Biện pháp hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu âu vững (Trang 65)

Trong quá trình sản xuất, nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí thì giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống một cách đáng kể, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh về giá mà đây đang là một vấn đề rất đáng lo ngại trên thị trường hiện nay. Do đó DN nào tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc hơn trên thương trường. Dưới đây là một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm:

 Đối với chi phí nguyên vật liệu:

- Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào luôn ổn định và bền vững:

+ Đối với người nuôi trồng thủy sản: tiếp tục liên kết và hỗ trợ về con giống, kỹ thuật, chuyên gia cũng như thức ăn cho người nuôi trồng. Đồng thời tiến hành bao tiêu sản phẩm cho người nuôi yên tâm về đầu ra. Nhờ vào đó,

+ Đối với những người đánh bắt thủy sản: hỗ trợ về vốn để ngư dân có thể nâng cấp trang thiết bị của thuyền và dự trữ nhiên liệu để tiến hành đánh bắt xa bờ nhằm tăng nhanh sản lượng, tạo nên nguồn nguyên liệu dồi dào với chất lượng cao. Đây cũng là một cách để công ty tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào.

+ Bên cạnh đó, công ty cần mở rộng thêm nhiều vùng nuôi cho riêng mình để tạo được một nguồn nguyên liệu sẵn có và có chất lượng kiểm định.

+ Tích cực tìm kiếm để có thêm nhiều sự lựa chọn về nhà cung ứng nguyên vật liệu tại địa phương và các vùng lân cận để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu. Chủ động tìm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với số lượng lớn nhằm hưởng giá ưu đãi và hoa hồng, đồng thời giảm được một khoản chi phí vận chuyển đáng kể.

- Đối với công tác bảo quản nguyên vật liệu:

Do đặc trưng của sản phẩm cần phải tươi sống nên công tác bảo quản nguồn nguyên liệu rất quan trọng. Tuy nhiên, công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu, vì thế bộ phận thu mua của công ty cần linh hoạt trong việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xưởng và tiến hành chế biến ngay. Như vậy vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản vừa hạn chế tối đa sự hư hỏng của nguyên liệu.

- Đối với khâu sản xuất:

Đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất, tổ chức kiểm tra, sữa chữa, thay mới công cụ sản xuất, bảo trì máy móc thiết bị vận hành thường xuyên để làm giảm tình trạng tiêu hao nhiều nguyên vật liệu do máy móc.

 Đối với chi phí nhân công:

- Tiếp tục tổ chức đào tạo tại chỗ về chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ, công nhân viên, hướng dẫn các khóa học về vận hành thiết bị, quy trình thay đổi trang thiết bị, để có được một đội ngũ công nhân lành nghề và hăng say sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng nhanh số lượng thành phẩm được tạo ra.

- Tiếp tục tiến hành công tác đào tạo và đưa đi đào tạo nhiều lượt cán bộ, công nhân viên, nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng chất lượng nguồn nhân lực của công ty.

- Có chính sách lương, thưởng phù hợp với trình độ, tay nghề và công sức của từng công nhân, đồng thời đảm bảo cho họ được hưởng đầy đủ các

khoản trợ cấp, bảo hiểm nhằm khuyến khích sự năng nổ trong quá trình làm việc, góp phần tăng hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí.

- Hạn chế việc thuê mướn thêm công nhân mùa vụ vừa làm tăng một khoản chi phí khá cao vừa làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Giám sát chặt chẽ tình hình làm việc nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân.

 Đối với chi phí sản xuất chung:

Loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được, vì vậy nếu muốn giảm chi phí này công ty chỉ có thể:

- Thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng, tốn kém nhiều chi phí sữa chữa.

