3.4.1 Giới thiệu về KCN Bình Hòa
Tháng 6 năm 2009 UBND tỉnh An Giang quyết định thành lập KCN Bình Hòa có diện tích 132 ha, nằm tại khu vực ngã ba lộ tẻ, thuộc huyện Châu thành, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên 15 km, cảng Mỹ Thới 20 km và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên 67 km. Năm 2006 thực hiện
xong công tác đền bù giải tỏa; triển khai san lấp xong mặt bằng giai đoạn I (39,24 ha) và giao mặt bằng cho nhà đầu tư. vừa triển khai dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, vừa tiến hành giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
Năm 2007 thực hiện san lấp mặt bằng giai đoạn II, triển khai thi công cơ sở hạ tầng giai đoạn I.
Năm 2010 cơ bản lấp đầy mặt bằng toàn khu công nghiệp.
KCN Bình Hòa cặp quốc lộ 91 và tỉnh lộ 941, gần sông Hậu là tuyến giao thông chính phục vụ vận chuyển hàng hóa trong khu vực và đến các trung tâm kinh tế khác trong và ngoài nước. KCN Bình Hòa có vị trí thuận lợi về giao thông, đồng thời nằm ngay vùng nguyên liệu nông thủy sản Tứ giác Long Xuyên.
Kết cấu hạ tầng KCN Bình Hòa đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của các nhà đầu tư: đường giao thông nội bộ trong KCN rộng, hệ thống cấp điện sử dụng điện của mạng lưới quốc gia từ trạm biến áp 110/22 KW – 2x40MVA tại KCN.
3.4.2 Hiện trạng phát triển KCN Bình Hòa
KCN hiện nay đang mời gọi và sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư: chế biến nông – thủy – súc sản; chế biến thực phẩm, rau quả; chế biến thức ăn chăn nuôi; dệt, may mặc, da giày, nhựa, hàng tiêu dùng; cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; vật liệu xây dựng và trang trí nội thất;…
Giá thuê đất và phí hạ tầng:
- Giá cho thuê đất: 0,3 – 0,35 USD/m2/năm. - Phí hạ tầng: 0,2 USD/m2/năm.
Bảng 3.1 Đơn giá cho thuê đất công nghiệp
Đơn vị tính: USD/m2/năm. Phương thức thanh toán
tiền thuê đất
KCN Bình Hòa (huyện Châu Thành) Vị trí 1 (Cặp trục đường KCN số 3) Vị trí 2 (Vị trí còn lại) - Trả hàng năm 0,350 0,300
- Trả trước 1 lần cho 05 năm 0.333 0,285
- Trả trước 1 lần cho 10 năm 0,315 0,270
- Trả trước 1 lần cho 15 năm 0,298 0,255
- Trả trước 1 lần cho 20 năm 0,280 0,240
- Trả trước 1 lần cho 30 năm trở lên 0,245 0,210
Nguồn: Ban quản lý KCN Bình Hòa
- Phí sử dụng hạ tầng (chưa tính nước thải) được trả hàng năm là 0,20 USD/m2/năm.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang, từ 6 tháng đầu năm 2014 đến nay, tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) đạt kết quả khả quan. Đến nay, có khoảng 20 nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các KCN và khu KTCK. KCN Bình Hòa hiện nay đã được đầu tư tốt, đã xây dựng trạm điện trong KCN, phù hợp cho việc đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó đường dẫn vào KCN chưa được mở rộng và gặp thách thức lớn trong việc thu hút lao động.
Đến nay, tỷ lệ lấp đầy đạt 39,4%. Trong 6 tháng đầu năm 2014, đã cấp giấy chứng nhận cho 2 nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
+ Dự án xây dựng nhà máy sản xuất, gia công giày thể thao xuất khẩu (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, diện tích thuê đất 10 ha, đến nay nhà đầu tư đã triển khai xây dựng nhà máy. Trong tương lai gần, nhà máy sẽ giải quyết cho 20.000 lao động.
+ Dự án sản xuất điện năng lượng mặt trời của nhà đầu tư Mỹ, tổng vốn đầu tư là 26 triệu USD, diện tích thuê đất 16 ha. Dự kiến nhà đầu tư sẽ thực hiện dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, diện tích thuê đất 5 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 12 triệu USD.
Dự kiến sẽ tiếp nhận thêm một dự án sản xuất tấm pin mặt trời, nâng tỷ lệ lấp đầy KCN lên 44,4 ha.
Lũy kế đến thời điểm hiện tại có 8 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1.231 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 270 tỷ đồng.
