Kiểm định Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc (Trang 54)

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Bình Hòa để làm việc, tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhiều tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu có liên quan. Trong bảng câu hỏi này, tác giả đưa ra bộ tiêu chí gồm 22 biến dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tế kết hợp với thảo luận nhóm (nghiên cứu định tính) và phỏng vấn trực tiếp (nghiên cứu định lượng) và được phân thành 5 nhóm chính: (1) Nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện KCN; (2) Nhóm các yếu tố thuộc về mức trả công và hình thức trả công; (3) Nhóm các yếu tố thuộc về sự hòa hợp giữa cá nhân và tổ chức; (4) Nhóm các yếu tố thuộc về an toàn; (5) Nhóm các yếu tố thuộc về công việc và đào tạo. Sau đó sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 – rất không quan trọng cho đến 5 – rất quan trọng để đánh giá mức độ của từng tiêu chí. Nhưng do tất cả 22 biến đều là biến định tính, cho nên có thể không đánh giá được khách quan quan điểm của đáp viên, vì vậy thang đo được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha trước để loại bỏ những biến không phù hợp.

Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo với 22 biến thuộc 5 nhóm chính đã đưa vào mô hình nghiên cứu. Dựa vào nguyên tắc chọn và loại biến đã xây dựng tác giả đã kiểm định Cronbach’ Alpha qua 2 lần, cụ thể như sau:

- Lần 1: Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 1 (Bảng 4.5) cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha khá cao bằng 0,838 nằm trong khoảng từ 0,8 đến 1 chứng tỏ thang đo này tốt. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến - tổng của 7 biến: KCN1, KCN2, KCN4, SHH2, ẠT5, CVDT2, CVDT5 nhỏ hơn 0,3 vì thế tác giả quyết định loại bỏ 7 biến này ra khỏi mô hình để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 1

Ký hiệu

Tiêu chí Biến hiệu

chỉnh – tổng tƣơng quan Cronbach’s Alpha nếu loại biến KCN1 Vị trí KCN ,202 ,841

KCN2 Môi trường xung quanh KCN ,268 ,837

KCN3 Có nhiều nhà trọ cho công nhân

thuê ,542 ,826

KCN4 Có nhiều khu vui chơi giải trí ,265 ,838

KCN5 Vấn đề an ninh, an toàn tại KCN ,488 ,829

KCN6 Các dịch vụ công cộng (điện, nước,

điện thoại, internet,…) ,431 ,831

KCN7 Cơ sở hạ tầng (giao thông, bưu

điện, trung tâm y tế,…) ,366 ,833

MTCV HTTC1

Chế độ lương của công ty

,507 ,828

MTCV HTTC2

Chế độ thưởng, phụ cấp của công

ty ,511 ,827

SHH1 Mối quan hệ với đồng nghiệp ,477 ,830

SHH2 Chính sách quản lý nhân sự ,230 ,838

AT1 Nhà ở cho công nhân ,556 ,825

AT2 Trang thiết bị nơi làm việc ,456 ,830

AT3 Bảo hộ lao động ,609 ,821

AT4 Bảo hiểm cho công nhân ,585 ,823

AT5 Mức độ an toàn lao động ,275 ,838

AT6 Danh tiếng, uy tín của công ty ,466 ,829

CVDT1 Thời gian làm việc ,430 ,831 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CVDT2 Yêu cầu trình độ học vấn ,196 ,840

CVDT3 Yêu cầu trình độ nghề ,394 ,832

CVDT4 Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp ,314 ,835

CVDT5 Các chương trình tập huấn kỹ năng

sống ,247 ,837

Cronbach’s Alpha = 0,838

- Lần 2: Sau khi loại bỏ 7 biến: KCN1, KCN2, KCN4, SHH2, ẠT5, CVDT2, CVDT5 tiến hành kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2 với 15 biến còn lại. Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2

(Bảng 4.6) cho thấy hệ số tương quan biến - tổng của 15 biến còn lại đều lớn hơn 0,3 nên không có biến nào bị loại. Hệ số Cronbach’Alpha tăng lên 0,851 nằm trong khoảng từ 0,8 đến 1 chứng tỏ thang đo này tốt. Vậy 15 biến này đều phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2

