Giải pháp phát triển thị trường

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 90)

77

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và trong tương lai, để hạt gạo của công ty ngày càng đi xa hơn và gây được nhiều tiếng tăm trên thị trường thế giới, công ty phải xây dựng chiến lược, chính sách xúc tiến cho từng thời gian và cho từng khu vực cụ thể, tiếp tục quảng bá trên những thị trường đã tiêu thụ tốt, đồng thời quảng bá tích cực trên những thị trường mới tiêu thụ được ít sản phẩm.

Hiện nay đầu ra của công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống, vì vậy khi thị trường này xảy ra biến động thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng xuất khẩu của công ty. Để giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường truyền thống, công ty cần có chiến lược xâm nhập vào thị trường mới và các thị trường đang có tiềm năng. Để thực hiện thành công chiến lược này công tác marketing là một yếu quyết định, do đó công ty cần triển khai hoạt động marketing hiệu quả nhất, công tác chiêu thị sản phẩm, hình ảnh công ty đến với khách hàng cần được quảng bá rộng rãi, bên cạnh đó cần tìm hiểu thông tin, đặc điểm nhu cầu thị hiếu của đối tượng khách hàng nhắm đến để có chiến lược phù hợp tăng khả năng xâm nhập cao. Với thị trường Châu phi, tuy có nhu cầu lớn về gạo nhưng khả năng thanh toán có hạn và một phần còn dựa vào nguồn vốn viện trợ quốc tế để thanh toán, do đó công ty có thể bán gạo cho Châu phi qua cách khai thác các nguồn viện trợ. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang những thị trường khó tính như Nhật Bản và EU, thì bên cạnh việc tiếp thị thì công ty cần phải sản xuất, chế biến các loại gạo phù hợp với yêu cầu của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, chỉ bán gạo ở thị trường cao cấp thì mới có hiệu quả cao do bán được giá cao.

Ngoài ra việc giữ chân khách hàng truyền thống cũng đóng vai trò quan trọng không kém giúp công ty luôn có một sản lượng xuất khẩu nhất định duy trì hoạt động xuất khẩu của công ty.

78

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1KẾT LUẬN

Gạo là một sản phẩm quan trọng đối với nước ta, nó không chỉ đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực hằng ngày của người dân Việt Nam mà còn được coi là một trong những ngành có thế mạnh nhất của Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngoại thương nói riêng. Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Cần Thơ với sự phấn đấu nổ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên, công ty đã ngày càng khẳng định được mình bằng chứng là đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và ngày càng khẳng định uy tín cả ở thị trường trong nước và nước ngoài, mang lại lợi ích cho công ty và cho cả nước.

Tuy nhiên đứng trước yêu cầu hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, bên cạnh những thành tựu, công ty vẫn còn đối mặt với những thử thách to lớn do chưa xây dựng được một chiến lược lâu dài để có thể tiến vững vào thị trường nông sản thế giới. Mặc dù hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Mekonimex còn biểu hiện nhiều yếu kém như hoạt động marketing cho sản phẩm gạo của công ty còn sơ lược, chưa đi vào chiều sâu, công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng và hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua tuy không mang lại nhiều lợi nhuận cao, nhưng đã giúp Công ty rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báo trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của mình. Vì vậy để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và ổn định trong thời gian tới thì bên cạnh việc duy trì những thành công mà công ty đã đạt được, thì công ty cần khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại của mình.

Thời gian qua, dù phải đối mặt với những khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ, nhưng bằng bản lĩnh của mình công ty vẫn duy trì được thị phần, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Nhìn lại quá trình hoạt động của công ty Mekonimex trong những năm qua, chúng ta có thể tin rằng, với những thành tựu đạt được, cùng ý chí quyết tâm cao của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty nhằm khác phục những mặt còn yếu kém, khó khăn chắn chắn công ty sẽ ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.

79

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1Đối với nhà nước

Để kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu quả, ngoài nổ lực của công ty thì Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng, gạo là một mặt hàng thiết yếu của quốc gia nên phụ thuộc rất lớn vào các chính sách thương mại của Chính phủ, do đó Nhà nước cần tiếp tục tạo môi trường, điều kiện kinh doanh ngày càng hoàn thiện hơn, nhất là việc ổn định các chính sách điều hành xuất khẩu gạo nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu:

Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, điều chỉnh mức thuế xuất hợp lý, mở rộng hạn ngạch, tạo điều kiện cho các công ty tự do ký hợp đồng nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại xuất khẩu như: tổ chức hội chợ triễn lãm hàng nông sản Việt Nam phạm vi trong nước và nước ngoài, giới thiệu sản phẩm thông qua các đại sứ, tổ chức thương mại,…

Tập trung đầu tư nghiên cứu ra nhiều giống lúa mới, chất lượng cao,tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh có quy mô lớn, hỗ trợ và hướng dẫn nông dân gieo trồng những giống lúa có chất lượng cao phù hợp nhu cầu của thị trường.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng, Bộ tài chính…tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vay vốn với mức lãi ưu đãi để thu mua nguyên liệu đầu vào phục vụ xuất khẩu đồng thời giải quyết tình trạng lúa tồn động trong nông dân, đảm bảo đầu ra, khuyến khích nông dân gắn bó với ruộng đồng.

