Tình hình phát triển Kinh tế Xã hội trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc (Trang 34)

Thành năm 2013

3.1.3.1 Cơ cấu lao động

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là chủ trương của Đảng, của Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Số người trong độ tuổi lao động là 103.144 người, chiếm 60,64% tổng dân số.

Số lao động có nhu cầu đào tạo qua ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là 2.089 người, chiếm 2,19% so với tổng số người trong độ tuổi lao động.

Số lao động có nhu cầu đào tạo qua ngắn hạn là 1.328 người. Số lao động có nhu cầu đào tạo qua sơ cấp là 670 người. Số lao động có nhu cầu đào tạo qua trung cấp là 81 người. Số lao động có nhu cầu đào tạo qua cao đẳng là 10 người.

Dự báo cơ cấu lao động nông thôn có nhu cầu học nghề theo nhóm điều tra nhu cầu lao động nông thôn

Giai đoạn 2011 - 2015: <50%

Lao động nông thôn làm nông nghiệp: 50.000 lao động.

Lao động nông thôn làm lĩnh vực phi nông nghiệp: 20.000 lao động. Lao động nông thôn chuyển sang làm việc ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động: 18.000 lao động.

Giai đoạn 2016 – 2020

Lao động nông thôn làm nông nghiệp: 59.912 lao động.

Lao động nông thôn làm lĩnh vực phi nông nghiệp: 22.000 lao động. Lao động nông thôn chuyển sang làm việc ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động: 16.000 lao động.

3.1.3.2 Kinh tế - Xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 đạt 13,47% (Năm 2012 là 12,08%), trong đó: khu vực I là 5,03% (Năm 2012 là 4,21%), khu vực II là 15,96% (Năm 2012 là 14,9%), khu vực III là 18,59% (Năm 2012 là 17,37%).

Về cơ cấu kinh tế, khu vực I là 37,4% (Năm 2012 là 36,77%), khu vực II là 15,42% (Năm 2012 là 15,46%), khu vực III là 47,18% (Năm 2012 là 47,77%).

Khu vực I 37,4%

Khu vực II 15,42% Khu vực III 47,18%

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang

Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành năm 2013

GDP bình quân đầu người đạt 31,3 triệu đồng (Năm 2012 là 26,7 triệu). Có 18/23 chỉ tiêu đạt và vượt, 03/23 chỉ tiêu gần đạt và 02/23 chỉ tiêu không đạt kế hoạch Nghị quyết HĐND huyện.Lĩnh vực nông nghiệp, diện tích sản xuất lúa chất lượng cao chiếm 80,3%, thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng” chiếm 96% và “1 phải 5 giảm” chiếm 43% diện tích xuống giống; sản xuất lúa giống được 4.417 ha (chiếm khoảng 5,4% DTXG); có khoảng 6.883 ha được tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn. Thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Châu Thành từ nay đến năm 2015. Trong năm, đã hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết các vùng và sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao (CNC) gồm: (01) Quy hoạch vùng sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao, (02) Quy hoạch vùng sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, (03) Quy hoạch vùng sản xuất hoa màu an toàn, (04) Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013– 2015, 2016–2020 và tầm nhìn đến 2030. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đạt hiệu quả cao, không để xảy ra dịch bệnh.

Về xây dựng nông thôn mới, sau gần 04 năm (2010 – 2013) tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện đã đạt 03/20 tiêu chí (1, 3, 16) với 21/59 chỉ tiêu đạt và vượt so với quy định đến năm 2020; tăng 02 tiêu chí, 05 chỉ tiêu và giảm 01 chỉ tiêu so với năm 2012. Trong đó, xã Vĩnh Thành đạt 13 tiêu chí (42 chỉ tiêu), Vĩnh Nhuận đạt 10 tiêu chí (44 chỉ tiêu), Bình Hòa đạt 10 tiêu chí (44 chỉ tiêu), thị trấn An Châu đạt 11 tiêu chí (43 chỉ tiêu), các xã còn lại đạt 4 - 9 tiêu chí. Trong năm, huyện đã thực hiện 03 hạng mục công trình với tổng vốn đầu tư 11.626 triệu đồng (ngân sách trung ương 4.000 triệu, ngân sách huyện 1.398 triệu, vốn dân 6.232 triệu đồng) gồm: nâng cấp đường GTNT cầu Tầm Du – UBND xã Vĩnh Nhuận (đoạn từ UBND xã Vĩnh Thành – cầu Dây); Xây dựng tuyến bờ tây kênh ông Quỳnh nối liền bắc ngọn Chung Rầy; xây dựng tuyến giao thông bờ bắc kênh Tân Phú 2 và bờ tây kênh Núi Chóc – Năng Gù.

