Giải pháp phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ KTV

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI ĐÃ BAN HÀNH.PDF (Trang 96)

Trình độ của KTV thể hiện ở kiến thức ngành nghề, kinh nghiệm làm việc. Do đó, KTV phải có một quá trình đào tạo tương đối bài bản về lý luận kiểm toán cũng như thực hành kiểm toán. Có hai mục tiêu cần hướng đến khi tiến hành đào tạo: đào tạo lý luận kiểm toán và hành nghề kiểm toán. Bên cạnh việc đào kiến thức về mặt lý luận trong sách vở những kỹ năng cần thiết cho kiểm toán cũng như đạo đức, thái độ nghề nghiệp kiểm toán cần phải được quan tâm một cách nghiệm túc vì đạo đức và thái độ nghề nghiệp được xem như là một trong những tiên đề của nghề kiểm toán. Quá trình

đào tạo KTV phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học trong Trường Đại học đến quá trình hành nghề kiểm toán. Khi kết thúc quá trình học tập ở trường Đại học, để trở thành một kiểm toán viên chất lượng cao đòi hỏi các KTV phải không ngừng học tập tiếp thu các kiến thức thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các KTV đi trước. KTV cần phải luôn ý thức được việc trao dồi bản thân là cần thiết để ở lại với nghề lâu dài, cần phải luôn cầu thị và thận trọng trong công việc. Với thái độ nhã nhặn, ứng xử khôn khéo tế nhị sẽ làm cho môi trường kiểm toán thoải mái, thân thiện đảm bảo cho việc thu thập thông tin, bằng chứng kiểm toán đểđưa ra kết luận phù hợp. Cần tránh sự cứng nhắc, cố chấp, áp đặt trong kiểm toán. Luôn đề cao tính độc lập khi hành nghề.

Hiện nay, Trường Đại học chỉ mang tính chất lý luận, chưa sát với thực tế. Ngoài ra, việc đào tạo KTV ở các công ty kiểm toán thường mang tính chất kinh nghiệm chưa vận dụng lý luận kiểm toán, hoặc việc đào tạo KTV theo tiêu chuẩn quốc tếở các hãng kiểm toán. Dẫn đến, việc vận dụng kiến thức vào hoạt động kiểm toán thực tế thường không phù hợp. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học và các công ty kiểm toán. Các bên cần trợ giúp lẫn nhau trong việc đào tạo để tránh lãng phí nguồn lực. Các công ty kiểm toán nên có sự tham vấn các khoa đào tạo chuyên ngành cụ thể là các giảng viên tại các trường đại học khi xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên trong công ty để đáp ứng đầy đủ hai phương diện về lý luận và hành nghề kiểm toán trong chương trình đào tạo của mình. Các trường đại học nên kết hợp với các hãng kiểm toán để giới thiệu về ngành KT- KT, về chương trình đào tạo, về việc tuyển dụng nhân lực ngành Kế Toán- Kiểm Toán và nhu cầu thực tế của DN.

Các công ty kiểm toán cũng cần phải có quy hoạch nguồn nhân lực cho riêng mình và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng KTV trong nội bộ một cách dài hạn. Do đó việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo kiến thức cho phù hợp trong từng giai đoạn, từng đối tượng, theo tường mục tiêu kiểm toán hay tổ chức kiểm toán là cần thiết.

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần phát huy chức năng quản lý hành nghề kiểm toán, hỗ trợ đào tạo KTV. Hiên nay, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho KVT chưa có một chương trình, giáo trình đào tạo hoàn chỉnh và có hệ thống. Do đó, KTV Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và hành nghề tại các nước khác. Yêu cầu về một chương trình đào tạo hoàn chỉnh KTV là cần thiết và VACPA cần đẩy mạnh việc nghiên cứu hoàn thiện chương trình đào tạo cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Việc phối kết hợp với các trường Đại học trong cả nước trong việc đào tạo hướng nghiệp cho sinh viên cũng là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, nhằm có những định hướng đúng đắn trong công tác đào tạo. VACPA cần có sự hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội hành nghề kế toán kiểm toán các nước trong khi vực và thế giới để có thể đề ra những phương hướng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán quốc tế.

Hiện nay, thi chứng chỉ KVT Việt Nam được tổ chức 1 lần 1 năm và thí sinh có thể đăng ký thi toàn bộ 7 môn và thi không quá 3 lần, thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có tổng sốđơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi, hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.

- Việc tổ chức ôn thi và tổ chức thi đều do VACPA thực hiện khiến VACPA có thêm nhiệm vụ nặng nề, do đó VACPA chỉ nên tập trung vào việc hoàn thiện giáo trình đào tạo kiểm toán viên hành nghề vì hiện nay chúng ta chưa có một bộ giáo trình hoàn chỉnh và thống nhất cho việc ôn thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề. Việc ôn

thi nên để cho các trường đại học hoặc các tổ chức có chức năng giáo dục đào tạo thực hiện.

- Việc ràng buộc đối tượng tham gia thi chứng chỉ về các môn học khiến số lượng thí sinh tham gia ít lại, khiến mục tiêu phát triển số lượng kiểm toán viên bị hạn chế. Vì vậy, VACPA không nên mở rộng đối tượng tham gia bằng cách bỏđiều kiện tốt nghiệp các ngành nghề và yêu cầu về tiết học các môn để những người đang làm kiểm toán nhưng học các chuyên ngành khác có thể tham gia ôn thi và thi.

- Việc thi tất cả môn cùng một lúc khiến các KTV khó có thể lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc, thi một lần/năm và thi không quá 3 lần tạo áp lực lớn lên thí sinh làm ảnh chất lượng của người được cấp chứng chỉ KTV hành nghề. VACPA nên tổ chức 1 năm 2 lần và khống chế số lượng môn thi tối đa là 4 môn. Ngoài ra, chỉ nên khống chế thời gian hoàn thành chứng chỉ, không nên khống chế số lần thi.

- Ngoài ra, việc tổ chức ôn thi tập trung trong một thời gian ngắn với cường độ cáo gây khó khăn cho các KTV đề sắp xếp thời gian, công việc để tham gia, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ôn thi. Do đó, VACPA nên dàn kéo dài thời gian ôn thi để KTV có nhiều thời gian đầu tư cho kiến thức của mình trước khi tham gia kỳ thi.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI ĐÃ BAN HÀNH.PDF (Trang 96)