Các nhà máy đi vào hoạt động tại KCN Bình Hòa đã giải quyết việc làm cho trên 1.668 lao động. Trong năm 2014 , đã thu hút khoảng 456 lao động , trong đó lực lượng lao động nữ chiếm khoảng 1.268 người, nguyên nhân là do phần lớn công việc tại KCN Bình Hòa đòi hỏi sức khỏe và tình thẩm mỹ cao nên thu hút nhiều lao động nữ.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cho biết, thời gian qua tỉnh đã đầu tư gần 400 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạng tầng các khu công nghiệp. Bình Hòa với tổng mức đầu tư 290 tỷ đồng, tổng vốn thực hiện lá 159,852 tỷ đồng. Cơ quan chức năng đang thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán của Dự án đường giao thông Khu công nghiệp Bình Hòa ra sông Hậu và Cầu Tàu với tổng mức đầu tư là 79 tỷ đồng, tổng vốn thực hiện là 40,004 tỷ đồng. Đất sạch ở các khu công nghiệp đã có sẵn, 20 nhà đầu tư đăng ký thuê 65 héc-ta đất tại các khu công nghiệp (tổng vốn đăng ký kinh doanh hơn 2.500 tỷ đồng) và nhiều dự án đã triển khai xây dựng nhà máy được đưa vào hoạt động ở các lĩnh vực chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và gia công hàng may mặc (nhà đầu tư Thái Lan), sản xuất, gia công giày xuất khẩu (nhà đầu tư Đài Loan), chế biến hạt nhựa, nước tinh khiết, hàng gia dụng…
Ngoài ra UBNN tỉnh An Giang ra quyết định (Quyết định số 1004/QĐ- UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014) các đầu tư dự án vào KCN Bình Hòa đến năm 2020 như: Đầu tư mới 2 nhà máy chế biến thịt với ước tính 300 tỷ đồng bằng nguồn vốn doanh nghiệp cộng vốn vay; Nhà máy chế biến bột cá với nguồn vốn 120 tỷ bao gồm vốn doanh nghiệp cộng vốn vay; Nhà máy lắp ráp máy nông – ngư – cơ với nguồn vốn 200 tỷ đồng bao gồm vốn doanh nghiệp và vốn vay; Dự án nhà máy sản xuất cầu kiện bê tông ứng xuất với nguồn vốn 35 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có và vốn vay. (Bảng 3.2
Bảng 3.2 Các dự án đầu tư vào KCN Bình Hòa
Số TT
Tên Dự án Công suất Vốn đầu tư (tỷ
đồng) Nguồn vốn Thời gian 2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2015 2016 - 2020 1 Đầu tư mới 2 nhà
máy chế biến thịt 10.000 tấn/năm 10.000 tấn/năm
150 150 Doanh nghiệp + vay 2012 - 2015 2 Nhà máy chế biến bột cá 10000 – 20000 tấn/năm 0 120 0 Doanh nghiệp + vay 2012 - 2015 3 Dự án nhà máy sản xuất cầu kiện bê tông ứng suất
10 triệu md/năm 20 triệu md/năm 10 25 Vốn tự có, vốn vay 2011 – 2020 4 Nhà máy lắp ráp máy nông – ngư - cơ 500 cái/năm 600 cái/năm 100 100 Doanh nghiệp , vay 2013 - 2018
Nguồn: Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014
KCN Bình Hòa hiện có 6 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm 2014, doanh thu của 6 doanh nghiệp khoảng 50 tỳ đồng, các khoản phải nộp ngân sách đạt 1,3 tỷ đồng. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt khoảng 509 tỷ đồng, các khoản phải nộp ngân sách đạt khoản 7,5 tỷ đồng.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA CÔNG NHÂN KHI CHỌN KCN BÌNH HÒA ĐỂ LÀM VIỆC
------ 4.1 Mô tả khái quát về đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài khảo sát 128 công nhân đang làm việc tại KCN Bình Hòa và lấy mẫu theo phương pháp phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về đặc điểm của mẫu khảo sát, tác giả tiến hành phân tích những thông tin của đáp viên và những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Bình Hòa để làm việc. Sau đây là một số tiêu chí phân tích:
Bảng 4.1 Thông tin đáp viên
Thông tin đáp viên Số mẫu (ngƣời) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam Nữ 128 57 71 100 44,5 55,5 Độ tuổi Dưới 22 Từ 22 – 30 Trên 30 128 34 90 24 100 26,7 70,4 2,9 Quê quán Thánh phố/thị xã Thị trấn, trung tâm xã Vùng sâu, vùng xa 128 28 49 51 100 21,9 38,3 39,8 Tình trạng hôn nhân Còn độc thân
Đã lập gia đình, chưa có con Đã lập gia đình, có con nhỏ
Đã lập gia đình, có con trưởng thành
128 84 21 23 0 100 65,6 16,4 18 0 Trình độ học vấn Cấp I Cấp II Cấp III Trung cấp nghề Cao đẳng, đại học 128 0 60 58 7 3 100 0 46,9 45,3 5,5 2,3
Nguồn: Số liệu khảo sát 2014
- Về giới tính: Theo kết quả khảo sát 128 lao động đang làm việc tại KCN đa số là nữ chiếm 55,5%, nam chiếm 45,5% nguyên nhân là do tính chất công việc tại KCN đòi hỏi nhiều lao động nữ; ngoài ra có rất nhiều công việc ở nông thôn không phù hợp với lao động nữ, trong khi đó lao động nam có lợi thế về điều kiện sức khỏe tốt nên có thể làm được những công việc doii92 hỏi sức khỏe tốt hơn.
