4.1.2.1 Sơ lƣợc tình hình cho vay qua 3 năm (2011-2013) tại Ngân hàng
Tình hình biến động cho vay chung ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Bình qua 3 năm 2011-2013 nhƣ sau:
45
a) Doanh số cho vay
Ngân hàng là tổ chức trung gian, đi vay để cho vay. Do đó, có thể nói doanh số cho vay phản ánh khả năng hoạt động của Ngân hàng, là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động ngân hàng.
Diễn biến tình hình cho vay tại ngân trong 3 năm 2011- 2014 Bảng 4.2 Doanh số cho vay qua 3 năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh-NHNo&PTNT huyện Thanh Bình)
Từ bảng 4.2, cho thấy chỉ tiêu doanh số cho vay có sự gia tăng qua các năm. Trong đó, các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn dân cƣ trên địa bàn huyện chủ yếu sống bằng nghề nông, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo thời vụ nên nhu cầu vốn chỉ cần trong ngắn hạn, chỉ có số ít hộ kinh doanh với quy mô lớn mới cần vốn trong thời gian dài, điều này dẫn đến cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể:
Năm 2012 doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng là 894.164 triệu đồng, tăng 20,94% so với năm 2011 tƣơng đƣơng với mức tăng 154.822 triệu đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 848.192 triệu đồng tăng 146.886 triệu đồng, còn cho vay trung hạn cũng tăng 20,86% so với năm 2011 tƣơng ứng với mức tăng 7.936 triệu đồng.
Đến năm 2013 tiếp tục có sự tăng trƣởng của doanh số cho vay đạt 1.136.585 triệu đồng tăng 27,11% so với năm 2012, tƣơng ứng tăng 242.421 triệu đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn tăng 27,26% tƣơng ứng 231.249 triệu đồng, và cho vay trung hạn cũng tăng đáng kể đạt 11.172 triệu đồng tăng 24,30% so với năm 2012. Nguyên nhân góp phần tạo nên sự tăng này là do năm 2013 Ngân hàng đã thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu dƣ nợ cho vay và
Doanh số cho vay 2011 Năm 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 701.306 848.192 1.079.441 146.886 20.94 231.249 27,26 Trung, dài hạn 38.036 45.972 57.144 7.936 20,86 11.172 24,30 Tổng cộng 739.342 894.164 1.136.585 154.822 20,94 242.421 27,11
46
chiến lƣợc kinh doanh, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Bình xác định đƣợc nhiệm vụ của mình là phục vụ nông nghiệp nông thôn có chọn lọc đầu tƣ, đáp ứng nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà huyện đã triển khai. Chú trọng đầu tƣ vùng chuyên canh cây lúa, phát triển cây trồng vật nuôi,...Nó đã đem lại hiệu quả kinh tế, ngƣời dân đã ăn nên làm ra và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của mình nên cần đến vốn đầu tƣ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ....Bên cạnh đó Ngân hàng là nơi có uy tín và là nơi tái cấp vốn lý tƣởng với lãi suất phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
b) Doanh số thu nợ
Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng giải ngân cho ngƣời vay có thể đƣợc thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc không thể thu hồi đƣợc. Nhƣng ngân hàng là một tổ chức trung gian đi vay để cho vay, nguồn vốn tự có của ngân hàng không thể đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Do đó, ngân hàng đi vay tiền của dân cƣ, của các tổ chức tín dụng khác, của ngân hàng Nhà nƣớc…để mở rộng nguồn vốn và phải trả lãi.
Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp đƣợc lãi đầu vào, chi phí hoạt động và đảm bảo có lợi nhuận. Chính vì vậy, công tác thu hồi nợ đúng hạn có ý nghĩa hết sức quan trọng và đƣợc ngân hàng đặt lên hàng đầu.
Diễn biến tình hình thu nợ qua 3 năm 2011-2013 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Bình.
