Việc ban hành Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán đã hoàn tất, việc tuân thủ các chuẩn mực mới là yêu cầu bắt buộc. Do đó, việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực mới đòi hỏi các công ty kiểm toán phải có bước chuẩn bị kỹ càng, cần đưa nội dung của các chuẩn mực mới vào chương trình đào tạo, cập nhật của công ty cũng như của tổ chức hội nghề nghiệp đểđảm bảo tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp được thực hiện một cách có hệ thống.
Thông qua hoạt động kiểm tra chất lượng hàng năm của tổ chức VACPA, có thể tổ chức đánh giá phân loại công ty kiểm toán nhằm tạo động lực cho các công ty kiểm toán hoàn thiện chính mình, nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán. Đồng thời thông qua việc phân loại này cũng giúp cho tổ chức VACPA có thể kiểm soát được các công ty yếu kém, từđó có những bước trợ giúp phù hợp cho các công ty này. Ngoài ra việc phân loại công ty kiểm toán còn giúp cho các cơ quan
quản lý có thể sàng lọc lựa chọn những loại công ty kiểm toán nào thì có thể kiểm toán những loại doanh nghiệp nào như chỉ có những công ty kiểm toán đạt chuẩn mới được phép thực hiện kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhờđó, chất lượng báo cáo của các công ty niên yết được nâng cao hơn.
3.2.4. Giải pháp mở rộng thị phần thị trường, đối tượng khách hàng, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng
Đi đôi với việc phát triển về qui mô KTV là sự phát triển qui mô về khách hàng, đối tượng kiểm toán. Để làm được điều này, trước hết chúng ta cần phải có qui định và bắt buộc thực hiện kiểm toán cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt và ưu tiên cho bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuyệt đối tránh và không được bỏ trống bất kỳ một lĩnh vực nào không thực hiện kiểm toán, đặc biệt là chúng ta cần phải thực hiện kiểm toán ngay các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, không được bỏ trống như hiện nay. Phải có giải pháp ngăn chặn và chấm dứt ngay tình trạng các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH thành lập nhưng không hoạt động, không có trụ sở hoặc hoạt động không lành mạnh, có nhiều tiêu cực trong kinh doanh như mua bán chứng từ giá trị gia tăng để thực hiện hoàn thuế GTGT khống, bắt tay và ủng hộ cho các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh, làm phức tạp thị trường và thông tin hiện nay....
Việc sát nhập, hợp nhất các công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh và vượt qua những khó khăn hiện tại đang là xu hướng trên thị trường. Các công ty kiểm toán cũng không thể nằm ngoài xu hướng này. Việc sát nhập, tái cấu trúc các công ty kiểm toán để có một quy mô hợp lý và có đủ điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ; phát triển đa dạng các loại dịch vụ tài chính có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội, đặc biệt chú trọng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết và các doanh nghiệp có lợi ích công chúng. Ngoài ra, việc thiết lập mô hình công ty thành viên như các hãng kiểm toán lớn trên thế giới vào các công ty kiểm toán Việt Nam cũng là một giải pháp tốt cho các công ty kiểm toán nhỏ mới
thành lập. Mô hình này mang lại lợi ích rất lớn cho các công ty thành lập sau, tận dụng được kinh nghiệm của người đi trước. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi các công ty kiểm toán lớn Việt Nam cần đầu tư một cách nghiêm túc và có hệ thống về qui trình trình kiểm toán hoàn chỉnh, đầu tư nguồn lực để sẵn sàng hỗ trợ các công ty thành viên trong mạng lưới của mình.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn mở rộng thị trường thì bên cạnh mở rộng thị trường trọng điểm thì cần phải tìm kiếm thị trường mới. Do đó việc hướng thị trường ra nước ngoài cũng là một giải pháp mà các công ty kiểm toán cần phải lưu ý. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các các ty kiểm toán cần có một sự thay đổi lớn trong tư duy đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo niềm tin về chất lượng cung cấp dịch vụ trong cách nhìn của quốc tế. Cần khẩn trương đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm làm việc quốc tếđể vươn đến thị trường nước ngoài. Ngoài ra, việc gia nhập làm thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế cũng là một bước đi đúng hướng của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay nhằm tận dụng kinh nghiệm cũng như học hỏi kiến thức từ các quốc gia có nền kinh tế và ngành kiểm toán phát triển lâu đời hơn chúng ta
Phát triển thị trường ra nước ngoài cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ VACPA trong việc mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế để thúc đẩy phát triên nghề nghiệp. Hợp tác với hiệp hội nghề nghiệp của các nước khác, xây dựng lộ trình rõ ràng để tiến tới hợp tác song phương công nhận Chứng chỉ hành nghề của KTV Việt Nam tại các nước trong khu vực và quốc tế.
