Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc (Trang 31)

Để khái quát về quá trình nghiên cứu, tôi đã thiết lập khung nghiên cứu khái quát như sau:

Nguồn: Khung nghiên cứu đề xuất của tác giả

Hình 2.2 Khung nghiên cứu

Phỏng vấn trực tiếp 150 công nhân đang làm việc tại KCN Bình Hòa (huyện Châu Thành)

Nhập số liệu thu thập được là 128 mẫu vào phần mềm Excel và xuất ra phần mềm SPSS

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tần số, trung bình

Thực trạng về đời sống và việc làm của công nhân tại

KCN Bình Hòa

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn KCN của

công nhân

Một số giải pháp thu hút và nâng cao lòng trung thành của công nhân tại KCN

CHƢƠNG 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HÒA

------ 3.1 Khái quát chung về huyện Châu Thành

3.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Châu Thành được thành lập trên cơ sở tách huyện Châu Thành X thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn theo Quyết định số 300/CP ngày 23/8/1979 của Hội đồng Chính phủ ( nay là Chính phủ ), về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang. Huyện Châu Thành nằm tiếp giáp Thành Phố Long Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên 34.682 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 29.252 ha, huyện Châu Thành có 13 xã - thị trấn với 63 ấp; tiếp giáp với 4 huyện và thành phố, đó là huyện Tịnh Biên, Châu Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn và TP Long Xuyên.

- Phía Bắc Giáp huyện Châu Phú.

- Phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới. - Phía Đông - Đông Nam giáp TP. Long Xuyên. - Phía Nam giáp huyện Thoại Sơn.

- Phía Tây giáp huyện Tri Tôn.

- Phía Tây Bắc giáp huyện Tịnh Biên.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 3.1.2.1 Địa hình 3.1.2.1 Địa hình

An Giang có 2 địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng chiếm khoảng 82% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của 89% dân cư toàn tỉnh. Đồng bằng cũng được phân thành 2 loại: đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Huyện Châu Thành thuộc dạng đồng bằng phù sa, đây là dãy đất ở hữu ngạn sông Hậu. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây – Tây Nam, nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 – 1,0 m so với mực nước biển. Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp cho cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

3.1.2.2 Khí hậu

Huyện Châu thành ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây nam và gió mùa Đông bắc. Gió Tây nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc nên có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.

3.1.2.3 Dân số - Dân tộc

Dân số là 171.480 người với 34.018 họ, có các dân tộc Kinh, Khome, Chăm và Hoa, Châu Thành là nơi có đạo hòa hảo phát triển.

3.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện Châu Thành năm 2013 Thành năm 2013

3.1.3.1 Cơ cấu lao động

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là chủ trương của Đảng, của Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Số người trong độ tuổi lao động là 103.144 người, chiếm 60,64% tổng dân số.

Số lao động có nhu cầu đào tạo qua ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là 2.089 người, chiếm 2,19% so với tổng số người trong độ tuổi lao động.

Số lao động có nhu cầu đào tạo qua ngắn hạn là 1.328 người. Số lao động có nhu cầu đào tạo qua sơ cấp là 670 người. Số lao động có nhu cầu đào tạo qua trung cấp là 81 người. Số lao động có nhu cầu đào tạo qua cao đẳng là 10 người.

Dự báo cơ cấu lao động nông thôn có nhu cầu học nghề theo nhóm điều tra nhu cầu lao động nông thôn

Giai đoạn 2011 - 2015: <50%

Lao động nông thôn làm nông nghiệp: 50.000 lao động.

Lao động nông thôn làm lĩnh vực phi nông nghiệp: 20.000 lao động. Lao động nông thôn chuyển sang làm việc ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động: 18.000 lao động.

Giai đoạn 2016 – 2020

Lao động nông thôn làm nông nghiệp: 59.912 lao động.

Lao động nông thôn làm lĩnh vực phi nông nghiệp: 22.000 lao động. Lao động nông thôn chuyển sang làm việc ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động: 16.000 lao động.

3.1.3.2 Kinh tế - Xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 đạt 13,47% (Năm 2012 là 12,08%), trong đó: khu vực I là 5,03% (Năm 2012 là 4,21%), khu vực II là 15,96% (Năm 2012 là 14,9%), khu vực III là 18,59% (Năm 2012 là 17,37%).

Về cơ cấu kinh tế, khu vực I là 37,4% (Năm 2012 là 36,77%), khu vực II là 15,42% (Năm 2012 là 15,46%), khu vực III là 47,18% (Năm 2012 là 47,77%).