Lĩnh vực công nghiệp và TTCN, giá trị sản xuất (giá cố định) đạt 927 tỷ đồng (trong đó các hộ kinh doanh cá thể đạt 477 tỷ), đạt 102% KH, tăng

14,2% so cùng kỳ; một số ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn như: chế biến lương thực, thực phẩm, gạch ngói, cơ khí, may mặc... là những ngành có lợi thế của địa phương. Phát triển mới 23 cơ sở, thu hút 76 lao động, số tiền 3,8 tỷ đồng (hiện toàn huyện có 1.036 cơ sở, thu hút 6.914 lao động, tổng vốn 127 tỷ đồng). Hoạt động thương mại diễn ra bình thường, tình hình giá cả thị trường các tháng đầu năm tăng nhẹ không biến động bất thường, lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường.

Phát triển mới 226 cơ sở, thu hút 412 lao động với số tiền 21,4 tỷ đồng (toàn huyện có 5.464 cơ sở, thu hút 9.274 lao động, tổng vốn 187 tỷ đồng). Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2012 - 2016; huyện đã tập trung củng cố các chợ, đồng thời thực hiện tuyên truyền công tác chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại Chợ Bình Đức (TP Long Xuyên) và chợ Bình Thủy (thành phố Cần Thơ).

Về tài chính - ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước là 454,6 tỷ đồng (trong đó các khoản phát sinh ngoài dự toán là 76,5 tỷ đồng); nếu loại trừ các khoản phát sinh ngoài dự toán thì tổng thu ngân sách nhà nước là 378,1 tỷ đồng, đạt 147,7% so dự toán tỉnh giao, đạt 127,3% so dự toán huyện giao, trong đó thu ngân sách trên địa bàn là 74,3 tỷ đồng, đạt 110,6% so dự toán tỉnh giao và huyện giao. Tổng chi ngân sách địa phương là 445,2 tỷ đồng, đạt 145,1% dự toán năm tỉnh giao, đạt 132,9% so dự toán huyện giao, trong đó chi đầu tư XDCB là 30,8 tỷ đồng đạt 176,1% so dự toán tỉnh giao và 97,3% so với dự toán huyện giao.

Về giáo dục, năm học 2012-2013, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai nhiều biện pháp thực hiện công tác chống bỏ học, tỷ lệ học sinh bỏ học được khống chế dưới mức kế hoạch, cụ thể: tiểu học là 0,58% (cùng kỳ năm trước 0,60% - kế hoạch không quá 1%); THCS là 2,37% (cùng kỳ năm học trước 2,76% - kế hoạch không quá 3%). Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%. Đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập mầm non cho trẻ 05 tuổi năm 2013 (đang hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra công nhận phổ cập THCS).

Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, do thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nên tình hình dịch bệnh ở người giảm so với cùng kỳ; nhất là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trong năm, xảy ra 57 ca sốt xuất huyết (giảm 274 ca so với cùng kỳ), 66 ca tay chân miệng (giảm 134 ca so với cùng kỳ); xử lý kịp thời 09 ổ dịch. Triển khai 05 đợt thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng. Tổ chức phun xịt hóa chất vệ sinh, phòng chống dịch bệnh tại các điểm trường và cấp Cloramin B cho các Trạm Y tế để cấp cho các điểm trường nhà trẻ, mẫu giáo. Phát hiện mới 12 ca nhiễm HIV/AIDS, hiện đang quản lý 89 ca (31 ca HIV, 58 ca AIDS), đang điều trị ARV 76 ca. Lũy kế đã phát hiện 398 ca nhiễm HIV, 284 ca AIDS, chết 211, chuyển đi 40, số mất dấu 58. Tổ chức truyền thông cho 6.989 lượt người.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc (Trang 34)