Ký hiệu

Tiêu chí Biến hiệu

chỉnh – tổng tƣơng quan

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

KCN3 Nhà ở cho công nhân ,528 ,840

KCN5 Vấn đề an ninh, an toàn tại KCN ,478 ,842 KCN6 Các dịch vụ công cộng (điện, nước,

điện thoại, internet,…) ,400 ,846

KCN7 Cơ sở hạ tầng (giao thông, bưu

điện, trung tâm y tế,…) ,424 ,845

MTCVH TTC1

Chế độ lương của công ty

,523 ,840

MTCVH TTC2

Chế độ thưởng, phụ cấp của công

ty ,535 ,839

SHH1 Mối quan hệ với đồng nghiệp ,498 ,842

AT1 Nhà ở cho công nhân ,595 ,835

AT2 Trang thiết bị nơi làm việc ,410 ,846

AT3 Bảo hộ lao động ,565 ,837

AT4 Bảo hiểm cho công nhân ,549 ,838 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

AT6 Danh tiếng, uy tín của công ty ,490 ,842

CVDT1 Thời gian làm việc ,484 ,842

CVDT3 Yêu cầu trình độ nghề ,426 ,845

CVDT4 Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp ,343 ,850

Cronbach’s Alpha = 0,851 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, tác giả giữ lại 15 biến có ý nghĩa và hệ số tương quan biến – tổng cao cho mô hình nghiên cứu. Nhưng làm thế nào để dễ phân tích và chỉ lưu lại những biến có ý nghĩa hơn ta phải dùng đến phân tích nhân tố khám phá (EFA) để gom nhóm các biến có tương quan lại với nhau.

- Lần 1: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 < KMO = 0,749 < 1,0); (2) Kiểm định Bartlett’s về sự tương quan của các biến quan

sát (Sig. = 0,000 < 0,05) chứng tỏ các biến có liên quan chặt chẽ với nhau; (3) Tổng phương sai trích = 63,317% (> 50%) đạt yêu cầu và cho biết 4 nhóm nhân tố giải thích được 63,317% độ biến thiên của dữ liệu. Điều này cho thấy kết quả phân tích EFA là hoàn toàn thích hợp.

Bảng 4.7: Ma trận xoay nhân tố lần 1 Ký hiệu Nhân tố F1 F2 F3 F4 KCN3 ,185 ,179 ,484 ,384 KCN5 -,081 ,256 ,243 ,712 KCN6 ,040 ,020 ,559 ,353 KCN7 ,192 ,142 ,127 ,553 MTCVHTTC1 ,198 ,125 ,164 ,732 MTCVHTTC2 ,599 ,263 -,045 ,443 SHH1 ,507 ,340 ,361 -,048 AT1 ,860 ,158 ,195 ,141 AT2 ,063 ,620 ,033 ,273 AT3 ,148 ,934 ,059 ,176 AT4 ,152 ,927 ,064 ,133 AT6 ,116 ,165 ,694 ,175 CVDT1 ,923 ,005 ,074 ,130 CVDT3 ,355 -,078 ,681 ,046 CVDT4 -,060 -,001 ,831 ,072

Từ bảng kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 (Bảng 4.7) cho thấy hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là các biến thành phần đạt được độ tin cậy cao trong mô hình. Tuy nhiên để biến có ý nghĩa thực tiễn thì hệ số tải nhân tố cần lớn hơn 0,5 nên tác giả loại bỏ 1 biến KCN3 khỏi mô hình nghiên cứu để đảm bảo hệ số tải nhân tố của các biến thành phần đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thực tế. Do đó, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá lần 2 với 14 biến còn lại.

- Lần 2: Tiến hành phân tích nhân tố khám phá với 14 biến, kết quả cho thấy các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 < KMO = 0,728 < 1,0); (2) Kiểm định Bartlett’s về sự tương quan của các biến quan sát (Sig. = 0,000 < 0,05) chứng tỏ các biến có liên quan chặt chẽ với nhau; (3) Tổng phương sai trích = 65,193% (> 50%) đạt yêu cầu và cho biết 4 nhóm nhân tố giải thích được 65,193% độ biến thiên của dữ liệu. Điều này cho thấy kết quả phân tích EFA là hoàn toàn thích hợp.

