PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 45)

Công ty Mekonimex tuy hoạt động trong ngành lâu năm, nhưng đến năm 2009 mới bắt đầu chú trọng đến thị trường trong nước. Trong diễn biến phức tạp của tình hình lúa gạo trong nước và thế giới những năm qua, tình hình tiêu thụ của cả hai thị trường trong và ngoài nước của công ty cũng tăng giảm không đều qua các năm.

Bảng 4.3 Tổng sản lượng gạo tiêu thụ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: tấn Thị trường 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Trong nước 4.332,15 6.636,30 14.374,40 2.304,15 53,19 7.738,10 116,60 Xuất khẩu 21.877,15 39.545,55 27.225,60 17.668,40 80,76 -12.231,95 -31,15 Tổng 26.209,30 46.181,85 41.607,02 19.972.55 76,20 -4.574,83 -9,91

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Bảng 4.4Tổng sản lượng gạo tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đơn vị tính: tấn Thị trường 6T2013 6T2014 6T2014/6T2013 +/- % Trong nước 5.662,00 4.925,00 -737 -13 Xuất khẩu 9.087,90 18.169,75 9.081,85 99,93 Tổng 14.749,90 23.094,75 8.344,85 56,58

32

Sản lượng trong nước

Một sản phẩm muốn cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, trước hết phải có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước. Nhận thức được vấn đề đó công ty ngày càng quan tâm chú trọng đến thị trường trong nước hơn, điều đó được thể hiện qua mức sản lượng tiêu thụ của thị trường trong nước ngày càng tăng trong ba năm qua. Năm 2011, do công ty chỉ mới bắt đầu làm quen với thị trường trong nước được 2 năm nên sản lượng tiêu thụ chưa cao đạt 4.332,15 tấn. Đến năm 2012 thị trường trong nước khả quan hơn đã tăng 2.304,15 tấn, tức thị trường này đã tiêu thụ 6.636,30 tấn, tăng 53,19%. Sang năm 2013, sản lượng tiêu thụ trong nước có bước tiến đáng kể tăng 7.738,10 tấn tương ứng tăng 116,60% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 hoạt động xuất khẩu gạo của công ty gặp khó khăn nên công ty chủ động xả bán hàng trong nước để tránh tồn kho.

Thị trường gạo trong nước thường sôi nổi vào những tháng cuối năm và Tết nguyên đán, do đó trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty chỉ tiêu thụ được 5.662 tấn chiếm 39,40% trong cả năm. Sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2014 có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013, giảm 737 tấn tương đương giảm 13%.

Sản lượng xuất khẩu

Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu có sự biến động trong ba năm qua. Năm 2011, xuất khẩu gạo của công ty đạt 21.877,15 tấn. Qua năm 2012, sản lượng đã tăng lên 17.668,40 tấn tức tăng 80,76% so với năm 2011 đánh dấu năm hoạt động xuất khẩu gạo của công ty đạt hiệu quả cao nhất trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, đến năm 2013 sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 27.225,60 tấn, giảm 12.231,95 tấn, tương ứng đã giảm 31,15% chủ yếu là do lượng gạo tồn kho trên thế giới còn quá lớn do đó nguồn cung dồi dào và sự gia tăng sản xuất ở ngay tại những nước nhập khẩu truyền thống, một số thị trường này đã giảm hoặc ngưng nhập khẩu trong năm 2013. Bên cạnh đó còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với gạo giá rẻ Ấn Độ làm sản lượng giảm xuống đáng kể, mở ra một năm khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo của công ty.

Riêng trong 6 tháng đầu đầu năm 2013 sản lượng xuất khẩu đạt 9.087,90 tấn và tập trung xuất khẩu chủ yếu trong những tháng cuối năm do thông thường nhu cầu của các nước sẽ trở lại vào cuối năm để thực hiện kế hoạch nhập khẩu cho năm sau. Thị trường gạo thế giới trong năm 2014 đang có chiều hướng tích cực với nhu cầu tăng từ các nước Đông Nam Á do đó tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều khả quan hơn sản lượng xuất

33

khẩu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu đạt 18.168,75 tấn tăng 9.081,85 tấn, tương đương tăng 99,93%. Có thể dự báo một năm hoạt động xuất khẩu sẽ sáng sủa hơn trong năm 2013.