Khu vực I 37,4%

Khu vực II 15,42% Khu vực III 47,18%

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang

Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành năm 2013

GDP bình quân đầu người đạt 31,3 triệu đồng (Năm 2012 là 26,7 triệu). Có 18/23 chỉ tiêu đạt và vượt, 03/23 chỉ tiêu gần đạt và 02/23 chỉ tiêu không đạt kế hoạch Nghị quyết HĐND huyện.Lĩnh vực nông nghiệp, diện tích sản xuất lúa chất lượng cao chiếm 80,3%, thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng” chiếm 96% và “1 phải 5 giảm” chiếm 43% diện tích xuống giống; sản xuất lúa giống được 4.417 ha (chiếm khoảng 5,4% DTXG); có khoảng 6.883 ha được tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn. Thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Châu Thành từ nay đến năm 2015. Trong năm, đã hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết các vùng và sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao (CNC) gồm: (01) Quy hoạch vùng sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao, (02) Quy hoạch vùng sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, (03) Quy hoạch vùng sản xuất hoa màu an toàn, (04) Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013– 2015, 2016–2020 và tầm nhìn đến 2030. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đạt hiệu quả cao, không để xảy ra dịch bệnh.

Về xây dựng nông thôn mới, sau gần 04 năm (2010 – 2013) tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện đã đạt 03/20 tiêu chí (1, 3, 16) với 21/59 chỉ tiêu đạt và vượt so với quy định đến năm 2020; tăng 02 tiêu chí, 05 chỉ tiêu và giảm 01 chỉ tiêu so với năm 2012. Trong đó, xã Vĩnh Thành đạt 13 tiêu chí (42 chỉ tiêu), Vĩnh Nhuận đạt 10 tiêu chí (44 chỉ tiêu), Bình Hòa đạt 10 tiêu chí (44 chỉ tiêu), thị trấn An Châu đạt 11 tiêu chí (43 chỉ tiêu), các xã còn lại đạt 4 - 9 tiêu chí. Trong năm, huyện đã thực hiện 03 hạng mục công trình với tổng vốn đầu tư 11.626 triệu đồng (ngân sách trung ương 4.000 triệu, ngân sách huyện 1.398 triệu, vốn dân 6.232 triệu đồng) gồm: nâng cấp đường GTNT cầu Tầm Du – UBND xã Vĩnh Nhuận (đoạn từ UBND xã Vĩnh Thành – cầu Dây); Xây dựng tuyến bờ tây kênh ông Quỳnh nối liền bắc ngọn Chung Rầy; xây dựng tuyến giao thông bờ bắc kênh Tân Phú 2 và bờ tây kênh Núi Chóc – Năng Gù.

Lĩnh vực công nghiệp và TTCN, giá trị sản xuất (giá cố định) đạt 927 tỷ đồng (trong đó các hộ kinh doanh cá thể đạt 477 tỷ), đạt 102% KH, tăng

14,2% so cùng kỳ; một số ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn như: chế biến lương thực, thực phẩm, gạch ngói, cơ khí, may mặc... là những ngành có lợi thế của địa phương. Phát triển mới 23 cơ sở, thu hút 76 lao động, số tiền 3,8 tỷ đồng (hiện toàn huyện có 1.036 cơ sở, thu hút 6.914 lao động, tổng vốn 127 tỷ đồng). Hoạt động thương mại diễn ra bình thường, tình hình giá cả thị trường các tháng đầu năm tăng nhẹ không biến động bất thường, lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường.

Phát triển mới 226 cơ sở, thu hút 412 lao động với số tiền 21,4 tỷ đồng (toàn huyện có 5.464 cơ sở, thu hút 9.274 lao động, tổng vốn 187 tỷ đồng). Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2012 - 2016; huyện đã tập trung củng cố các chợ, đồng thời thực hiện tuyên truyền công tác chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại Chợ Bình Đức (TP Long Xuyên) và chợ Bình Thủy (thành phố Cần Thơ).

Về tài chính - ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước là 454,6 tỷ đồng (trong đó các khoản phát sinh ngoài dự toán là 76,5 tỷ đồng); nếu loại trừ các khoản phát sinh ngoài dự toán thì tổng thu ngân sách nhà nước là 378,1 tỷ đồng, đạt 147,7% so dự toán tỉnh giao, đạt 127,3% so dự toán huyện giao, trong đó thu ngân sách trên địa bàn là 74,3 tỷ đồng, đạt 110,6% so dự toán tỉnh giao và huyện giao. Tổng chi ngân sách địa phương là 445,2 tỷ đồng, đạt 145,1% dự toán năm tỉnh giao, đạt 132,9% so dự toán huyện giao, trong đó chi đầu tư XDCB là 30,8 tỷ đồng đạt 176,1% so dự toán tỉnh giao và 97,3% so với dự toán huyện giao.

Về giáo dục, năm học 2012-2013, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai nhiều biện pháp thực hiện công tác chống bỏ học, tỷ lệ học sinh bỏ học được khống chế dưới mức kế hoạch, cụ thể: tiểu học là 0,58% (cùng kỳ năm trước 0,60% - kế hoạch không quá 1%); THCS là 2,37% (cùng kỳ năm học trước 2,76% - kế hoạch không quá 3%). Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%. Đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập mầm non cho trẻ 05 tuổi năm 2013 (đang hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra công nhận phổ cập THCS).

Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, do thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nên tình hình dịch bệnh ở người giảm so với cùng kỳ; nhất là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trong năm, xảy ra 57 ca sốt xuất huyết (giảm 274 ca so với cùng kỳ), 66 ca tay chân miệng (giảm 134 ca so với cùng kỳ); xử lý kịp thời 09 ổ dịch. Triển khai 05 đợt thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng. Tổ chức phun xịt hóa chất vệ sinh, phòng chống dịch bệnh tại các điểm trường và cấp Cloramin B cho các Trạm Y tế để cấp cho các điểm trường nhà trẻ, mẫu giáo. Phát hiện mới 12 ca nhiễm HIV/AIDS, hiện đang quản lý 89 ca (31 ca HIV, 58 ca AIDS), đang điều trị ARV 76 ca. Lũy kế đã phát hiện 398 ca nhiễm HIV, 284 ca AIDS, chết 211, chuyển đi 40, số mất dấu 58. Tổ chức truyền thông cho 6.989 lượt người.

3.2 Tổng quan tình hình phát triển các KCN ở ĐBSCL

ĐBSCL hiện đang phấn đấu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế vùng đi lên bằng việc hình thành các KCN, KKT với những bước chuyển kinh tế quan trọng.

Lũy kế đến tháng 7/2014, cả nước có 295 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 83.626 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 55.691 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến nay, 207 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 61.601 ha và 88 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 22.025 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 25.370 ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 47%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 65%. 6 tháng đầu năm, đầu tư nước ngoài vào các KKT, KCN đạt 303 dự án cấp mới và 218 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn 5,56 tỷ USD; lũy kế đến nay, các KCN đã thu hút 5.290 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 77,1 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 48% vốn đăng ký. Tổng doanh thu các KKT, KCN đạt 47,4 tỷ USD và 76.600 tỷ đồng, tăng 34%; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 27,1 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2014, khu vực ĐBSCL hiện nay có 74 KCN đã được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 24.000 ha, diện tích đất cho thuê tại các KCN trong vùng ĐBSCL chỉ 39,7% và tại các cụm công nghiệp tỷ lệ này chỉ là 27,47% so với tổng diện tích được quy hoạch. Số KCN có tỷ lệ lấp đầy tập trung tại những tỉnh có số lượng KCN nhiều như : Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Long An là địa phương dẫn đầu trong vùng ĐBSCL với số lượng 36 KCN. 7 tháng đầu năm 2013 , các KCN ĐBSCL thu hút được 353 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 3,5 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện đạt 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho 200 ngàn lao động. Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL còn có 3 khu kinh tế là: Định An (trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau) và Phú Quốc (Kiên Giang) với tổng diện tích 4.374 ha, cả 3 khu kinh tế đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu kinh tế này đã thu hút được 22 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 2 tỷ USD, vốn thực hiện 37 triệu USD, tạo việc làm cho 43.894 lao động.

Các ngành công nghiệp có lợi thế phát triển trong các KCN vùng ĐBSCL như: công nghiệp chế biến nông sản (chế biến lương thực, thực phẩm và thủy sản); gia công hàng dệt, may, da giày phục vụ trong nước và xuất khẩu; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất hóa chất, sản phẩm nhựa (PE, PP); sản xuất thiết bị điện, điện tử; công nghiệp cơ khí và lắp ráp thiết bị cơ khí phục vụ cho chế biến nông sản và sửa chữa tàu thuyền vận tải thủy.

Tuy nhiên có một thực trạng hiện nay là đa số các KCN, CCN đang trong tình trạng quy hoạch treo, dự án treo kéo dài nhiều năm hoặc triển khai ì ạch, không giải phóng được mặt bằng, nên khó thu hút nhà đầu tư; ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, nhiều KCN, CCN đã chiếm diện tích đất tốt ven sông Tiền, sông Hậu nhiều năm qua nhưng làm ì ạch dẫn đến lãng phí rất lớn gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống.

3.2.2 Những thuận lợi của các KCN ĐBSCL

Ưu thế của các KCN là giá thuê đất khá thấp (dao động từ 0,6 – 0,9 USD/m2/năm, như KCN Mỹ Tho 0,8 USD/m2/năm, Vĩnh Long từ 0,6 – 0,8 USD/m2/năm... trong khi giá thuê đất của các KCN Đông Nam Bộ trung bình trên 30 USD/m2/năm). Bên cạnh đó ĐBSCL có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, các tỉnh có nhiều ưu đãi trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN. Như:

3.2.2.1 Vốn

ĐBSCL có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước (90% lượng gạo xuất khẩu cả nước, 70% hàng nông sản và 52% hàng thủy sản) do đó đa số các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông – lâm – thủy sản. Báo cáo của Bộ Kế hoạch – Đầu tư 7 tháng đầu năm 2013, các KCN thuộc vùng ĐBSCL thu hút được 353 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đa ̣t 3,5 tỷ USD, trong đó vốn thực hiê ̣n đa ̣t 1,5 tỷ USD.

3.2.2.2 Cơ sở hạ tầng

Năm 2010, ĐBSCL có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh về đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không.

- Đường bộ: dài 40.932 km, trong đó có 1.799 km đường quốc lộ, 3.385 km tỉnh lộ, 35.748 km hương lộ. Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng đồng bộ, có nhiều loại hình vận tải sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển. - Đường thủy: có bờ biển dài hơn 700 km, có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 28.000 km, trong đó có 13.000 km có thể

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)