PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 70)

4.4.1.1 Cơ sở vật chất- kỹ thuật

Năm 2008, xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh và Phân xưởng chế biến gạo An Bình chính thức đi vào hoạt, với dây truyền lau bóng gạo đạt công suất 8 tấn/giờ, trị giá 5,58 tỷ đồng, từ đó công ty chủ yếu mua gạo nguyên liệu từ hai phân xưởng trên để xuất khẩu, đây cũng được xem là dây truyền điển hình tiên tiến so với trình độ kỹ thuật chế biến gạo ở Việt Nam.

Năm 2010, để hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh và nghị định 109/2010 NĐ-CP, công ty tiếp tục xây dựng lắp đặt mới hai hệ thống máy xây xát, đánh bóng với công suất lên đến 24- 28 tấn/ giờ và hơn 500 tấn/ ngày.

Sang đến năm 2011, công ty tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất khi xây dựng thêm nhà máy xay xát lúa gạo Thạnh Thắng trị giá hơn 40 tỷ đồng. Đầu năm 2012 nhà máy này chính thức đi vào hoạt động. Vì vậy công ty không chỉ mua gạo nguyên liệu mà còn thu mua lúa tươi trực tiếp từ người nông dân để chế biến. Việc này không chỉ đã giúp công ty giảm bớt chi phí mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng đều hơn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Ngoài ra, công ty còn mở rộng thêm khu nhà kho với tổng diện tích lên đến 44.000m2

sức chứa hơn 15.000 tấn gạo, gấp 3 lần sức chứa tối thiểu theo nghị định 109 của Chính phủ tại khu công nghiệp Trà Nóc, TP. Cần Thơ.

Việc đầu tư cao vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ chế biến sản xuất của công ty Mekonimex đã góp phần nâng cao hiệu suất lao động , đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hoạt động sản xuất, đáp ứng tốt yêu cầu trong xu thế hội nhập hiện nay.

4.4.1.2 Tài chính- Kế toán

Trước năm 2010, hoạt động của công ty Mekonimex chủ yếu dựa vào nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2011, quá trình cổ phần hoá cơ bản đã được hoàn thiện mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho công ty. Nguồn vốn đầu tư vào năm 2010 chỉ đạt khoảng 40 tỷ đồng nhưng đến nay con số đó đã tăng lên khoảng 110 tỷ đồng cùng với nhiều nguồn tài trợ khác.

Ngoài ra công ty còn sở hữu nhiều mặt bằng, kho bãi, đất đai nhà xưởng cho thuê, góp phần không nhỏ vào doanh thu hằng năm.

57

Bảng 4.17 Phân tích hiệu quả tài chính thông qua các chỉ số tài chính của công ty từ năm 2011 đến 2013

Các tỷ số tài chính ĐVT 2011 2012 2013

1.Khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 4,02 2,23 4,21

Tỷ số thanh toán nhanh Lần 1,53 1,48 1,29

2.Khả năng sinh lợi

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS) % 5,29 4,39 0,38

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) % 6,60 5,77 1,04 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) % 9,48 10,53 1,36

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Về khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện hành: luôn lớn hơn 1, đây là một biểu hiện tốt trong hoạt động tài chính, chứng tỏ công ty có khả năng dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho…để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình, cao nhất trong năm 2013 là 4,21 lần, và thấp nhất trong năm 2012 là 2,23 lần.

Tỷ số thanh toán nhanh: phản ánh việc công ty có thể thanh toán được

các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất. Khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn nhưng mức độ thì giảm dần.

Tóm lại, các chỉ số thanh toán của công ty đều lớn hơn 1, cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán tốt.

Về khả năng sinh lợi

Tỷ suất ROS: Tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh

thu được tạo ra trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty càng cao. Năm 2011, tỷ suất đạt cao nhất 5,29% và thấp nhất trong năm 2013 là 0,38%. Nguyên nhân là do năm 2013 công ty hoạt động kém hiệu quả nên lợi nhuận thấp.

Tỷ suất ROA: Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà

không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Hệ số này càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lí và hiệu quả. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty giảm dần năm 2011 là 6,6; năm 2012 là 5,77; năm 2013 là 1,04%.

Tỷ suất ROE: Chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Hệ số này càng cao càng thu hút các nhà đầu tư. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh trong năm 2013 là 1,36% và đạt cao nhất trong năm 2012 là 10,53.

58

Qua kết quả trên ta thấy, chỉ số tài chính của công ty giảm mạnh trong năm 2013 làm doanh thu của công ty giảm đáng kể, đánh dấu một năm đầy khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty.

4.4.1.3 Nhân sự

Đối với một công ty yếu tố con người là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực đảm bảo nguồn sáng tạo trong tổ chức. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn- con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức không thể nào đạt tới mục tiêu. Vì vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực luôn được công ty chú trọng.