4.2.2 Doanh thu tiêu thụ gạo

Bảng 4.5 Doanh thu tiêu thụ gạo của công ty từ năm 2011- 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Thị trường 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Trong nước 36.823,27 53.289,50 113.040,91 16.466,32 44,72 59.751.41 112,13 Xuất khẩu 222.100,42 358.883,93 244.847,49 136.783,51 61,57 -114.036,4 -31,77 Tổng 258.923,69 412.173,43 357.888,40 153.249,74 59,19 -54.285,03 -13,17

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Bảng 4.6 Doanh thu tiêu thụ gạo của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Thị trường 6T2013 6T2014 6T2013/6T2014 +/- % Trong nước 44.526,91 40.430,00 -4.096,91 -9,20 Xuất khẩu 74.472,69 151.496,85 77.024,16 103,43 Tổng 118.999,6 191.926,85 72.927,25 61,28

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Doanh thu trong nước

Năm 2011, doanh thu từ bán gạo trong nước mang về 36.823,27 triệu đồng chiếm 14,23 % trong doanh thu cả năm về tiêu thụ gạo. Năm 2012, không chỉ sản lượng xuất khẩu tăng cao mà sản lượng tiêu thụ trong nước cũng tăng cao hơn so với năm 2011, do đó doanh thu trong năm cũng tăng lên đạt 53.289,5 triệu đồng, tăng 16.466,32 triệu đồng, tức tăng 44,72%. Đến năm 2013, được xem là một năm có sự tăng trưởng mạnh trong hoạt động bán hàng trong nước của công ty, và đã mang về kết quả tương xứng, doanh thu đạt được là 113.040,91 triệu đồng tăng 59.751,41 triệu đồng so với năm 2012.

Nguyên nhân của việc tăng doanh thu nội địa so với năm 2012, trước tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đấu thầu các thị trường truyền thống thất bại, lượng dữ trữ tồn kho nhiều, vì thế công ty tích cực đẩy mạnh tập trung bán gạo trong nước để xả lượng tồn kho mà công ty mua để phục vụ cho xuất khẩu

34

nhưng đầu ra gặp khó khăn và lại bị huỷ hợp đồng bất ngờ. Trong 6 tháng đầu năm 2014 sản lượng bán trong nước giảm so với cung kỳ năm 2013 nên doanh thu giảm 4.096,91 triệu đồng trong giai đoạn này. Mặc khác ngoài doanh thu từ buôn bán bán gạo thì bên cạnh đó công ty còn có thêm nguồn thu nhập khác từ việc bán các phụ phẩm như: tấm, cám, trấu và củ trấu đóng góp khoảng 45- 50% vào doanh thu từ buôn bán trong nước.

Doanh thu từ xuất khẩu

Xuất khẩu gạo là hoạt động chính của công ty nên kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu gạo của công ty luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với tổng kim ngạch thu từ hoạt động bán hàng nội địa.

Năm 2012, là một năm kinh doanh đạt hiệu quả cao của công ty, nhờ sản lượng tăng cao mang về mức doanh thu cao tương ứng đạt 358.883,93 triệu đồng, tăng 136.983,83 triệu đồng, tức tăng 61,57% so với năm 2011. Năm 2013, do những khó khăn nêu trên nên doanh thu mang về sụt giảm, đạt 244.847,49 triệu đồng, giảm 114.036,4 triệu đồng (31,77%) so với năm 2012. Riêng tình hình kinh doanh xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu tích cực hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2013 với sản lượng xuất khẩu tăng gần gấp đôi đã mang về giá trị cao tương ứng tăng 77.024,16 triệu đồng tức tăng 103,43%.

Thị trường nước ngoài vẫn là thị trường chủ lực mang lại sản lượng và doanh thu cao cho công ty, vì vậy công ty cần phải khai thác tốt hơn về thị trường này. Ngoài ra, công ty cũng phải chú trọng đầu tư cho thị trường trong nước, khi thị trường này rất có tiềm năng trong ba năm qua và cũng đã mang lại một nguồn doanh thu không nhỏ đóng góp vào tổng doanh thu của công ty.

