Về an toàn

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc (Trang 63)

- Bảo hiểm cho công nhân

Nội dung chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động khi ốm đau phải nghỉ chữa bệnh được thực hiện dưới nhiều hình thức trợ cấp thay cho khoảng lương không có khi nghỉ việc; Bảo hiểm xã hội cho nữ công nhân khi thai sản, được nghỉ để đi khám thai, nghỉ trước và sau khi sinh, chế độ trợ cấp mất sữa cho những người khi sinh bị mất sữa nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cho nữ công nhân và chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Bảo hiểm đối với người bị tai nạn lao động hoặc người bị bệnh nghề nghiệp. Bảo hiểm xã hội đối với người mất khả năng lao động do tuổi già, thể hiện bằng chế độ trợ cấp hưu trí. Đối với mọi hình thức lao động thì yếu tố bảo hiểm lao động là quan trọng đối với công nhân, lao động luôn quan tâm đến những lợi ích mà công ty dành cho họ. Vì thế, KCN cần xem xét kỹ điều này trước khi tuyển dụng lao động.

- Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc

Các doanh nghiệp trong KCN cần không ngừng nâng cao năng suất thiết bị máy móc, nhập các thiết bị hiện đại, thực hiện nguyên tắc “đi trước, đón đầu” về công nghệ giúp cho người lao động tiếp cận được các phương pháp sản xuất tân tiến, từ đó hình thành nên tác phong lao động công nghiệp. Doanh nghiệp cần trang bị máy móc cho các khâu sản xuất nguy hiểm, giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho công nhân.

- Đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động

Các giải pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh cho người lao động:

+ Đảm bảo 100% người tham gia lao động được hưởng các chế độ BHYT, BHTN.

+ Tổ chức khám sức khỏe và phát thuốc miễn phí định kỳ cho công nhân. + Đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường làm việc để giảm thiểu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chủ yếu là bệnh bụi phổi silic và điếc do tiếng ồn.

+ Giám sát việc thực hiện đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu an toàn vệ sinh lao động trong quá trình thiết kế sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, vận hành và bảo quản nhà xưởng, quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong quá trình lao động.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác phòng cháy chữa cháy ở các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế. Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Xác định rõ các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động để phổ biến rút kinh nghiệm; kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động.

+ Các quy định tối thiểu về an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường phải được áp chế thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

+ Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật lao động, củng cố mạng lưới y tế lao động; tăng cường đội ngũ thanh tra an toàn vệ sinh lao động; trong đó, quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về tầm quan trọng của việc đảm bảo các quy tắc về an toàn vệ sinh lao động.

- Đẩy mạnh thông tin việc làm

Đối với lao động, thông tin việc làm là rất quan trọng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 32,9% lao động trả lời khi chọn KCN Bình Hòa để làm việc là do dễ tìm việc làm, nguyên nhân là nhờ vào những kênh thông tin về việc làm trước khi di cư, mà chủ yếu kênh thông tin từ bạn bè và người thân. Thông tin việc làm bao gồm cơ hội tìm được việc làm, thông tin về hồ sơ, tiền công, các quyền lợi,… Do đó phải đẩy mạnh thông tin việc làm thông qua những lao động hiện đang làm việc tại KCN, các phương tiện truyền thông, trung tâm giới thiệu việc làm.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp bình hòa để làm việc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)