Công ty có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi cho việc tiềm kiếm nguồn hàng xuất khẩu, vị trí giao thông thuận lợi.
Được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo TP. Cần Thơ và sự hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thu mua lúa gạo.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo của công ty luôn đoàn kết, nhiệt tình, năng động sáng tạo và nhiều kinh nghiệm.
Nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất của công ty rất lớn và khá ổn định vì công ty có kế hoạch thu mua và dự trữ hợp lý.
Hệ thống thông tin nội bộ phát triển là công cụ đắc lực hỗ trợ Ban giám đốc ra quyết định đúng đắn, kịp thời.
Thương hiệu của công ty đã được khẳng định trên thương trường trong và ngoài nước, tạo được uy tín về chất lượng và giá cả ổn định phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng.
3.3.2Khó khăn
Thị trường tiêu thụ hàng nông sản ở nước ngoài còn hạn hẹp, bị cạnh tranh với các nước láng giềng có cùng điều kiện sản xuất và chủng loại sản phẩm, nhưng chất lượng cao và ổn định hơn.
27
Sự biến động về giá cả lúa gạo có thể gây ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm của công ty.
Hiện tượng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu trong thời gian sắp tới.
Mặt hàng chính của công ty là gạo, đây là mặt hàng nhạy cảm về giá và kinh doanh theo mùa vụ. Sự biến động về giá nguyên liệu, chất lượng không đồng nhất, yếu tố môi trường làm ảnh hưởng đến cam kết trong hợp đồng.
Sự thay đổi chính sách thường xuyên của Chính phủ cũng là một khó khăn cho công ty.
3.4 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.4.1Mục tiêu 3.4.1Mục tiêu
Trở thành một trong những Công ty xuất nhập khẩu lớn ở Việt Nam, tham gia nhiều hơn vào thị trường thế giới.
Mở rộng, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh mặt hàng nông sản (chủ lực là gạo) trong những năm tới.
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với quy mô lớn theo nhu cầu của thị trường.
Nâng cao khả năng tài chính và năng lực quản lý của Công ty
Phấn đấu tăng doanh thu từ 10%- 15%/năm, tăng lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ đến 10%-15%/năm.
3.4.2Định hướng phát triển
Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường quan hệ với khách hàng truyền thống và thiết lập quan hệ với các khách hàng mới.
Quan tâm phát triển thị trường gạo nội địa, xác định đây là thị trường gốc để phát triển thương hiệu, đa dạng các đối tượng khách hàng.
Cải thiện máy móc trang thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và xác lập thị phần.
Nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh trên cơ sở đảm bảo giá bán phù hợp với giá thị trường, không để bị ép giá và đặc biệt là cạnh tranh giá.
28
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ 4.1KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THU MUA GẠO CỦA CÔNG TY
4.1.1Tình hình thu mua gạo xuất khẩu
Công ty Mekonimex nằm trên vựa lúa gạo của cả nước, vị trí tiếp giáp với các vùng lúa trọng điểm của Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Cùng với hệ thống các xí nghiệp sản xuất đặt tại những vị trí thuận lợi trong việc vận chuyển cả đường bộ và đường sông nên việc thu mua và vận chuyển rất thuận lợi.
Giai đoạn từ năm 2007 trở về trước, công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm từ các đơn vị chế biến sau đó xuất khẩu theo hợp đồng mà không đảm nhận khâu chế biến. Khu vực thu mua chủ yếu là các quận huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Sóc Trăng và An Giang...Nhưng từ khi xây dựng hai nhà máy chế biến gạo là Thới Thạnh và An Bình với dây chuyền lau bóng đạt công suất 8 tấn/ giờ, công ty đã bắt đầu mua gạo nguyên liệu về chế biến để phục vụ xuất khẩu, từ đó công ty không còn mua gạo thành phẩm nhiều như trước, tuy nhiên vẫn phải duy trì thu mua gạo thành phẩm với số lượng thích hợp để phục vụ cho những hợp đồng xuất khẩu lớn khi hai xí nghiệp trực thuộc không đủ cung cấp. Vì thế, hiện nay công ty thu mua gạo với hai hình thức là: mua từ xí nghiệp của công ty và mua từ các nhà máy xay xát trong các vùng lân cận.