Bảng 4.18 Trình độ nhân sự công ty Mekonimex năm 2014

Trình độ Số lượng Tỷ lệ

Thạc sĩ 1 1,45

Đại học 12 17,39

Cao đẳng 2 2,90

Trung cấp chuyên nghiệp 26 37,68

Trình độ khác 28 40,58

Tổng cộng 69 100

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2014

Hiện nay, tổng số lao động trong công ty là 69 người với nhiều trình độ học vấn khác nhau. Trong đó, bộ phận điều hành và quản lý công ty là nơi đòi hỏi năng lực, trình độ chuyên môn cao nên tập trung hầu hết các nhân viên có trình độ cao trong công ty.

Số lao động còn lại được phân bổ trong các bộ phận khác của công ty như phân xưởng sản xuất, bộ phận thu mua nguyên liệu, xí nghiệp bao bì và các bộ phận khác.

Nhìn chung, trình độ nhân sự của công ty còn hạn chế nhưng bù lại họ đều là những người có kinh nhiều kinh nghiệm trong ngành khi có tới 60% thành viên trong công ty làm việc trên 10 năm và nhờ sự linh hoạt và hợp lý trong việc phân bổ nhân viên ở các vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người trong từng bộ phận nên đều đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khi hàng năm các nhân viên trong công ty luôn được bồi dưỡng kỹ năng về nghiệp vụ, giao tiếp để phản ứng tốt với công việc. Bên cạnh đó, công ty luôn có chính sách lương bổng và khen thưởng tặng quà cho các nhân viên, thường xuyên tổ chức các buổi tham quan cho nâng cao tinh thần đoàn kết, giải toả áp lực cho nhân viên, nhờ đó họ luôn nhiệt tình, hết lòng vì công việc và phát huy hết nâng lực để đem lại hiệu quả cho hoạt động của công ty.

59

4.4.1.4 Hoạt động marketing

Một công ty hoạt động kinh doanh thì không thể tách khỏi thị trường và cũng không hoạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trường, với môi trường bên ngoài của công ty. Do đó hoạt động marketing trong một công ty đóng vai trò quyết định đến vị trí của công ty trên thị trường.

Đối với công ty Mekonimex, hiện nay vẫn chưa có bộ phận marketing, nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu do phòng kinh doanh chịu trách nhiệm, vì thế hoạt động quảng bá, marketing sản phẩm của công ty còn đơn giản, chưa mang lại hiệu quả cao. Tình hình hoạt động marketing của Công ty thời gian qua:

a. Chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của công ty.

Nhận thức được vai trò quan trọng của đối tượng này, trong thời gian qua công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm kinh doanh của công ty là gạo nên nguồn liệu đầu vào đóng vai trò quyết định chủ yếu. Từ việc không có nhà máy chế biến phải thu mua gạo nguyên liệu từ nhiều nơi về chế biến, đến nay thì công ty đã sỡ hữu ba nhà máy chế biến gạo với công suất cao, nhờ đó công ty đã giảm bớt thu mua gạo thành phẩm mà trực tiếp mua lúa tươi từ nông dân về chế biến sản xuất. Từ các yếu tố trên, so với những năm trước đây thì giờ đây chất lượng sản phẩm của công ty đã ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

b. Giá

Công ty định giá trên cơ sở tham khảo giá thị trường và giá do VFA đưa ra. Ngoài ra giá bán sản phẩm của công ty còn phụ thuộc vào mức giá cả của đối thủ cạnh tranh và tuỳ thuộc từng đối tượng khách hàng mà công ty đưa ra các mức giá thích hợp.

Bảng 4.19 Giá xuất khẩu bình quân của công ty giai đoạn 2011-6T2014 Đơn vị tính: USD/tấn

Năm 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

Công ty 487,43 435,72 392,60 389,56 396.36

Việt Nam 493,60 454,55 403,38 431 432

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2014

Năm 2011 giá xuất khẩu trung bình cả nước lên đến 493,6 USD/ tấn cao hơn giá gạo của công ty là 6,17 USD/ tấn. Năm 2012 giá gạo giảm ở hầu hết các thị trường và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, giá xuất khẩu của Việt Nam

60

454,55 USD/ tấn, trong khi đó giá gạo của công ty Mekonimex là 435,72 USD/ tấn. Nhìn chung giá cả xuất khẩu của công ty biến động tăng giảm theo xu hướng của thị trường. Trong năm 2013 giá gạo bình quân của công ty là 392,60 USD/ tấn thấp hơn 10,78 USD/ tấn so với giá gạo bình quân cả nước. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam ở mức khoảng 432 USD/tấn, tăng khoảng 1USD/tấn từ 431USD/tấn của cùng kỳ năm ngoái. Cùng chung xu hướng biến động giá trên thế giới, giá xuất khẩu bình quân của công ty cũng tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2014 là 396,36USD/tấn tăng 6,8USD/tấn so với cung kỳ năm 2013.

Nhìn chung, mức giá của công ty được đánh giá là từ bằng đến cao hơn các công ty khác cùng ngành và giá gạo xuất khẩu của công ty có sự biến động tăng giảm theo giá cả thị trường.

c. Phân phối

Công ty Mekonimex áp dụng hệ thống phân phối trực tiếp đến các nhà xuất nhập khẩu trực tiếp và các nhà xuất khẩu trung gian.