Bảng 4.3 Doanh số thu nợ qua 3 năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 641.413 705.381 952.548 63.968 9,97 247.167 35,04 Trung, dài hạn 41.250 74.311 56.235 33.061 80,15 (18.076) (24,32) Tổng cộng 682.663 779.692 1.008.783 97.029 14,21 229.091 29,38
47
Trong tổng doanh số thu nợ của 3 năm 2011 - 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong các năm (lớn hơn 90%) và có sự tăng trƣởng qua các năm. Cụ thể:
Doanh số thu nợ theo thời hạn của năm 2012 đạt 779.692 triệu đồng, tăng 14,21%, tƣơng ứng với mức tăng 97.029 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 là 705.381 triệu đồng, tăng 63.968 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011, tức tăng 9,97%.
Năm 2013, doanh số thu nợ đạt 1.008.783 triệu đồng, tăng 229.091 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng 29,38% so với năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng tăng tỷ trọng đối với các món cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, do công tác chỉ đạo, quản lý tốt của ban lãnh đạo và sự nổ lực của cán bộ nhân viên Ngân hàng trong công tác quản lý, thu hồi nợ. Các cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc hơn qui trình cho vay từ khâu thẩm định hồ sơ khách hàng đến việc đôn đốc, nhắc nhở ngƣời vay trả nợ đúng hạn. Về phía khách hàng, đa số khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cam kết, có ý thức trong việc trả lãi, trả vốn gốc đúng hạn cho Ngân hàng.
Doanh số thu nợ trung, dài hạn trong giai đoạn 2011 – 2013 cũng có nhiều biến động so với doanh số thu nợ ngắn hạn. Cụ thể, doanh số thu nợ trung hạn năm 2012 là 74.311 triệu đồng tăng 33.061 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng 80,15% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số thu nợ trung hạn giảm 24,32% so với năm 2012. Trƣớc hết, do chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng nên doanh số thu nợ trung, dài hạn thấp hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn.
Nguyên nhân của sự gia tăng doanh số thu nợ trong 3 năm qua là do nhiều món vay trung hạn trƣớc đây đã đáo hạn. Đồng thời, trong những năm này tình hình sản xuất, kinh doanh nói chung của khách hàng vay vốn tƣơng đối ổn định sau cuộc khủng hoảng vì thế cũng đảm bảo đƣợc khả năng trả nợ. Đặc biệt, do những món vay này tƣơng đối lớn nên Ngân hàng có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc họ trả nợ đúng hạn.
c) Tình hình dư nợ tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Bình.
Chỉ tiêu dƣ nợ phản ánh thực trạng ngân hàng tại một thời điểm nhất định, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
48
Bảng 4.4 Doanh số dƣ nợ giai đoạn năm 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 411.979 524.619 651.769 112.640 27,34 127.150 24,24 Trung, dài hạn 79.608 81.440 82.542 1.832 2,3 1.102 1,35 Tổng cộng 491.587 606.059 734.311 114.472 23,29 128.252 21,16
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh-NHNo&PTNT huyện Thanh Bình)
Cũng giống nhƣ doanh số cho vay ngắn hạn, dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ. Năm 2011, tổng dƣ nợ đạt 491.587 triệu đồng đến năm 2012 đạt 606.059 triệu đồng, tăng 114.472 triệu đồng, tức tăng 23,29%. Trong đó, dƣ nợ ngắn hạn năm 2012 đạt 524.619 triệu đồng, tăng 112.640 triệu đồng so với năm 2011, tức tăng 27,34%.
