PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 48)

4.3.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu gạo, cùng với nổ lực không ngừng để ngày càng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm của công ty đã luôn được khách hàng ưa chuộng và tin tưởng. Trong 3 năm qua sản lượng xuất khẩu gạo của công ty luôn đạt trên 20.000 tấn và kim ngạch luôn mang về trên 10 nghìn USD cho công ty.

35

Bảng 4.7 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2011-2013

Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Sản lượng (tấn) 21.877,15 39.545,55 27.225,60 17.668,40 80,76 -12.319,95 -31,15 Kim ngạch (nghìn USD) 10.663,55 17.230,84 10.688,70 6.567,29 61,59 -6.542,14 -37,97

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Bảng 4.8 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo trong 6T2013 và 6T2014

Năm 6T2013 6T2014 6T2014/6T2013 +/- % Sản lượng (tấn) 9.087,90 18.169,75 9.081,85 99,93 Kim ngạch (nghìn USD) 3.540,25 7.201,79 3.661,54 103,43

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Qua bảng trên, có thể thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty có sự biến động và tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Về sản lượng: Qua bảng 4.7, ta thấy năm 2011, sản lượng xuất khẩu của công ty là 21.877,15 tấn. Sang năm 2012, sản lượng xuất khẩu là 39.545,55 tăng 17.668,40 tấn, tương đương tăng 80,76% so với năm 2011. Theo báo cáo của VFA trong quí I năm 2012, gạo xuất khẩu của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh từ Ấn Độ và lỡ nhịp bán ra từ cuối năm 2011 do giá trong nước ở mức cao. Nhưng đến thu hoạch vụ Đông Xuân, cung cấp trở lại dồi dào, Việt Nam đã quay lại thị trường mạnh mẽ, tăng cường cạnh tranh với Ấn Độ, xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, chẳng những bù đắp cho sự sụt giảm trong xuất khẩu những tháng đầu năm mà còn tăng vượt mức xuất khẩu năm 2011. Bên cạnh đó nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống Châu Á khá cao, đặc biệt trong năm 2012 Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo cao nhất của Việt Nam. Do những diễn biến thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của cả nước và nhu cầu của thị trường thế giới tăng cao năm 2012 vì vậy sản lượng gạo xuất khẩu công ty cũng tăng cao nhờ ký được nhiều hợp đồng với số lượng lớn vào các thị trường lớn như Trung Quốc, KCN VN- Singapore…

Sang đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu giảm đáng kể đạt 27.225,60 tấn giảm 12.319,95 tấn, tương đương giảm 31,15% so với năm 2012. Nguyên nhân là năm 2013, thị trường gạo thế giới nhất là khu vực châu Á- nơi sản xuất gạo và tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới gặp nhiều khó khăn hơn so với năm

36

2012, do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu sụt giảm. Vì vậy sản lượng nhập khẩu của một số thị trường truyền thống của công ty như Philippines và Indonesia sụt giảm mạnh. Mặc khác chính phủ các nước này còn đưa ra chính sách tăng cường sản xuất, tự túc lương thực nên nhu cầu nhập khẩu của hai thị trường truyền thống này giảm đáng kể.

Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 18.169,75 tấn tăng 9.081,85 tấn, tương ứng tăng 99,93% so với 6 tháng đầu năm 2013 và hứa hẹn tổng sản lượng xuất khẩu gạo cả năm 2014 sẽ đạt cao hơn năm 2013. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2014 đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc nhờ hợp đồng mới từ các nước Châu Á, giá gạo tăng và các đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ giãn tiến độ xuất khẩu để tránh bị ép giá là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước có được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo.