Sản phẩm của công ty được chuyển đến nơi tiêu thụ qua hai hình thức: một là trực tiếp đến nhà xuất khẩu, hai là qua các nhà xuất khẩu uỷ thác rồi đưa đến nhà xuất khẩu uỷ thác. Từ đó các đối tác này sẽ đưa sản phẩm đến các nhà phân phối sĩ và lẻ, cuối cùng sẽ đến tay người tiêu dùng. Nếu như những năm trước đây công ty chủ yếu uỷ thác xuất khẩu thì có thể thấy trong giai đoạn từ 2011-2013 công ty đã tích cực tăng cường tìm kiếm thị trường để xuất khẩu trực tiếp cụ thể như sau: năm 2011 xuất khẩu trực tiếp chiếm 15,19%, đến năm 2012 là 48,86% và năm 2013 là 84,54%. Với hình thức này công ty vừa có thể chủ động hơn trong thị trường xuất khẩu, bảo quản chất lượng sản phẩm cũng như giá cả vừa mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Đối với kênh phân phối qua trung gian, công ty sau khi tham gia đấu thầu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức, sẽ giao sản phẩm của mình theo đúng với kết quả đấu thấu sau đó gạo của công ty sẽ được Hiệp hội xuất khẩu sang các thị trường.

d. Chiêu thị

Hiện nay công ty chưa có webside riêng nên thương hiệu của công ty được khách hàng biết đến chủ yếu qua sự giới thiệu của các khách hàng thân thiết, thông qua Hiệp hội Lương thực và hội trợ triễn lãm. Ngoài ra từ khi cổ phần hoá hoạt động kinh doanh của công ty cũng đã xuất hiện trên một số webside và báo đài, nhưng chưa đủ để thương hiệu công ty được phổ biến rộng rãi.

4.4.1.5 Nghiên cứu và phát triển

Cho đến nay, công ty cũng chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển nên việc nghiên cứu thị trường và tiềm kiếm khách hàng mới chủ yếu do phòng

61

kinh doanh đảm nhiệm. Trong suốt thời gian qua, phòng kinh doanh đã đảm nhận rất tốt vai trò này đáp ứng việc thu thập thông tin, nắm bắt và tiềm kiếm thị trường mới cho công ty, hổ trợ ban giám đốc đưa ra các quyết định ký kết hợp đồng. Tuy nhiên để phát triển lâu dài và mở rộng kinh doanh việc thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển độc lập là vô cùng cần thiết trong việc nghiên cứu khi muốn thâm nhập vào các thị trường phát triển như Châu Âu thì cần một chiến lược rõ ràng cụ thể trong nghiên cứu về các chính sách, yêu cầu chất lượng sản phẩm cũng như thị hiếu sử dụng sản phẩm của từng thị trường này mới có cơ hội mở rộng thâm nhập vào các thị trường có tiềm năng này. Ngoài ra cũng phải có chiến lược kế hoạch để duy trì hợp tác với các đối tác truyền thống trong môi trương ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt.

4.4.1.6 Văn hoá doanh nghiệp

Nếu như cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp thì văn hoá chính là “ phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hoá là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của công ty.

Công ty Mekonimex là một công ty có nề nếp tốt và bầu không khí làm việc vui vẻ, môi trường làm việc ổn định. Từ lúc thành lập cho đến nay, Ban lãnh đạo luôn chủ chương đoàn kết chặt chẽ, phát huy năng lực làm việc tập thể của công ty. Từ chủ chương đó, toàn thể nhân viên của công ty luôn hết mình hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để có thể hoàn thành công việc hiệu quả nhanh chóng nhất và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để công ty có được vị trí như ngày hôm nay.

62

Bảng 4.20 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ IFE

Yếu tố chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm

Máy móc thiết bị đầy đủ, hiện đại 0,09 4 0,36

Khả năng tài chính 0,11 3 0,33

Công suất kho chứa lớn 0,09 3 0,27

Chất lượng nhân sự 0,08 2 0,16

Kinh nghiệm trong ngành 0,12 3 0,36

Hoạt động marketing 0,07 2 0,14

Hoạt động nghiên cứu và phát triển 0,06 2 0,12

Đầu tư và quảng bá thương hiệu 0,06 2 0,12

Kênh phân phối 0,07 2 0,14

Giá cạnh tranh 0,08 3 0,24

Kiểm soát chất lượng và nguồn nguyên

liệu 0,09 3 0,27

Văn hoá công ty 0,08 4 0,32

Tổng cộng 1,00 2,83

Nguồn: Tham khảo ý kiến ban quản trị của công ty

Tổng số điểm ma trận là 2,83 cho thấy công ty Mekonimex có môi trường nội bộ khá tốt. Công ty trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ và hiện đại, khả năng tài chính tốt, cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, công ty cần tận dụng các điểm mạnh trên để thúc đẩy công ty phát triển hơn trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành. Bên cạnh đó công ty cần quan tâm đến

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 70)