Bảng 4.1 Tình hình thu mua gạo của công ty giai đoạn 2011- 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 +/- % +/- % Sản lượng (tấn) 38.383,83 72.340,40 59.865,40 33.956,57 88,46 -12.475,00 -17,24 Giá trị (triệu đồng) 240.296,10 407.589,84 350.906,90 167.293,74 69,62 -56.682,94 -13.91
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014
Thông qua bảng số liệu về tình hình thu mua, ta thấy sản lượng tăng giảm rõ rệt. Năm 2011, do BĐSCL bị lũ lụt nặng đẩy giá thu mua tăng cao, mặt khác trong năm công ty mới bước đầu hoàn tất quá trình cổ phần hoá và đi vào hoạt động trở lại nên sản lượng thu mua trong năm chỉ đạt 38.383,83 tấn, giá trị tương ứng 240.296,10 triệu đồng. Năm 2012, sản lượng thu mua đạt đỉnh cao nhất trong vòng 3 năm, tổng sản lượng thu mua đạt 72.340,40 tấn, tương đương 407.589,84 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do, nền kinh tế
29
toàn cầu phải đối mặt với nhiều bất ổn về an ninh lương thực. Ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt gây ra sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng ở nhiều quốc gia Châu Á, đồng thời làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo dự trữ của các nước không có khả năng sản xuất. Dưới sức ép của việc thiếu lương thực trên sẽ đẩy giá xuất khẩu tăng cao, nhận thấy đây là điều kiện thuận lợi nên công ty tăng cường thu mua gạo phục vụ sản xuất. Đến năm 2013, do tình hình tiêu thụ trên thế giới bắt đầu giảm và một số các quốc gia Châu Á đang tăng cường ổn định lương thực quốc gia, ban hành chủ chương tự sản xuất phục vụ trong nước nên sản lượng thu mua của công ty cũng sụt giảm một lượng tương ứng 17,24% so với năm 2012 tương đương giảm 12.475,0 tấn, giá trị thu mua giảm chỉ còn 56.682,94 triệu đồng.
4.1.2Tình hình thu mua theo hình thức thu mua
Theo như phân tích trên, hiện nay công ty thu mua gạo theo hai hình thức chủ yếu đó là: mua trực tiếp từ nông dân, thương lái và thu mua từ các đơn vị, xí nghiệp chế biến lương thực trong khu vực ĐBSCL.
Đối với hình thức thu mua từ nông dân hoặc thương lái, là loại hỗn hợp nhiều giống, nhiều loại với tỷ lệ tấm, kích cỡ khác nhau, công ty thu mua sau đó giao lại cho các đơn vị trực thuộc chế biến và phân loại mới xuất khẩu được.
Đối với thu mua từ các doanh nghiệp chế biến khác, tuỳ thuộc nhu cầu công ty có thể đặt gạo 5%, 10%, 15%, 25% tấm thích hợp. Các đơn vị này sẽ cung cấp đúng theo quy định trong hợp đồng thu mua mà công ty đã ký kết với họ. Thu mua gạo thành phẩm công ty không cần qua chế biến mà có thể xuất khẩu thẳng cho khách hàng nước ngoài.