Ký hiệu Nhân tố F1 F2 F3 F4 MTCVHTTC2 ,603 ,266 -,060 ,437 SHH1 ,507 ,330 ,351 -,025 AT1 ,866 ,162 ,184 ,127 CVDT1 ,926 ,006 ,062 ,116 AT2 ,073 ,631 ,014 ,243 AT3 ,152 ,934 ,052 ,175 AT4 ,154 ,924 ,062 ,139 KCN6 ,035 ,011 ,566 ,423 AT6 ,129 ,182 ,679 ,164 CVDT3 ,354 -,078 ,697 ,086 CVDT4 -,052 ,012 ,835 ,090 KCN5 -,068 ,273 ,214 ,698 KCN7 ,191 ,144 ,127 ,577 MTCVHTTC1 ,203 ,132 ,141 ,741

Sau 2 lần kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha và 2 lần phân tích nhân tố khám phá (EFA), từ 22 biến thuộc 5 nhóm nhân tố chính đưa vào mô hình nghiên cứu ban đầu nay chỉ còn lại 14 biến gom thành 4 nhân tố chính.

Cụ thể như sau:

Nhân tố F1 gồm 4 biến có tương quan khá chặt chẽ với nhau, cụ thể như sau: MTCVHTTC2 (Chế độ thưởng, phụ cấp của công nhân), AT1 (Nhà ở cho công nhân), SHH1 (Mối quan hệ với đồng nghiệp), CVDT1 (Thời gian làm việc). Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố chính sách và quan hệ”.

Nhân tố F2 gồm 3 biến có tương quan khá chặt chẽ với nhau, cụ thể như sau: AT2 (Trang thiết bị nơi làm việc), AT3 (Bảo hộ lao động), AT4 (Bảo hiểm cho công nhân). Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố an toàn”.

Nhân tố F3 gồm 4 biến có tương quan khá chặt chẽ với nhau, cụ thể như sau: KCN6 (Các dịch vụ công cộng), CVDT3 (Yêu cầu trình độ nghề), CVDT4 (Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp), AT6 (Danh tiếng, uy tín của công ty). Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố đảm bảo”.

Nhân tố F4 gồm 3 biến có tương quan khá chặt chẽ với nhau, cụ thể như sau: KCN5 (Vấn đề an ninh, an toàn tại KCN), KCN7 (Cơ sở hạ tầng), MTCVHTTC1 (Chế độ lương của công ty). Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố lợi ích và điều kiện KCN”.

4.3.3 Xác định hệ số điểm nhân tố

Thiết lập phương trình ước lượng điểm nhân tố của 4 nhóm nhân tố trên như sau:

F1 = 0,230MTCVHTTC2 + 0.186SHH1 + 0,382AT1 + 0,443CVDT1 F2 = 0,268AT2 + 0,436AT3 + 0,439AT4

F3 = 0,224KCN6 + 0,335AT6 + 0,334CVDT3 + 0,453CVDT4 F4 = 0,442KCN5 + 0,366KCN7 + 0,491MTCVHTTC1

Từng hệ số trong phương trình ước lượng điểm nhân tố sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đến nhân tố chung. Biến có hệ số lớn nhất sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung, cụ thể:

Biến CVDT1 (Thời gian làm việc) có hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,443 nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F1 (Nhân tố chính sách và quan hệ).

Biến AT4 (Bảo hiểm cho công nhân) có hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,439 nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F2 (Nhân tố an toàn). Đối với mọi hình thức lao động thì yếu tố bảo hiểm lao động củng được xem là quan trọng đối với công nhân. Khi làm tại một công ty nào đó thì lao động luôn quan tâm đến lợi ích mà công ty dành cho họ. Vì thế, KCN cần xem xét kỹ điều này khi tuyển dụng lao động làm việc tại KCN.

Biến CVDT4 (Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp) có hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,453 nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F3 (Nhân tố đảm bảo).

Biến MTCVHTTC1 (Chế độ lương của công ty) có hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,491 nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F4 (Nhân tố lợi ích và điều kiện KCN).

4.3.4 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Ban đầu tác giả đưa vào mô hình 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Bình Hòa để làm việc. Tuy nhiên, sau khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhiều lần của 22 biến thuộc 5 nhóm nhân tố nêu trên, cho thấy rằng một số biến đưa vào mô hình đã không còn phù hợp, mô hình nghiên cứu đã có sự thay đổi, chỉ còn 14 biến quan sát thuộc 4 nhóm nhân tố là: nhân tố chính sách và quan hệ, nhân tố an toàn, nhân tố đảm bảo, nhân tố lợi ích và điều kiện KCN.

