề tại các nước khác. Yêu cầu về một chương trình đào tạo hoàn chỉnh KTV là cần thiết và VACPA cần đẩy mạnh việc nghiên cứu hoàn thiện chương trình đào tạo cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Việc phối kết hợp với các trường Đại học trong cả nước trong việc đào tạo hướng nghiệp cho sinh viên cũng là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, nhằm có những định hướng đúng đắn trong công tác đào tạo. VACPA cần có sự hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội hành nghề kế toán kiểm toán các nước trong khi vực và thế giới để có thể đề ra những phương hướng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán quốc tế.

Hiện nay, thi chứng chỉ KVT Việt Nam được tổ chức 1 lần 1 năm và thí sinh có thể đăng ký thi toàn bộ 7 môn và thi không quá 3 lần, thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có tổng sốđơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi, hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.

- Việc tổ chức ôn thi và tổ chức thi đều do VACPA thực hiện khiến VACPA có thêm nhiệm vụ nặng nề, do đó VACPA chỉ nên tập trung vào việc hoàn thiện giáo trình đào tạo kiểm toán viên hành nghề vì hiện nay chúng ta chưa có một bộ giáo trình hoàn chỉnh và thống nhất cho việc ôn thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề. Việc ôn

thi nên để cho các trường đại học hoặc các tổ chức có chức năng giáo dục đào tạo thực hiện.

- Việc ràng buộc đối tượng tham gia thi chứng chỉ về các môn học khiến số lượng thí sinh tham gia ít lại, khiến mục tiêu phát triển số lượng kiểm toán viên bị hạn chế. Vì vậy, VACPA không nên mở rộng đối tượng tham gia bằng cách bỏđiều kiện tốt nghiệp các ngành nghề và yêu cầu về tiết học các môn để những người đang làm kiểm toán nhưng học các chuyên ngành khác có thể tham gia ôn thi và thi.

- Việc thi tất cả môn cùng một lúc khiến các KTV khó có thể lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc, thi một lần/năm và thi không quá 3 lần tạo áp lực lớn lên thí sinh làm ảnh chất lượng của người được cấp chứng chỉ KTV hành nghề. VACPA nên tổ chức 1 năm 2 lần và khống chế số lượng môn thi tối đa là 4 môn. Ngoài ra, chỉ nên khống chế thời gian hoàn thành chứng chỉ, không nên khống chế số lần thi.

- Ngoài ra, việc tổ chức ôn thi tập trung trong một thời gian ngắn với cường độ cáo gây khó khăn cho các KTV đề sắp xếp thời gian, công việc để tham gia, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ôn thi. Do đó, VACPA nên dàn kéo dài thời gian ôn thi để KTV có nhiều thời gian đầu tư cho kiến thức của mình trước khi tham gia kỳ thi.

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các công ty kiểm toán

Việc ban hành Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán đã hoàn tất, việc tuân thủ các chuẩn mực mới là yêu cầu bắt buộc. Do đó, việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực mới đòi hỏi các công ty kiểm toán phải có bước chuẩn bị kỹ càng, cần đưa nội dung của các chuẩn mực mới vào chương trình đào tạo, cập nhật của công ty cũng như của tổ chức hội nghề nghiệp đểđảm bảo tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp được thực hiện một cách có hệ thống.

Thông qua hoạt động kiểm tra chất lượng hàng năm của tổ chức VACPA, có thể tổ chức đánh giá phân loại công ty kiểm toán nhằm tạo động lực cho các công ty kiểm toán hoàn thiện chính mình, nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán. Đồng thời thông qua việc phân loại này cũng giúp cho tổ chức VACPA có thể kiểm soát được các công ty yếu kém, từđó có những bước trợ giúp phù hợp cho các công ty này. Ngoài ra việc phân loại công ty kiểm toán còn giúp cho các cơ quan

quản lý có thể sàng lọc lựa chọn những loại công ty kiểm toán nào thì có thể kiểm toán những loại doanh nghiệp nào như chỉ có những công ty kiểm toán đạt chuẩn mới được phép thực hiện kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhờđó, chất lượng báo cáo của các công ty niên yết được nâng cao hơn.

3.2.4. Giải pháp mở rộng thị phần thị trường, đối tượng khách hàng, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng

Đi đôi với việc phát triển về qui mô KTV là sự phát triển qui mô về khách hàng, đối tượng kiểm toán. Để làm được điều này, trước hết chúng ta cần phải có qui định và bắt buộc thực hiện kiểm toán cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt và ưu tiên cho bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuyệt đối tránh và không được bỏ trống bất kỳ một lĩnh vực nào không thực hiện kiểm toán, đặc biệt là chúng ta cần phải thực hiện kiểm toán ngay các doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI ĐÃ BAN HÀNH.PDF (Trang 94)