4.3PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY 4.3.1Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty 4.3.1Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty

4.3.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu gạo, cùng với nổ lực không ngừng để ngày càng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm của công ty đã luôn được khách hàng ưa chuộng và tin tưởng. Trong 3 năm qua sản lượng xuất khẩu gạo của công ty luôn đạt trên 20.000 tấn và kim ngạch luôn mang về trên 10 nghìn USD cho công ty.

35

Bảng 4.7 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2011-2013

Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Sản lượng (tấn) 21.877,15 39.545,55 27.225,60 17.668,40 80,76 -12.319,95 -31,15 Kim ngạch (nghìn USD) 10.663,55 17.230,84 10.688,70 6.567,29 61,59 -6.542,14 -37,97

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Bảng 4.8 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo trong 6T2013 và 6T2014

Năm 6T2013 6T2014 6T2014/6T2013 +/- % Sản lượng (tấn) 9.087,90 18.169,75 9.081,85 99,93 Kim ngạch (nghìn USD) 3.540,25 7.201,79 3.661,54 103,43

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Qua bảng trên, có thể thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty có sự biến động và tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Về sản lượng: Qua bảng 4.7, ta thấy năm 2011, sản lượng xuất khẩu của công ty là 21.877,15 tấn. Sang năm 2012, sản lượng xuất khẩu là 39.545,55 tăng 17.668,40 tấn, tương đương tăng 80,76% so với năm 2011. Theo báo cáo của VFA trong quí I năm 2012, gạo xuất khẩu của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh từ Ấn Độ và lỡ nhịp bán ra từ cuối năm 2011 do giá trong nước ở mức cao. Nhưng đến thu hoạch vụ Đông Xuân, cung cấp trở lại dồi dào, Việt Nam đã quay lại thị trường mạnh mẽ, tăng cường cạnh tranh với Ấn Độ, xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, chẳng những bù đắp cho sự sụt giảm trong xuất khẩu những tháng đầu năm mà còn tăng vượt mức xuất khẩu năm 2011. Bên cạnh đó nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống Châu Á khá cao, đặc biệt trong năm 2012 Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo cao nhất của Việt Nam. Do những diễn biến thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của cả nước và nhu cầu của thị trường thế giới tăng cao năm 2012 vì vậy sản lượng gạo xuất khẩu công ty cũng tăng cao nhờ ký được nhiều hợp đồng với số lượng lớn vào các thị trường lớn như Trung Quốc, KCN VN- Singapore…

Sang đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu giảm đáng kể đạt 27.225,60 tấn giảm 12.319,95 tấn, tương đương giảm 31,15% so với năm 2012. Nguyên nhân là năm 2013, thị trường gạo thế giới nhất là khu vực châu Á- nơi sản xuất gạo và tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới gặp nhiều khó khăn hơn so với năm

36

2012, do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu sụt giảm. Vì vậy sản lượng nhập khẩu của một số thị trường truyền thống của công ty như Philippines và Indonesia sụt giảm mạnh. Mặc khác chính phủ các nước này còn đưa ra chính sách tăng cường sản xuất, tự túc lương thực nên nhu cầu nhập khẩu của hai thị trường truyền thống này giảm đáng kể.

Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 18.169,75 tấn tăng 9.081,85 tấn, tương ứng tăng 99,93% so với 6 tháng đầu năm 2013 và hứa hẹn tổng sản lượng xuất khẩu gạo cả năm 2014 sẽ đạt cao hơn năm 2013. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2014 đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc nhờ hợp đồng mới từ các nước Châu Á, giá gạo tăng và các đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ giãn tiến độ xuất khẩu để tránh bị ép giá là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước có được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo.