Sang năm 2013, tổng dƣ nợ tiếp tục tăng và đạt 734.311 triệu đồng, tức tăng 128.252 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng 21,16% so với năm 2012. Trong đó, dự nợ ngắn hạn cũng tăng và đạt 651.769 triệu đồng, tăng 127.150 triệu đồng, tƣơng ứng mức 24,24% so với năm 2012. Nguyên nhân dƣ nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm là do trên địa bàn kinh tế tập trung sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhỏ và chủ yếu là hộ cá thể, nên nhu cầu vốn của ngƣời dân là ngắn hạn. Thêm vào đó, ngành kinh doanh thƣơng mại dịch vụ cũng phát triển mạnh, do địa phƣơng quan tâm đầu tƣ giao thông nông thôn, mở rộng đô thị hóa vùng nông thôn nên việc giao lƣu buôn bán thông suốt. Cho nên các ngành kinh doanh dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, tiêu dùng đƣợc mở rộng, dƣ nợ loại hình này cũng tăng nhanh, chủ yếu cho vay những đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, hộ tiểu thƣơng,… Bên cạnh dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao thì dƣ nợ trung hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dƣ nợ của Ngân hàng, nhƣng đã góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế địa phƣơng, nhất là máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất, thu hoạch trong nông nghiệp.
49
Dƣ nợ trung, dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 tăng nhẹ và đạt 81.440 triệu đồng, tƣơng ứng tăng mức 2,3% so với năm 2011. Sang năm 2013 dƣ nợ tăng thêm và đạt ngƣỡng 82.542 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 1,35% so với năm 2012. Nguyên nhân là trong năm này, các hộ sản xuất đầu tƣ mua máy gặt đập liên hợp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nên làm cho dƣ nợ trung, dài hạn tăng.
d) Nợ xấu
Chất lƣợng tín dụng là mục tiêu quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Mỗi cán bộ tín dụng đều thận trọng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay, lấy phƣơng án sản xuất kinh doanh làm cở sở quyết định cho vay là chính. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng không phải lúc nào cũng thuận lợi, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta phải bị cạnh tranh gây gắt trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, bên cạnh đó còn chịu tác động trực tiếp từ thiên nhiên nhƣ thiên tai, lũ lụt,…Đó chính là những rủi ro tiềm ẩn cho cả ngƣời sản xuất và Ngân hàng.
Bảng 4.5 Tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh-NHNo&PTNT huyện Thanh Bình)
Từ bảng 4.5, cho thấy tình hình nợ xấu có sự biến động qua 3 năm, tăng trong năm 2012 và giảm vào năm 2013. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 1.426 triệu đồng. Đến năm 2012 tăng lên 3.746 triệu đồng, tăng 162,69% so với năm 2011 tƣơng ứng với mức tăng là 2.320 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do trong năm 2012 mực nƣớc lũ dâng cao làm vỡ đê nhiều vùng trong huyện, ảnh hƣởng đến mùa màng của nhiều hộ dân. Ngoài ra, trong năm qua nền kinh tế nƣớc ta có nhiều biến động làm cho chi phí sản xuất tăng cao, thị trƣờng tiêu thụ kém,…Sang năm 2013, nợ xấu ngắn hạn có sự giảm nhẹ trở lại. Cụ thể, nợ xấu ngắn hạn giảm xuống 32,41% so với năm 2012 tƣơng ứng với mức giảm là 1.214 triệu đồng. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy
Chỉ tiêu 2011 Năm 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 1.426 3.746 2.532 2.320 162,69 (1.214) (32,41) Trung, dài hạn 971 1.148 917 177 18,23 (231) (20,12) Tổng cộng 2.397 4.894 3.449 2.497 104,17 (1.445) (29,53)
50
là do trong năm 2012 Ngân hàng luôn coi trọng việc tăng trƣởng tín dụng đi đôi với chất lƣợng tín dụng do đó công tác thẩm định và kiểm soát món vay luôn đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng luôn tích cực đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Chính vì vậy mà các khoản nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng trong năm 2013 đã giảm rõ.
Đối với nợ trung, dài hạn giai đoạn từ năm 2011 – 2013 cũng có sự biến động mạnh, so với năm 2011 thì nợ xấu trung, dài hạn năm 2012 đã tăng lên 18,23%, tƣơng ứng với mức tăng là 177 triệu đồng. Nguyên nhân là ngƣời việc đầu tƣ vào các thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất, nhƣng trong năm này ngƣời dân gặp khó khăn do lũ lụt, thiên tai nên việc họ không trả nợ đúng hạn, làm cho nợ xấu trung hạn trong năm tăng trở lại. Đến năm 2013, khoản mục này đã giảm 20,12% so với năm 2012, tƣơng đƣơng giảm với mức 231 triệu đồng.