Về kim ngạch

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt giá trị cao nhất từ trước đến nay, sản phẩm gạo mang về cho công ty 17.230,84 nghìn USD tăng lên 6.567,29 nghìn USD, tương ứng tăng 61,59% so với năm 2011. Doanh thu của công ty đạt kỷ lục một phần là do thị trường xuất khẩu trong năm 2012 được mở rộng, công ty có thêm nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng mới. Ngoài ra chất lượng gạo của công ty không ngừng được cải tiến, đáp ứng nhu cầu của từng thị trường, do đó luôn giữ được lòng tin từ khách hàng. Cũng trong năm 2012 nhiều đối tác khách hàng truyền thống của Thái Lan đã chuyển sang nhập khẩu gạo của Việt Nam do Chính phủ Thái Lan thực hiện chương trình tăng giá thu mua thực hiện chính sách trợ giá cho hàng triệu nông dân nghèo trong nước làm cho giá gạo Thái Lan trở nên đắt hơn. Vì thế Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với một đối thủ kỳ cựu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm đáng kể chỉ đạt 10.688,70 nghìn USD, giảm 6.542,14 nghìn USD, tương đương giảm 37,97% so với năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu giảm do nguồn cung toàn cầu quá lớn dẫn đến giá gạo xuất khẩu gạo giảm, ngoài ra còn phải kể đến việc một số khách hàng lớn giảm nhập khẩu và áp lực cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan do nước này đang chịu áp lực phải xả kho gạo dự trữ là những nguyên nhân chính khiến giá gạo xuất khẩu năm 2013 giảm mạnh. Đều này tác động nghiêm trọng đến doanh thu. Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014 với những chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu gạo công ty đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn sang thị trường Philippines và Trung Quốc nâng tổng kim ngạch lên 7.201,79 nghìn USD tăng 3.661,54 tấn, tương đương tăng đến 103,43% so với cùng kỳ năm 2013.

37

Nhìn chung, xuất khẩu gạo của công ty có sự thay đổi qua các năm, sản lượng và kim ngạch tăng cao nhất trong năm 2012. Xét về sản lượng xuất khẩu qua 3 năm từ năm 2011 đến 2013 sản lượng xuất khẩu của công ty luôn trên 20 ngàn tấn. Điều này cho thấy mặt dù thị trường lúa gạo trên thế giới có nhiều biến động bất thường nhưng công ty vẫn giữ vững được thị trường xuất khẩu của mình. Dù có được sự ổn định trong trong thị trường xuất khẩu, nhưng công ty cũng cần phải tích cực tìm kiếm thị trường mới, mở rộng qui mô xuất khẩu để tăng thêm sản lượng, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Mặc khác, theo dự báo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo trong năm 2014 sẽ khởi sắc với nhu cầu nhập khẩu vẫn còn cao ở một số thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia và Trung Quốc, một số thị trường khác như Bangladesh cũng đang có nhu cầu nhập khẩu gạo. Bên cạnh đó hai đối thủ mạnh của Việt Nam là Thái Lan và Ấn độ đều có tín hiệu giãn xuất khẩu để tránh bị ép giá. Ấn Độ, lượng mưa đầu mùa ở nước này đã bắt đầu thiếu hụt, diện tích gieo trồng lúa đã giảm sút mạnh, làm giá lúa gạo trong nước của Ấn Độ tăng mạnh, nên cũng sẽ đẩy giá gạo xuất khẩu vốn đã cao của nước này tăng thêm. Điều này mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước nói chung và công ty Mekonimex nói riêng trong hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới.

4.3.1.2 Hình thức xuất khẩu gạo của công ty

Sản phẩm gạo của công ty được đưa vào thị trường nước ngoài theo 2 hình thức chủ yếu là: xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu thông qua tổng công ty lương thực miền Nam.

Về sản lượng

Bảng 4.9 Sản lượng xuất khẩu gạo trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu từ năm 2011- 2013 Đơn vị tính: tấn Hình thức 2011 2012 2013 2011/2012 2013/2012 +/- % +/- % Trực tiếp 3.325,00 19.323,70 23.015,55 15.998,70 481,16 3.691,85 19,11 Uỷ thác 18.552,15 20.221,85 4.210,05 1,669,70 9,00 -16.011,80 -79,18 Tổng 21.877,15 39.545,55 27.225,60 17.668,40 80,76 -12.319,95 -31,15

38

Bảng 4.10 Sản lượng xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014. Đơn vị tính: tấn Hình thức 6T 2013 6T 2014 6T2014/6T2013 +/- % Trực tiếp 7.407,50 13.427,40 6.019,90 81,27 Uỷ thác 1.680,40 4.742,35 3.061,95 182,22 Tổng 9.087,90 18.169,75 9.081,85 99,93