6.2.2Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Hiệp hội phải tạo được các quan hệ giữa các hội viên nhằm tránh tình trạng hoạt động phân tán, manh mún bị khách hàng lợi dụng ép giá, tạo dần cơ sở cạnh tranh lành mạnh, từng bước xây dựng tinh thần cộng đồng doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh tổng hợp để cạnh tranh trên thương trường thế giới.

Hiệp hội phải là cầu nối tin cậy giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí Nhà nước, đại diện các doanh nghiệp trong quan hệ đối nội và đối ngoại nằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hội viên.

Thường xuyên tập hộp những ý kiến phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong kinh doanh cũng như nguyện vọng của các hội viên. Trên cơ sở đó, đề nghị với Chính phủ, các Bộ ngành những biện pháp cụ thể để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải, 2006. Kinh tế ngoại thương. Hà Nội: nhà xuất bản Lao động- Xã hội.

2. Cao Ngọc Bích, 2011.Giải pháp đẩy mạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần Gentraco. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

3. Dương Hữu Hạnh, 2000. Kỹ thuật ngoại thương nguyên tắc và thực hành. TP.HCM: Nhà xuất bản Thống kê.

4.Khưu Ngọc Huyền, 2011.Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty lương thực Bạc Liêu giai đoạn 2008-2010. Luận văn đại học.Đại học Cần Thơ.

4.Nguyễn Dương Phước Trí, 2011.Hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Âu tại công ty cổ phần Me kong Cần Thơ.

Luận văn Đai học. Đại học Cần Thơ.

5.Phạm Thị Thu Hương, 2009. Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu. TP.HCM: nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật.

6.Phan Đức Dũng và Nguyễn Thị Mỵ, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh. TP.HCM: nhà xuất bản Lao động.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2013. Tài chính doanh nghiệp căn bản. TP.HCM: nhà xuất bản Lao Động Xã hội

8. Nguyễn Thị Cẩm Loan, 2006. Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu tại công ty cổ phần Thực phẩm Nông sản Cần Thơ. Luận văn Đai học. Đại học Cần Thơ.

9.Trần Thị Ngọc Hân, 2011. Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thuỷ sản Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

10.Trương Khánh Vĩnh Xuyên, 2009. Tài liệu giảng dạy kinh doanh quốc tế. Đại học Cần Thơ.

81

Các webside tham khảo

Nguồn: Vinanet, 2013.” Thị trường xuất khẩu gạo năm 2012 và dự báo năm 2013”, cập nhật ngày 14/09/2014. http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong- hang-hoa-viet-nam.gplist.294.gpopen.209625.gpside.1.gpnewtitle.thi-truong- xuat-khau-gao-nam-2012-va-du-bao-nam-2013.asmx

Nguyễn Huyền, 2012. “ Cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng quyết liệt”, ngày cập nhật 14/09/2014. http://hunglamrice.com.vn/tin-trong-nuoc-quoc- te/canh-tranh-xuat-khau-gao-ngay-cang-quyet-liet/265/411

Nguồn Cục xúc tiến thương mại, 2012. “Xuất khẩu gạo của Việt Nam

mùa vụ 2011-2012, cập nhật ngày 14/09/2014.

http://www.vietrade.gov.vn/go/2681-xuat-khau-gao-cua-viet-nam-mua-vu- 20112012.html

Phạm Hữu Phức, 2011. “Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam 2011”, cập nhật ngày 14/09/2014.http://www.giongnongnghiep.com/tin-trong-nganh/376- tinh-hinh-xut-khu-go-vit-nam-2011.html

Nguồn Vinanet, 2014. “Báo cáo tổng hợp tình hình gạo năm 2013 và dự báo năm 2014, cập nhật ngày 15/9/2014”. http://www.vinanet.com.vn/tin-thi- truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.343.gpopen.225837.gpside.1.gpnewtitle.bao- cao-tong-hop-tinh-hinh-thi-truong-gao-nam-2013-va-du-bao-nam-2014.asmx

Hà Hương, 2009.”Những loại lương thực chính của thế giới”, cập nhật ngày 15/09/2014.http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/thuc- vat/25551_nhung-loai-cay-luong-thuc-chinh-cua-the-gioi.aspx

Quang Duy, 2014. “ Xuất khẩu gạo khởi sắc”, cập nhật ngày 15/09/2014.