4.1.2.2 Sơ lược tình hình hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2014
a)Doanh số cho vay
Diễn biến doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Bảng 4.6 Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh-NHNo&PTNT huyện Thanh Bình)
Doanh số cho vay theo thời gian của 6 tháng đầu năm 2014 có xu hƣớng giảm và đạt 735.998 triệu đồng, giảm 6,52% so với năm 6 tháng đầu năm 2013, tƣơng đƣơng với mức giảm 51.340 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 645.243 triệu đồng, giảm 14,46% so với cùng kỳ năm 2013, còn khoản cho vay trung, dài hạn tăng 174,77% tƣơng ứng mức tăng 57.725 triệu đồng so với 6 tháng năm 2013.
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6 tháng đầu năm 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 754.308 645.243 (109.065) (14,46) Trung, dài hạn 33.030 90.755 57.725 174,77 Tổng cộng 787.338 735.998 (51.340) (6,52)
51
Trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, bởi vì nguốn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn. Mặt khác, nền kinh tế địa phƣơng đƣợc phát triển đa ngành nghề nhƣng chủ yếu là các ngành có chu kỳ vốn ngắn hạn. Vì vậy việc cho vay của ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn lƣu động của các tổ chức, cá nhân nhằm phục vụ cho sản suất kinh doanh. Còn tín dụng trung, dài hạn chủ yếu khách hàng vay để mua sắm máy móc, trang thiết bị nên nhu cầu vốn ít hơn so với tín dụng ngắn hạn.
Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm tƣơng đối tốt, do vài năm gần đây tình hình lạm phát ảnh hƣởng không nhỏ đến các ngân hàng, làm cho ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động huy động vốn, gây ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, với sự ra đời của nhiều ngân hàng thƣơng mại đua nhau cạnh tranh, gây áp lực cho các ngân hàng khác.
b)Tình hình thu nợ
Bảng 4.7 Diễn biến tình hình thu nợ 6 tháng đầu năm 2014.
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh-NHNo&PTNT huyện Thanh Bình)
Doanh số thu nợ qua các năm nhìn chung biến động, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nợ. Cụ thể, năm 6 tháng đầu năm 2014, khoản thu nợ ngắn hạn đạt 663.575 triệu đồng, giảm 1,78% tƣơng ứng với mức giảm 12.025 triệu đồng so với 6 tháng 2013, còn doanh số thu nợ trung, dài hạn đạt 72.831 triệu đồng, tăng 109,32% tƣơng ứng với mức tăng 38.037 triệu đồng so cùng kỳ.
Doanh số thu nợ của ngân hàng có phần biến động, do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế khó khăn, nên các tổ chức kinh tế, cá nhân gặp không thuận lợi trong kinh doanh nên vấn đề thu nợ của ngân hàng cũng gặp không ít khó
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6 tháng đầu năm 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 675.600 663.575 (12.025) (1,78) Trung, dài hạn 34.794 72.831 38.037 109,32 Tổng cộng 710.394 736.406 26.012 3,66
52
khăn. Mặt khác, do khách hàng chủ yếu là nông dân sản xuất lúa nên thu hoạch phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và thời vụ nên cũng gây khó khăn trong việc trả nợ của khách hàng và công tác thu nợ của ngân hàng.
c) Tình hình dư nợ
Bảng 4.8 Doanh số dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh-NHNo&PTNT huyện Thanh Bình)
Qua bảng 4.8, cho thấy dƣ nợ tại Ngân hàng liên tục tăng trong các năm qua. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2014, dƣ nợ ngắn hạn đạt 642.102 triệu đồng, tăng 10,05% tƣơng ứng với mức tăng 58.619 triệu đồng so cùng kỳ năm 2013.