-Về độ tuổi: Tuổi của lao động trong KCN thể hiện phần nào tính chất của công việc, tuổi lao động càng trẻ thì thể hiện tính chất công việc đòi hỏi nhiều sức lao động. Theo kết quả khảo sát đa số lao động làm việc tại KCN là lao động trẻ và có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi (chiếm 97,1% số mẫu) đây là nhóm tuổi có sức khỏe tốt nhất và có nhu cầu làm việc cao nhất, nhóm tuổi
này được chia thành 3 nhóm tuổi nhỏ như sau: nhóm tuổi từ 21 trở cuống, nhóm tuổi từ 22 – 30, nhóm tuổi trên 30.
- Về quê quán: dựa vào bảng 4.1 ta thấy phần lớn công nhân đều đến từ vùng sâu, vùng xa (39,8%); thị trấn, trung tâm xã (38,3%); còn lại là ở thành phố, thị xã (21,9%).
- Về tình trạng hôn nhân: Dựa vào bảng 4.2 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu ta thấy đa số công nhân còn độc thân chiếm tỷ lệ khá cao 84 người (65,6%), còn lại là đã lập gia đình chưa có con hoặc đã có con nhỏ lần lượt chiếm 16,4%, 18%.
- Trình độ học vấn: Phân tích về trình độ học vấn ta thấy rằng phần lớn công nhân có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp II và cấp III (46,9% và 45,3%), kết quả củng cho thấy không có trường hợp nào mù chữ; lao động có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng, đại học chiếm 7,8%. Tuy nhiên hạn chế về trình độ không ảnh hưởng đến quá trình tìm việc của người lao động tại KCN, bởi vì các công ty chủ yếu tuyển chọn lao động phổ thông, nếu được chấp nhận tuyển dụng, lao động vừa học nghề vửa làm khoảng 2 – 3 tuần thì có thể bắt đầu quen với công việc.
4.2 Thực trạng về đời sống và việc làm của công nhân tại KCN Bình Hòa 4.2.1 Thực trạng đời sống của công nhân 4.2.1 Thực trạng đời sống của công nhân
- Hình thức cư trú: Hình 4.1 phản ánh tình hình cư trú của người lao động. Đa số học đều cư trú lâu dài ở nơi đang ở (81%) vì tính chất công việc. Số lao động cư trú từ 6 tháng trở lên và dưới 6 tháng là 9% và 7%. Ngoài ra còn có số ít lao động chưa đăng kí nơi ở nhưng cư trú lâu dài ở nơi khác cùng tỉnh (3%).
Cư trú lâu dài
Chưa đăng ký, cư trú lâu dài nơi khác cùng tỉnh Cư trú 6 tháng trở lên Cư trú dưới 6 tháng 81% 9% 7% 3%
Nguồn: Số liệu khảo sát 2014
Hình 4.1 Tình hình cư trú của lao động
- Dạng nhà ở: Về hình thức nhà đang ở đa số người lao động có nhà ở thuộc nhà thuê mướn (nhà trọ) với tỷ lệ 47%, còn lại là nhà của người thân, bà con hoặc sở hữu cá nhân với tỷ lệ xấp xỉ 26% và 27%.