3.2.5 Giải pháp đa dạng hoá loại hình sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách
hàng
Các dịch vụ cung cấp càng đa dạng, càng chất lượng và luôn đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của khách hàng thì càng có nhiều khả năng cạnh tranh. Để làm được ngay việc này đòi hỏi công ty kiểm toán có trình độ, giàu kinh nghiệm và có số lượng kiểm toán viên đông đảo mới có đủ khẳ năng cung cấp đa dạng hóa các dịch vụ kiểm toán. Đối
với các công ty kiểm toán Việt Nam, nhiệm vụ này là một vấn đề rất nặng nề và vô cùng khó khăn. Thực tế hiện nay, hầu hết các công ty kiểm toán Việt Nam chỉ cung cấp chủ yếu là dịch vụ kiểm toán, các dịch vụ khác như tư vấn, soát xét,.... hầu như chưa thực hiện hoặc có thực hiện chỉ ở mức độ rất nhỏ quá khiêm tốn, trong khi các dịch vụ này có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh, đem lại nhiều lợi nhuận và có nhiều ưu điểm, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Bên cạnh những dịch vụ đang hiện có, các công ty kiểm toán cần chủ động hơn trong việc khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp hoặc đưa nhu cầu đến cho doanh nghiệp vì trong môi trường không ngừng biến đổi của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, đòi các doanh nghiệp phải giải quyết những thử thách kinh doanh một cách nhanh nhạy và chuẩn bị cho bước phát triển sắp tới. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp nhiều dịch vụ khác cho doanh nghiệp như tư vấn về quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, tư vấn về rủi ro kinh doanh… Cần phải lập kế hoạch và nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc đòi hỏi các công ty phải có tổ chức một bộ phận điều tra nghiên cứu thị trường riêng biệt, nhiệm vụ cụ thể của bộ phận này:
- Nghiên cứu về các loại hình dịch vụđể cung cấp cho khách hàng bằng cách mua tài liệu, thông qua các phương tiện báo chí chuyên ngành, phát phiếu khảo sát về nhu cầu khách hàng…
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng của công ty: xem xét nguồn lực của công ty về việc thực hiện các dịch vụ mới. Có bước chuẩn bị kỹ cho các dịch vụ mới nhưđào tạo nhân lực, phát triển các mối quan hệđể phục vụ cho công việc.
- Nghiên cứu đẩy mạnh các hình quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp kiểm toán trong giới hạn của luật cho phép như tổ chức hội thảo, các chương trình hợp tác đào tạo nghề, các hoạt động từ thiện…
Ngoài ra, nhà nước cũng cần có chính sách thuếưu đãi cho các công ty kiểm toán khi phát triển những loại hình dịch vụ mới mà từ trước đến nay chưa có nhằm tạo động lực phát triển đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm của các công ty kiểm toán
3.2.6. Giải pháp về giá phí kiểm toán.
Giá phí kiểm toán là đòn bảy kinh tế quan trọng đối với các công ty kiểm toán và khách hàng. Vì giá cao hay thấp ảnh hưởng đến việc hợp đồng kiểm toán có được ký kết hay không và lợi nhuận của doanh nghiệp kiểm toán. Vì vậy để việc ký kết hợp đồng với sựđồng thuận giữa đôi bên và vẫn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đòi hỏi các công ty kiểm toán cần xây dựng một chính sách giá phí hợp lý dựa trên khối lượng công việc được thực hiện. Và phụ thuộc vào sự biến động của thị trường công công ty kiểm toán cần đưa ra chính sách giá phù hợp:
- Xây dựng giá phí tính theo giờ lao động của các cấp bậc tham gia một hợp đồng kiểm toán - Ước tính thời gian làm việc dựa trên khối lượng công việc
Các công ty kiểm toán cần có chiến lược rõ ràng để không giảm giá phí nhưng vẫn cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cap và nên cũng cấp thêm một số dịch vụ tư vấn hay đào tạo miễn phí cho khách hàng, đây là một trong những giá trị tăng thêm kèm theo trong gói dịch vụ kiểm toán nhằm duy trì mức phí kiểm toán hợp lý.
Ngoài ra, về phương diện quản lý VACPA cũng nên thiết lập, xây dựng một mức giá sàn cho các doanh nghiệp kiểm toán dựa trên các tiêu chí trên để tránh tình trạng cạnh tranh bằng giá khiến giá phí kiểm toán giảm xuống quá thấp không đảm bảo chất lượng của các dịch vụ kiểm toán.
3.3.8. Các giải pháp khác:
Các công ty kiểm toán cần xây dựng hệ thống phần mềm kiểm toán, quản lý hồ sở kiểm toán để hỗ trợ cho công việc nâng cao hiệu quả.