(Nguồn: Số liệu khảo sát 2014) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.6 Mô hình điều chỉnh

Quyết của của công nhân khi chọn KCN Bình Hòa để làm việc

An toàn

Đảm bảo

Lợi ích và điều kiện KCN Chính sách và quan hệ

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔNG NHÂN TẠI KCN BÌNH HÒA

------

5.1 Những tồn tại bất cập trong việc chọn việc làm tại các KCN của ngƣời lao động lao động

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn lao động tại KCN gặp khó khăn trong vấn đề chọn việc là do còn nhiều hạn chế về mọi mặt như:

Thứ nhất: công nhân có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kém nên họ phải chấp nhận làm công việc với lương thấp.

Thứ hai: công nhân làm việc xa nhà, không có hộ khẩu thường trú nên vấn đề nhà ở, nhà trọ rất quan trọng đối với việc đi làm. Bên cạnh đó đời sống công nghiệp nhộn nhịp, những cám dỗ của thị thành, công nhân dễ sa vào các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm.

Thứ ba: công nhân tại KCN chưa quen với tác phong làm việc công nghiệp nên chưa thích nghi, cảm thấy công việc nhiều áp lực do phải thường xuyên tăng ca, làm thêm nhiều công việc khác.

Thứ tư: do đi làm xa nhà nên công nhân phải tốn thêm nhiều khoản chi phí: tiền đi lại, tiền nhà trọ, …

Thứ năm: khả năng tiếp cận thông tin tìm kiếm việc làm thấp, chủ yếu được giới thiệu từ bạn bè hoặc người thân.

5.2 Một số giải pháp thu hút và nâng cao lòng trung thành của công nhân tại KCN tại KCN

5.2.1 Về chính sách và quan hệ

- Việc cạnh tranh và thu hút lao động trong bối cảnh hiện nay, trước hết các doanh nghiệp phải có những biện pháp nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các quy tắc về Luật lao động: điều chỉnh thang bảng lương theo quy định mới; đảm bảo các quyền lợi cho người lao động. Doanh nghiệp cần có các chính sách đãi ngộ người lao động: tiền lương, tiền thưởng, tiền tăng ca, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc,…

- Tập trung vào xây dựng để hình thành và vận hành hiệu quả cơ chế hợp tác đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp thuộc KCN đúng với nguyên tắc thị trường. Công đoàn doanh nghiệp trong KCN ngày càng hoàn thiện và nâng cao vai trò vì công đoàn có vai trò quan trọng là người đại diện cho lao động.

- Đặc biệt về chính sách thời gian làm việc tại KCN cần được quan tâm, chú trọng giờ làm việc và giờ tăng ca hợp lý, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho công nhân để lấy lại sức lao động làm việc tiếp tục. Thời gian làm việc càng

hợp lý thì người lao động càng muốn chọn KCN làm việc, công nhân sẽ trung thành hơn với việc làm và nơi mình làm việc.

- Vấn đề nhà ở cho người lao động

Để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc phát triển KCN, trong Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư cần quy định những điều kiện và nội dung cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của địa phương và chủ đầu tư trong việc quy hoạch và phát triển KCN. Bảo đảm việc phát triển các KCN phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở và các điều kiện hạ tầng xã hội thiết yếu cho công nhân, có những chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN, chính sách hỗ trợ phát triển và đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ ưu đãi đặc biệt về phát triển nhà ở cho công nhân (hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng; ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cho doanh nghiệp,…).

Quy hoạch KCN phải được gắn với quy hoạch khu nhà ở cho công nhân. Quy hoạch khu nhà ở cho công nhân cần đáp ứng quy hoạch chung của đô thị, nhà ở dành cho công nhân là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. Vì vậy việc quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân phải gắn với các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội.

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Ngoài việc xây dựng nhà ở từ nguồn vốn nhà nước, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để cho thuê, thuê mua, bán trả dần (trả góp), trả chậm,… theo cơ chế thị trường để góp phần tăng nguồn cung nhà ở trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng, kể cả các đối tượng có thu nhập thấp; có chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc xây dựng nhà ở cho người lao động và người có thu nhập thấp để việc xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán được đảm bảo: thu hồi được vốn và

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc (Trang 54)