Sở hữu của người thân Sở hữu cá nhân Nhà thuê mướn 26% 27% 47%
Nguồn: Số liệu khảo sát 2014
Hình 4.2 Dạng nhà ở của người lao động
- Về các trang thiết bị cần thiết hiện tại trong nhà và các dịch vụ công cộng, đa phần người lao động cần có các trang bị sử dụng các dịch vụ công cộng như: tivi (82,2%), xe gắn máy (75%), bếp gas (60,9%), quạt máy (82,8%), điện (82%), nước máy (57, 8%). Các trang thiết bị và dịch vụ công cộng khác như: DVD, máy vi tính, tủ lạnh, máy giặt, internet, truyền hình cáp,… là những món đồ xa xỉ đối với người lao động, họ là công nhân tiền lương chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình nên việc mua sắm những vật phẩm này đối với họ là chưa cần thiết.
- Theo hình 4.3 hầu hết các lao động trước khi đến làm việc tại KCN đều là học sinh, sinh viên (45%); tiếp đến là nông nghiệp (25%); những công việc khác như: làm thuê, nội trợ chiếm 14%; Phi nông nghiệp (12%) và cuối cùng là tự kinh doanh (7%). Vì đa phần là học sinh, sinh viên nên trước khi đến làm tại KCN, họ không có thu nhập chủ yếu là tiền của gia đình hoặc từ việc làm thêm. Do không có điều kiện nên phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Những người làm nông nghiệp, phi nông nghiệp, tự kinh doanh và công việc khác trước khi làm việc tại KCN, công việc của họ không ổn định, thu nhập thấp, điều kiện không thuận lợi hoặc sức khỏe không cho phép nên họ không tiếp tục làm. Chuyển vào KCN sẽ có công việc và thu nhập ổn định, môi trường làm việc tốt với công việc nhẹ nhàng.
Nông nghiệp Phi nông nghiệp Tự kinh doanh Học sinh/sinh viên Khác 25% 9% 7% 45% 14%
Nguồn: Số liệu khảo sát 2014
Hình 4.3 Nghề nghiệp của người lao động trước khi đến làm tại KCN
4.2.2 Việc làm của ngƣời lao động tại KCN
Theo số liệu điều tra dựa vào hình 4.4 cho thấy hầu hết các lao động trước khi đến làm việc tại KCN đều không có trình độ tay nghề, chuyên môn (82%). Nguyên nhân do các công ty tại KCN không đòi hỏi trình độ tay nghề, công nhân được nhận sẽ vừa học nghề vừa làm việc do đó người lao động dễ làm quen với công việc một cách thành thạo. Các chương trình tập huấn kỹ năng nghề nghiệp, học nghề, cấp chứng chỉ nghề tại các công ty ít được áp dụng do tốn chi phí nên các công ty không áp dụng.
Không có chuyên môn Chứng chỉ tay nghề
82% 18%
Nguồn: Số liệu khảo sát 2014
Hình 4.4 Trình độ tay nghề trước khi làm tại KCN
Lao động tại KCN Bình Hòa đa số là làm công nhân (82,8%), họ làm việc tại các công ty xuất khẩu may mặc, sắt thép. Số lao động có bằng cấp chiếm tỷ lệ rất thấp (7,8%) và lao động giản đơn (9,4%).
Có hai nhóm nguyên nhân mà người lao động chọn làm việc tại KCN được trình bày ở bảng 4.2. Các yếu tố đẩy như: thiếu việc làm ở địa phương
(33,9%), thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp (7,4%), ngày công tiền lương thấp (11,7%), trình độ tay nghề thấp (17%), công việc ở nhà không ổn định (20,8%). Các yếu tố kéo như: dễ tìm việc làm (32,9%), tiền công lương cao hơn (21,1%), công việc ổn định lâu dài (28,6%), môi trường làm việc tốt (10,5%). Đây là những nguyên nhân chính mà người lao động tìm đến KCN Bảng 4.2 Các nguyên nhân “đẩy” và “kéo” người lao động đến làm việc tại KCN Nhóm Các yếu tố Tần số (người) Tỷ lệ (%) Xếp hạng Nguyên nhân “đẩy”
Thiếu việc làm ở địa phương 96 33,9 1
Thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp 21 7,4 5
Ngày công, tiền lương thấp 33 11,7 4
Trình độ, tay nghề thấp 48 17 3
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi 13 4,6 6
Không đất sản xuất 7 2,5 7
Công việc ở nhà không ổn định 59 20,8 2
Nguyên nhân khác 6 2,1 8
Nguyên nhân “kéo”
Dễ tìm việc làm 100 32,9 1
Tiền công, lương cao hơn 64 21,1 3