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng xuất khẩu trực tiếp của công ty có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2011, lượng xuất khẩu trực tiếp chỉ là 3.325 tấn, sang năm 2012 xuất khẩu trực tiếp tăng vượt bậc đạt 19.323,70 tấn tăng 15.998,7 tấn tương ứng tăng 481,16%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do năm 2012, công ty đã đáp ứng yêu cầu về kho chứa, cơ sở xay xát theo Nghị định 109/2010 của Chính phủ do đó được cấp giấy phép xuất khẩu sang một số thị trường mới, đồng thời nhu cầu gạo thế giới năm 2012 đang tăng cao, công ty đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp để mở rộng thị trường. Đến năm 2013 sản lượng xuất khẩu trực tiếp tiếp tục tăng 3.691,85 tấn (19,11%) so với năm 2012. Sự tăng lên là do nhu cầu nhập khẩu ở một số thị trường công ty trực tiếp xuất khẩu sang tiếp tục tăng cao như Trung Quốc, Singapore và KCN VN-Singapore.

Đối với uỷ thác xuất khẩu, năm 2012 đạt mức sản lượng cao nhất là 20.221,85 tấn tăng 9,00% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng trong năm 2012 là do nhu cầu một số thị trường truyền thống mà công ty uỷ thác xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2011 như Philippine, Malaysia. Đến năm 2013, lượng uỷ thác xuất khẩu giảm mạnh, giảm 16.011,8 tấn tương ứng giảm 79,18%. Theo tình hình chung trong năm 2013 sản lượng xuất khẩu của công ty giảm, đồng thời các thị trường uỷ thác xuất khẩu truyền thống của công ty như Philippines và Indonesia nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh trong năm do chính sách hạn chế nhập khẩu gạo của chính phủ ở hai quốc gia này vì thế dẫn đến sản lượng xuất khẩu uỷ thác cũng giảm mạnh.

Tình hình xuất khẩu của cả hai hai hình thức trên trong 6 tháng năm 2014 đều tăng và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013 cụ thể như sau: tình hình xuất khẩu trực tiếp 6 tháng đầu năm 2014 tăng 6.019,90 tấn (81,27%) so với cùng kỳ năm 2013 do sản lượng nhập khẩu một số thị trường tăng. Đối với uỷ thác xuất khẩu cũng tăng 3.061,95 tấn so với cùng kỳ 2013, sỡ dĩ có sự tăng lên trong giai đoạn này là do các thị trường uỷ thác xuất khẩu của công ty là Philippines và Malaysia nhu cầu nhập khẩu gạo đã tăng trở lại. Trong đó sản lượng xuất khẩu trực tiếp vẫn đóng vai trò chủ đạo, cụ thể là 6

39

tháng đầu năm 2013 sản lượng xuất khẩu theo hình thức trực tiếp chiếm 81,51% tổng sản lượng xuất khẩu và trong năm 2014 chiếm 73,90%. Trong khi đó uỷ thác xuất khẩu chỉ còn chiếm lần lượt là 18,49% và 26,10% trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014. Điều đó cho thấy xuất khẩu trực tiếp ngày càng được công ty chú trọng.

Về kim ngạch

Bảng 4.11 Kim ngạch xuất khẩu gạo trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu từ năm 2011- 2013 Đơn vị tính: 1000 USD Hình thức 2011 2012 2013 2011/2012 2013/2012 +/- % +/- % Trực tiếp 1.570,94 8.051,97 8.999,91 6.481,03 412,56 947,94 11,77 Uỷ thác 9.092,61 9.178,87 1.688,79 86,26 0,95 -7.490,08 -81,60 Tổng 10.663,55 17.230,84 10.688,70 6.567,29 61,59 -6.542,14 -37,97

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Bảng 4.12 Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu trong 6T 2013 và 6T 2014. Đơn vị tính: 1000 USD Hình thức 6T 2013 6T 2014 6T2014/6T2013 +/- % Trực tiếp 2.890,39 5.402,74 2.512,35 86,92 Uỷ thác 649,86 1.799,05 1.149,19 176,84 Tổng 3.540,25 7.201,79 3.661,54 103,43