VACPA nên xây dựng hệ thống thư viện trực tuyến để hỗ hộ các công ty kiểm toán trong việc tra cứu các tài liệu phục vụ cho công việc của mình
Hoàn thiện hệ thống sơ sở pháp lý, với chế tài rõ ràng đối với việc vi phạm của KVT và các công ty kiểm toán
Tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi và học hỏi giữa các công ty kiểm toán để từng bước thu hẹp khoảng cách trình độ giữa các công ty kiểm toán.
Các cơ sởđào tạo nên có bộ phận chuyên trách phục vụ công tác quan hệ Doanh nghiệp kiểm toán nhằm khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, ký kết thỏa thuận cung ứng đào tạo nguồn nhân lực,
thu thập ý kiến các doanh nghiệp từng bước hiệu chỉnh chương trình đào tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
3.4 Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp
Đểđảm bảo các giải pháp có thể triển khai một cách khả thi thì đòi hỏi sự nỗ lực của rất nhiều tổ chức như Hội Kế toán Việt Nam và Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA); các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng kế toán, kiểm toan; và các công ty kiểm toán
3.4.1. Về phía Nhà nước
Bộ tài chính nên mạnh dạn trong việc chuyển giao những công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán sang các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, như: VAA và VACPA.
Cần sớm hiện thiện khung pháp lý để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn nữa giữa các công ty kiểm toán
3.4.2 Về phía Hội Kế toán Việt Nam và Hội Kiểm toán viên hành nghề
Hội cần chú trọng bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên quản lý của hội và kiểm toán viên đểđạt được trình độ của khu vực và quốc tế.
Tích cự tham gia cùng với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, bổ sung ,hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kiểm toán độc lập, hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán, đưa Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam vào vận hành có hiệu quả.
3.4.3 Về phía các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên, kiểm toán viên
Các cơ sở đào tạo bao gồm các học viện, trường đại học, tổ chức nghề nghiệp...cần chủđộng trong việc đánh giá và điều chỉnh các chương trình đào tạo trên cơ sở kết luận của Hội đồng Khoa học, trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và theo hướng tăng cường giờ thực hành, chú trọng đến thời gian tự nghiên cứu của sinh viên.
3.4.4. Về phía các công ty kiểm toán và KTV
Các công ty kiểm toán cần có một tầm nhìn chiến lược dài hạn để có những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của mình
Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát KTV để đảm bảo tính độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Tích cực tham gia đối thoại trong tổ chức hội nghề nghiệp, trao đổi với các cơ sở đào tạo để cùng nhau đưa ra những yêu cầu chung cho công tác đào tạo.
Về phía kiểm toán viên: cần không ngừng trao dồi kiến thức thông qua các khóa học hay đào tạo cũng các tổ chức. Tự thân cập nhập các kiến thức ngành nghề qua các phương tiện sách báo, internet. Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất để trở thành một kiềm toán viên chuyên nghiệp.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1, thực trạng hoạt động, hạn chế và những nguyên nhân gây ra hạn chếở chương 2. Trong chương 3, luận văn đã mạnh dạn đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập Việt Nam trong điều kiện hiện tại.
Với những giải pháp được trình trong chương 3 hy vọng sẽ góp phần thiết thực cho việc nâng cao chát lượng hoạt động của kiểm toán độc lập Việt Nam, qua đó góp phần giúp tăng sức cạnh tranh và tạo bước phát triển vững mạnh của nền kiểm toán độc lập nước nhà trên con đường hội nhập với thế giới và phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động kiểm toán có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nó giúp cho người sử dụng BCTC tin tưởng hơn về những thông tin trên BCTC, đồng thời góp phần vào việc công khai, minh bạch thông tin kinh tế tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức, lành mạnh hóa môi trường đầu tư. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tác giảđã thực hiện nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong điều kiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới đã được ban hành”, sau một thời gian nghiên cứu, đến đây tác giảđã hoàn thành việc nghiên cứu với những nội dung sau:
- Hệ thống hóa và phân tích để làm rõ hơn một số vấn lý luận về kiểm toán độc lập , chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập của các công ty Kiểm toán độc lập .;
- Phân tích các yếu tố cấu thành và các tiêu chí chất lượng hoạt động của công ty kiểm toán; phân tích các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập
- Đánh giá tổng thể thực trạng phát triển của kiểm toán độc lập cũng như đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập Việt nam
- Đề tài đã tập trung đề xuất và phân tích các giải pháp để nâng chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam. Các giải pháp đề xuất được xem xét ở nhiều khía cạnh về góc độ quản lý nhà nước, các cơ sởđào tao, hội nghề nghiệp và các công ty kiểm toán
- Đồng thời đề tài cũng đã đưa ra những điều kiện cơ bản liên quan đế những chủ thểđã được đề