Bảng 4.2 Tình hình thu mua gạo theo các hình thức thu mua của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: tấn Hình thức Thu mua Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2013 2013/2012 +/- % +/- % Xí nghiệp 2.035,0 5.449,85 3.450,0 3.414,85 167,81 -1.999,85 -36,70 Nông dân Thương lái 36.348,83 66.890,55 56.415,40 30.541,72 84,02 -10.475,15 -15,66 Tổng 38.383,83 72.340,40 59.865,40 33.956,57 88,46 -12.475,00 -17,24
30
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014
Hình 4.1 Cơ cấu theo hình thức thu mua giai đoạn 2011- 2013
Nhìn chung, tình hình thu mua gạo của công ty qua ba năm có nhiều biến động, cơ cấu thu mua theo các hình thức cũng có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như sau:
Từ năm 2008, khi hai phân xưởng xay xát của công ty đi vào hoạt động, thì hoạt động thu mua gạo thành phẩm đã không nhiều như trước mà chủ yếu mua nguyên liệu về xay xát, chế biến để xuất khẩu gạo. Trong giai đoạn từ năm 2011- 2013 thu mua gạo nguyên liệu từ nông dân và thương lái chiếm tỷ trọng cao, năm 2011 chiếm 94,70% trong khi đó thu mua từ các xí nghiệp chỉ còn chiếm 5,30%. Đến năm 2012 nguồn thu mua gạo của công ty phần lớn vẫn là từ nông dân chiếm 92,47%. Tuy nhiên thu mua từ các xí nghiệp tăng 3.414,85 tấn so với năm 2011 là là do, nhu cầu tiêu dùng gạo thế giới tăng cao trong năm, hầu hết các quốc gia tăng cường nhập khẩu đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Vì thế sản lượng xuất khẩu trong năm của công ty cũng tăng cao, để đảm bảo tiến độ thực hiện các hợp đồng đã kí kết, khả năng cung ứng đúng với số lượng và kịp thời cho các hợp đồng xuất khẩu công ty đã buộc phải tăng sản lượng thu mua từ các doanh nghiệp khác. Đến năm 2013, công ty tiếp tục duy trì hình thức thu mua trực tiếp từ nông dân và thương lái chiếm 94,24%, thu mua từ các doanh nghiệp khác giảm 7.572,15 tấn so với năm 2012, chỉ còn chiếm 5,76% trong cơ cấu thu mua. Bên cạnh đó do nhu cầu gạo thế giới giảm, sản lượng xuất khẩu của công ty cũng ảnh hưởng theo, do đó tình hình thu mua qua hai hình thức trên đều giảm, thu mua từ nông dân giảm 15.66% và thu mua từ các doanh nghiệp cũng giảm 36,70% so với năm 2012.
Qua phân tích trên, việc tăng cường thu mua trực tiếp từ nông dân và giảm thu mua từ các doanh nghiệp khác trong vùng trong 3 năm qua đã phản ánh rất rõ về năng lực sản xuất, chế biến của công ty. Thêm vào đó trong những năm qua 5.3 7.53 5.76 94.7 92.47 94.24 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Xí nghiệp Nông dân Thương lái
31
để nỗ lực tăng nâng suất và cải thiện chất lượng gạo công ty đã đầu tư nhiều cơ sở vật chất phục vụ sản xuất. Năm 2008 với hai nhà máy chế biến được xây dựng và đi vào hoạt động, đến năm 2012 công ty tiếp tục đưa vào hoạt động nhà máy xay xát lúa gạo mới là Thạnh Thắng làm tăng khả năng chủ động trong khâu chọn thu mua gạo nên công ty chuyển dần sang mua trực tiếp từ nông dân, thương lái về chế biến, vì chi phí thu mua rẻ hơn so với qua trung gian và gạo chế biến chất lượng.
4.2PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY 4.2.1Sản lượng tiêu thụ 4.2.1Sản lượng tiêu thụ
Công ty Mekonimex tuy hoạt động trong ngành lâu năm, nhưng đến năm 2009 mới bắt đầu chú trọng đến thị trường trong nước. Trong diễn biến phức tạp của tình hình lúa gạo trong nước và thế giới những năm qua, tình hình tiêu thụ của cả hai thị trường trong và ngoài nước của công ty cũng tăng giảm không đều qua các năm.
