Tình hình thu mua theo hình thức thu mua

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 43)

Theo như phân tích trên, hiện nay công ty thu mua gạo theo hai hình thức chủ yếu đó là: mua trực tiếp từ nông dân, thương lái và thu mua từ các đơn vị, xí nghiệp chế biến lương thực trong khu vực ĐBSCL.

Đối với hình thức thu mua từ nông dân hoặc thương lái, là loại hỗn hợp nhiều giống, nhiều loại với tỷ lệ tấm, kích cỡ khác nhau, công ty thu mua sau đó giao lại cho các đơn vị trực thuộc chế biến và phân loại mới xuất khẩu được.

Đối với thu mua từ các doanh nghiệp chế biến khác, tuỳ thuộc nhu cầu công ty có thể đặt gạo 5%, 10%, 15%, 25% tấm thích hợp. Các đơn vị này sẽ cung cấp đúng theo quy định trong hợp đồng thu mua mà công ty đã ký kết với họ. Thu mua gạo thành phẩm công ty không cần qua chế biến mà có thể xuất khẩu thẳng cho khách hàng nước ngoài.

Bảng 4.2 Tình hình thu mua gạo theo các hình thức thu mua của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: tấn Hình thức Thu mua Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2013 2013/2012 +/- % +/- % Xí nghiệp 2.035,0 5.449,85 3.450,0 3.414,85 167,81 -1.999,85 -36,70 Nông dân Thương lái 36.348,83 66.890,55 56.415,40 30.541,72 84,02 -10.475,15 -15,66 Tổng 38.383,83 72.340,40 59.865,40 33.956,57 88,46 -12.475,00 -17,24

30

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Hình 4.1 Cơ cấu theo hình thức thu mua giai đoạn 2011- 2013

Nhìn chung, tình hình thu mua gạo của công ty qua ba năm có nhiều biến động, cơ cấu thu mua theo các hình thức cũng có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như sau:

Từ năm 2008, khi hai phân xưởng xay xát của công ty đi vào hoạt động, thì hoạt động thu mua gạo thành phẩm đã không nhiều như trước mà chủ yếu mua nguyên liệu về xay xát, chế biến để xuất khẩu gạo. Trong giai đoạn từ năm 2011- 2013 thu mua gạo nguyên liệu từ nông dân và thương lái chiếm tỷ trọng cao, năm 2011 chiếm 94,70% trong khi đó thu mua từ các xí nghiệp chỉ còn chiếm 5,30%. Đến năm 2012 nguồn thu mua gạo của công ty phần lớn vẫn là từ nông dân chiếm 92,47%. Tuy nhiên thu mua từ các xí nghiệp tăng 3.414,85 tấn so với năm 2011 là là do, nhu cầu tiêu dùng gạo thế giới tăng cao trong năm, hầu hết các quốc gia tăng cường nhập khẩu đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Vì thế sản lượng xuất khẩu trong năm của công ty cũng tăng cao, để đảm bảo tiến độ thực hiện các hợp đồng đã kí kết, khả năng cung ứng đúng với số lượng và kịp thời cho các hợp đồng xuất khẩu công ty đã buộc phải tăng sản lượng thu mua từ các doanh nghiệp khác. Đến năm 2013, công ty tiếp tục duy trì hình thức thu mua trực tiếp từ nông dân và thương lái chiếm 94,24%, thu mua từ các doanh nghiệp khác giảm 7.572,15 tấn so với năm 2012, chỉ còn chiếm 5,76% trong cơ cấu thu mua. Bên cạnh đó do nhu cầu gạo thế giới giảm, sản lượng xuất khẩu của công ty cũng ảnh hưởng theo, do đó tình hình thu mua qua hai hình thức trên đều giảm, thu mua từ nông dân giảm 15.66% và thu mua từ các doanh nghiệp cũng giảm 36,70% so với năm 2012.

Qua phân tích trên, việc tăng cường thu mua trực tiếp từ nông dân và giảm thu mua từ các doanh nghiệp khác trong vùng trong 3 năm qua đã phản ánh rất rõ về năng lực sản xuất, chế biến của công ty. Thêm vào đó trong những năm qua 5.3 7.53 5.76 94.7 92.47 94.24 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Xí nghiệp Nông dân Thương lái

31

để nỗ lực tăng nâng suất và cải thiện chất lượng gạo công ty đã đầu tư nhiều cơ sở vật chất phục vụ sản xuất. Năm 2008 với hai nhà máy chế biến được xây dựng và đi vào hoạt động, đến năm 2012 công ty tiếp tục đưa vào hoạt động nhà máy xay xát lúa gạo mới là Thạnh Thắng làm tăng khả năng chủ động trong khâu chọn thu mua gạo nên công ty chuyển dần sang mua trực tiếp từ nông dân, thương lái về chế biến, vì chi phí thu mua rẻ hơn so với qua trung gian và gạo chế biến chất lượng.

4.2PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY 4.2.1Sản lượng tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)