Về kim ngạch

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt giá trị cao nhất từ trước đến nay, sản phẩm gạo mang về cho công ty 17.230,84 nghìn USD tăng lên 6.567,29 nghìn USD, tương ứng tăng 61,59% so với năm 2011. Doanh thu của công ty đạt kỷ lục một phần là do thị trường xuất khẩu trong năm 2012 được mở rộng, công ty có thêm nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng mới. Ngoài ra chất lượng gạo của công ty không ngừng được cải tiến, đáp ứng nhu cầu của từng thị trường, do đó luôn giữ được lòng tin từ khách hàng. Cũng trong năm 2012 nhiều đối tác khách hàng truyền thống của Thái Lan đã chuyển sang nhập khẩu gạo của Việt Nam do Chính phủ Thái Lan thực hiện chương trình tăng giá thu mua thực hiện chính sách trợ giá cho hàng triệu nông dân nghèo trong nước làm cho giá gạo Thái Lan trở nên đắt hơn. Vì thế Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với một đối thủ kỳ cựu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm đáng kể chỉ đạt 10.688,70 nghìn USD, giảm 6.542,14 nghìn USD, tương đương giảm 37,97% so với năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu giảm do nguồn cung toàn cầu quá lớn dẫn đến giá gạo xuất khẩu gạo giảm, ngoài ra còn phải kể đến việc một số khách hàng lớn giảm nhập khẩu và áp lực cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan do nước này đang chịu áp lực phải xả kho gạo dự trữ là những nguyên nhân chính khiến giá gạo xuất khẩu năm 2013 giảm mạnh. Đều này tác động nghiêm trọng đến doanh thu. Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014 với những chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu gạo công ty đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn sang thị trường Philippines và Trung Quốc nâng tổng kim ngạch lên 7.201,79 nghìn USD tăng 3.661,54 tấn, tương đương tăng đến 103,43% so với cùng kỳ năm 2013.

37

Nhìn chung, xuất khẩu gạo của công ty có sự thay đổi qua các năm, sản lượng và kim ngạch tăng cao nhất trong năm 2012. Xét về sản lượng xuất khẩu qua 3 năm từ năm 2011 đến 2013 sản lượng xuất khẩu của công ty luôn trên 20 ngàn tấn. Điều này cho thấy mặt dù thị trường lúa gạo trên thế giới có nhiều biến động bất thường nhưng công ty vẫn giữ vững được thị trường xuất khẩu của mình. Dù có được sự ổn định trong trong thị trường xuất khẩu, nhưng công ty cũng cần phải tích cực tìm kiếm thị trường mới, mở rộng qui mô xuất khẩu để tăng thêm sản lượng, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Mặc khác, theo dự báo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo trong năm 2014 sẽ khởi sắc với nhu cầu nhập khẩu vẫn còn cao ở một số thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia và Trung Quốc, một số thị trường khác như Bangladesh cũng đang có nhu cầu nhập khẩu gạo. Bên cạnh đó hai đối thủ mạnh của Việt Nam là Thái Lan và Ấn độ đều có tín hiệu giãn xuất khẩu để tránh bị ép giá. Ấn Độ, lượng mưa đầu mùa ở nước này đã bắt đầu thiếu hụt, diện tích gieo trồng lúa đã giảm sút mạnh, làm giá lúa gạo trong nước của Ấn Độ tăng mạnh, nên cũng sẽ đẩy giá gạo xuất khẩu vốn đã cao của nước này tăng thêm. Điều này mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước nói chung và công ty Mekonimex nói riêng trong hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới.

4.3.1.2 Hình thức xuất khẩu gạo của công ty

Sản phẩm gạo của công ty được đưa vào thị trường nước ngoài theo 2 hình thức chủ yếu là: xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu thông qua tổng công ty lương thực miền Nam.

Về sản lượng

Bảng 4.9 Sản lượng xuất khẩu gạo trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu từ năm 2011- 2013 Đơn vị tính: tấn Hình thức 2011 2012 2013 2011/2012 2013/2012 +/- % +/- % Trực tiếp 3.325,00 19.323,70 23.015,55 15.998,70 481,16 3.691,85 19,11 Uỷ thác 18.552,15 20.221,85 4.210,05 1,669,70 9,00 -16.011,80 -79,18 Tổng 21.877,15 39.545,55 27.225,60 17.668,40 80,76 -12.319,95 -31,15

38

Bảng 4.10 Sản lượng xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014. Đơn vị tính: tấn Hình thức 6T 2013 6T 2014 6T2014/6T2013 +/- % Trực tiếp 7.407,50 13.427,40 6.019,90 81,27 Uỷ thác 1.680,40 4.742,35 3.061,95 182,22 Tổng 9.087,90 18.169,75 9.081,85 99,93

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 45)