Bảng 4.3 Tổng sản lượng gạo tiêu thụ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: tấn Thị trường 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Trong nước 4.332,15 6.636,30 14.374,40 2.304,15 53,19 7.738,10 116,60 Xuất khẩu 21.877,15 39.545,55 27.225,60 17.668,40 80,76 -12.231,95 -31,15 Tổng 26.209,30 46.181,85 41.607,02 19.972.55 76,20 -4.574,83 -9,91
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014
Bảng 4.4Tổng sản lượng gạo tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đơn vị tính: tấn Thị trường 6T2013 6T2014 6T2014/6T2013 +/- % Trong nước 5.662,00 4.925,00 -737 -13 Xuất khẩu 9.087,90 18.169,75 9.081,85 99,93 Tổng 14.749,90 23.094,75 8.344,85 56,58
32
Sản lượng trong nước
Một sản phẩm muốn cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, trước hết phải có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước. Nhận thức được vấn đề đó công ty ngày càng quan tâm chú trọng đến thị trường trong nước hơn, điều đó được thể hiện qua mức sản lượng tiêu thụ của thị trường trong nước ngày càng tăng trong ba năm qua. Năm 2011, do công ty chỉ mới bắt đầu làm quen với thị trường trong nước được 2 năm nên sản lượng tiêu thụ chưa cao đạt 4.332,15 tấn. Đến năm 2012 thị trường trong nước khả quan hơn đã tăng 2.304,15 tấn, tức thị trường này đã tiêu thụ 6.636,30 tấn, tăng 53,19%. Sang năm 2013, sản lượng tiêu thụ trong nước có bước tiến đáng kể tăng 7.738,10 tấn tương ứng tăng 116,60% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 hoạt động xuất khẩu gạo của công ty gặp khó khăn nên công ty chủ động xả bán hàng trong nước để tránh tồn kho.
Thị trường gạo trong nước thường sôi nổi vào những tháng cuối năm và Tết nguyên đán, do đó trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty chỉ tiêu thụ được 5.662 tấn chiếm 39,40% trong cả năm. Sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2014 có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013, giảm 737 tấn tương đương giảm 13%.
Sản lượng xuất khẩu
Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu có sự biến động trong ba năm qua. Năm 2011, xuất khẩu gạo của công ty đạt 21.877,15 tấn. Qua năm 2012, sản lượng đã tăng lên 17.668,40 tấn tức tăng 80,76% so với năm 2011 đánh dấu năm hoạt động xuất khẩu gạo của công ty đạt hiệu quả cao nhất trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, đến năm 2013 sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 27.225,60 tấn, giảm 12.231,95 tấn, tương ứng đã giảm 31,15% chủ yếu là do lượng gạo tồn kho trên thế giới còn quá lớn do đó nguồn cung dồi dào và sự gia tăng sản xuất ở ngay tại những nước nhập khẩu truyền thống, một số thị trường này đã giảm hoặc ngưng nhập khẩu trong năm 2013. Bên cạnh đó còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với gạo giá rẻ Ấn Độ làm sản lượng giảm xuống đáng kể, mở ra một năm khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty.
Riêng trong 6 tháng đầu đầu năm 2013 sản lượng xuất khẩu đạt 9.087,90 tấn và tập trung xuất khẩu chủ yếu trong những tháng cuối năm do thông thường nhu cầu của các nước sẽ trở lại vào cuối năm để thực hiện kế hoạch nhập khẩu cho năm sau. Thị trường gạo thế giới trong năm 2014 đang có chiều hướng tích cực với nhu cầu tăng từ các nước Đông Nam Á do đó tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều khả quan hơn sản lượng xuất
33
khẩu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu đạt 18.168,75 tấn tăng 9.081,85 tấn, tương đương tăng 99,93%. Có thể dự báo một năm hoạt động xuất khẩu sẽ sáng sủa hơn trong năm 2013.
4.2.2 Doanh thu tiêu thụ gạo
Bảng 4.5 Doanh thu tiêu thụ gạo của công ty từ năm 2011- 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Thị trường 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Trong nước 36.823,27 53.289,50 113.040,91 16.466,32 44,72 59.751.41 112,13 Xuất khẩu 222.100,42 358.883,93 244.847,49 136.783,51 61,57 -114.036,4 -31,77 Tổng 258.923,69 412.173,43 357.888,40 153.249,74 59,19 -54.285,03 -13,17
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014
Bảng 4.6 Doanh thu tiêu thụ gạo của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Thị trường 6T2013 6T2014 6T2013/6T2014 +/- % Trong nước 44.526,91 40.430,00 -4.096,91 -9,20 Xuất khẩu 74.472,69 151.496,85 77.024,16 103,43 Tổng 118.999,6 191.926,85 72.927,25 61,28
Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014
Doanh thu trong nước
Năm 2011, doanh thu từ bán gạo trong nước mang về 36.823,27 triệu đồng chiếm 14,23 % trong doanh thu cả năm về tiêu thụ gạo. Năm 2012, không chỉ sản lượng xuất khẩu tăng cao mà sản lượng tiêu thụ trong nước