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Với sản lượng xuất khẩu trực tiếp tăng trong những năm qua, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu theo hình thức này cũng tăng, đều này chứng tỏ công ty đã dần tạo dựng được uy tín trên thị trường và các hoạt động trong nghiệp vụ xuất khẩu đã được quan tâm nhiều hơn. Năm 2013 do các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp tăng lên khá nhiều nên kim ngạch đạt cao nhất trong 3 năm qua là 8.999,91 nghìn USD tăng 11,77% so với năm 2012 và thấp nhất trong năm 2011 chỉ đạt 1.570,94 nghìn USD giảm 412,56% so với năm 2012. Đối với uỷ thác xuất khẩu, kim ngạch đạt cao nhất trong năm 2012 với 9.178,87 nghìn USD tăng 0,95% so với năm 2011 và có sự giảm mạnh trong năm 2013 chỉ đạt 1.688,79 nghìn USD giảm đến 81,60% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng giảm kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác là do sự biến động của sản lượng bởi ảnh hưởng nhu cầu của các thị trường làm số lượng hợp đồng có sự tăng giảm không ổn định như phân tích trên.

40

Với sản lượng tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2014 đã mang về kết quả tương xứng, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp tăng 86,92% (13.427,40 tấn) và uỷ thác xuất khẩu tăng 176,84% (4.742,35 tấn) so với cùng kỳ năm 2013.

Từ những phân tích trên có thể thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu qua các năm tăng cùng tăng và giảm cùng giảm. Công tác thanh toán tiền hàng của công ty diễn ra khá ổn định chủ yếu qua 2 phương thức là chuyển tiền điện báo (T/T) và thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Tuy nhiên qua phân tích trên có thể thấy rằng công ty đang chuyển dần cơ cấu xuất khẩu uỷ thác sang xuất khẩu trực tiếp trong tương lai khi công ty ngày càng chủ động và chuyên nghiệp hơn trong việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để bán sản phẩm của mình. Bên cạnh đó xuất khẩu trực tiếp mang lại nhiều cơ hội cho công ty trong đàm phán với khách hàng về giá và các hình thức thanh toán, giảm được chi phí xuất khẩu trung, lợi nhuận không bị chia sẻ. Tuy nhiên với hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty phải chấp nhận môi trường cạnh tranh quốc tế khóc liệt hơn, phải chấp nhận rủi ro từ thị trường nước ngoài, do đó đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh công tác dự báo, nghiên cứu thâm nhập thị trường để kịp thời đối phó với những tình huống thay đổi bất lợi cho công ty.

4.3.2Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

Thị trường xuất khẩu có một vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp xuất khẩu, là yếu tố quyết định đến sự sống còn của quá trình lưu thông hàng hoá. Vì vậy, để duy trì những thị trường truyền thống và tìm kiếm những khách hàng mới luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu của công ty.

Thị trường xuất khẩu của công ty dao động trong khoảng 6 đến 7 thị trường chủ yếu xuất khẩu gạo qua các nước thuộc Châu Á, một số nước Châu Âu và Châu Phi. Trong đó, Châu Á là một thị trường truyền thống của công ty với số lượng nhập khẩu tương đối ổn định qua các năm, thị trường Châu Phi chỉ nhập khẩu được một hoặc hai năm rồi dừng hẳn, một số thị trường khác nhập khẩu không có liên tục qua các năm. Bên cạnh đó, qua mỗi năm công ty luôn nổ lực để tìm kiếm thị trường mới nên tình hình hoạt động xuất khẩu luôn được duy trì trong những năm qua.

41

Bảng 4.13 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty qua các thị trường nước ngoài từ năm 2011- 2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệnh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Sản lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) Tuyệt đối (tấn) Tỷ lệ (%) Tuyệt đối (tấn) Tỷ lệ (%) Malaysia 3.050,50 1.544,04 6.201,50 3.028,39 2.430,00 1.021,64 3.151,00 103,29 -3.771,50 60,82 Philippines 2.000,40 852,17 7.120,35 2.861,18 1.780,05 667,15 5.119,95 255,94 -5.340,30 75,00 Indonesia 11.602,0 5.811,93 6.900,00 3.289,30 - - -4.702 -40,53 -6.900,00 -100 Singapore - - 528,00 218,06 990,00 420,75 528,00 - 462,00 87,50

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 48)