http://vietstock.vn/2014/07/xuat-khau-gao-khoi-sac-118-354988.htm

Liên Phương, 2014. “ Xuất khẩu gạo cuối năm: Các thị trường truyền thống trở lại”. cập nhật ngày 15/09/2014. http://www.vietnamplus.vn/xuat- khau-gao-cuoi-nam-cac-thi-truong-truyen-thong-dang-tro-lai/270369.vnp

Lê Khanh, 2013.” Xuất khẩu gạo gạo: Mất trắng thị trường truyền thống”, cập nhật 15/09/2014. http://vangquocte.net.vn/xuat-khau-gao-mat- trang-thi-truong-truyen-thong#.VB2I7pSSxBp

Nguồn theo Gafin/Oryza, 2014.” Philippines tuyên bố tăng trưởng sản xuất lúa gạo cao nhất ở Châu Á”, cập nhật ngày 16/09/2014.

http://www.haugiangfood.com.vn/index.php?option=com_content&view=cate gory&layout=blog&id=31&Itemid=64&lang=vi

82

Nguồn nông nghiệp Việt Nam, 2014. “Gạo Việt Nam ngày càng lợi thế”, cập nhật ngày 16/09/2014.http://tigifood.com/news/chi-tiet/147/gao-viet-nam- ngay-cang-loi-the

Nguồn Vinanet, 2014. “Thị trường gạo tháng 12/2013, năm 2013 và dự báo năm 2014”,cập nhật ngày 17/10/2014. http://vinanet.com.vn/tin-thi- truong-hang-hoa-viet-nam.thi-truong-gao-thang-12-2013-nam-2013-va-du- bao-nam-2014.asmx

Hồng Nhung, 2014. “ Tìm hướng đi cho xuất khẩu gạo trong năm 2014”, cập nhật ngày 17/10/2014. http://haugiangfood.com.vn/index.php?option=com

Nguồn: Luận văn.net.vn, 2101.” Tổng quan về Cộng hoà Philippines”, cập nhật ngày 17/10/2014. http://luanvan.net.vn/luan-van/tổng quan về Cộng hoà Philippines-59141/.

Nguồn chính phủ.vn, 2013.”Đánh giá về lạm phát thấp nhất trong 10 năm qua”, cập nhật ngày19/10/2014.http://www.tapchitaichinh.vn/Thi-truong- Gia-ca/Danh-gia-ve-lam-phat-thap-nhat-trong-10-nam-qua/39094.tctc

83

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Xin chào Anh/Chị

Tôi tên : Lê Thu Hà sịnh viên K37 ngành Kinh doanh quốc tế, trường Đại Học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ”.

Trong bài nghiên cứu, đề tài tôi có lập các ma trận đánh giá về tình hình môi trường bên trong và bên ngoài để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Để hoàn thành bảng Ma trận tôi có một số câu hỏi cần đến ý kiến của anh chị, mong các anh chị dành chút thời gian trả lời những câu hỏi bên dưới. Tôi chân thành biết ơn sự giúp đỡ của anh chị.

Thông tin người trả lời

Họ và tên: ...

Số điện thoại: ...

84

Câu 1: Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá xếp loại của mình về các yếu tố bên trong của Công ty Mekonimex? Cách thức cho điểm như sau:

Xin vui lòng cho điểm từ 1 đến 4, trong đó: 1 là điểm yếu lớn nhất; 2 là điểm yếu nhỏ nhất; 3 là điểm mạnh nhỏ nhất; 4 là điểm mạnh lớn nhất.

STT Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Phân loại

1 2 3 4

1 Máy móc thiết bị đầy đủ, hiện đại

2 Khả năng tài chính

3 Công suất kho chứa lớn

4 Chất lượng nhân sự

5 Kinh nghiệm trong ngành

6 Hoạt động marketing

7 Hoạt động nghiên cứu và phát triển

8 Đầu tư và quảng bá thương hiệu 9 Kênh phân phối

10 Giá cạnh tranh

11 Kiểm soát chất lượng và nguồn nguyên liệu

12 Văn hoá công ty

85

Câu 2: Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá xếp loại của mình về mức độ phản ứng của Công ty Mekonimex đối với các yếu tố môi trường kinh doanh của công ty.

Xin vui lòng cho điểm từ 1 đến 4, trong đó: 1 là phản ứng yếu; 2 phản ứng trung bình; 3 là phản ứng trên trung bình; 4 phản ứng tốt.

STT Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Phân loại

1 2 3 4

1 Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới

2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

3 Nguy cơ hàng thay thế cao 4 Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào 5 Đối thủ cạnh tranh

6 Sự phát triển của khoa học công nghệ

7 Yêu cầu an toàn thực phẩm ngày càng cao

8 Tình hình chính trị -xã hội ổn định

9 Tốc độ lạm phát

10 Quan hệ quốc tế

11 Nhà nước khuyến khích phát triển nông nghiệp

Tổng cộng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 90)