- Cần tạo cho công nhân có thói quen sử dụng điện sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Một khi đã bước vào nền kinh tế thị trường thì việc phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cùng ngành của các tổ chức, cá nhân cũng như các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Và để có được vị thế vững chắc trên thị trường, mỗi doanh nghiệp, tổ chức phải tích cực phấn đấu trong việc kiểm soát chi phí, kiểm soát các hoạt động một cách có hiệu quả nhằm tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận thu về lại cao nhất. Để đạt được điều đó, công tác phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành là một việc làm vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào.

Tuy thời gian thực tập không nhiều nhưng tôi cũng đã có cơ hội đi sâu tìm hiểu và khái quát toàn bộ quá trình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Cụ thể như sau:

Nhìn chung, Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững đã thực hiện tốt công tác kế toán của mình, luôn phản ánh kịp thời và đầy đủ các loại chi phí. Đồng thời công ty cũng đã cố gắng loại trừ các khoản chi phí bất thường trong sản xuất.

Mặc dù quá trình luân chuyển chứng từ của công ty khá đơn giản nhưng luôn đảm bảo được tính logic và được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Ban lãnh đạo công ty.

Với quy mô thuộc loại có tầm cỡ, công ty là một trong những đơn vị sản xuất quan trọng đã giải quyết việc làm cho hơn 400 lao động trong tỉnh. Chính sách nhân sự luôn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của toàn thể lực lượng công nhân viên của công ty.

Công ty luôn tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng sản phẩm làm ra vẫn đảm bảo về chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thương trường.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Nhà nước

 Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nuôi trồng thủy sản để tạo điều kiện phát triển cho ngành. Đồng thời giám sát chặt chẽ quy trình xử lý các chất thải của các doanh nghiệp để tránh trường hợp gây hại cho môi trường.

 Có chính sách hỗ trợ vốn để giúp cho các doanh nghiệp có đủ vốn thu mua nguyên liệu sản xuất và đổi mới các thiết bị, máy móc hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

 Cần có biện pháp thiết thực hướng dẫn người nuôi sử dụng đúng liều lượng kháng sinh và hóa chất, phương pháp chăm sóc hợp lí với mục đích vừa đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người cũng như tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

 Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn, đồng thời góp phần làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất nước.

6.2.2 Đối với cơ quan thuế

 Chấp nhận việc nộp thuế bằng ngoại tệ, để tránh trường hợp phát sinh tăng do chênh lệch tỉ giá và công ty phải nộp thêm một khoản tiền thuế.

 Cung cấp thông tin, văn bản và những sửa đổi về thuế một cách công khai, rộng rãi để doanh nghiệp kịp thời cập nhật và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

 Đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ nộp và hoàn thuế. 6.2.3 Đối với cơ quan thẩm quyền địa phương

 Các cơ quan thẩm quyền cần phối hợp với nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp. Đồng thời nối kết người nuôi với doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết tốt mối quan hệ cung - cầu hàng hóa, tránh tình trạng vượt cung hay vượt cầu thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây.

 Các địa phương tiến hành rà soát và đánh giá các chính sách hiện hành của Nhà nước có liên quan đến việc phát triển ngành hàng tôm, sau đó đưa ra những đề xuất và bổ sung nhằm thực thi một cách có hiệu quả.

 Các ngành có liên quan cùng với địa phương nỗ lực thực hiện tốt các chính sách cho vay, hỗ trợ lãi suất, giám sát rủi ro cho người nuôi, xúc tiến thương mại, đầu tư kho trữ đông cho các DN chế biến. Khuyến khích hình thành những dây chuyền sản xuất để các doanh nghiệp phối hợp tốt với nhau trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm.

chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mới phát triển và là một chỗ dựa đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trong công cuộc tranh đấu giành quyền lợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trường, 2006. Kế Toán chi phí. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất

bản lao động xã hội.

2. Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2002. Kế toán chi phí. TP. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản thống kê.

3. Huỳnh Lợi, 2009. Kế toán chi phí. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản

giao thông vận tải.

4. Phan Đức Dũng, 2006. Kế toán giá thành. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Võ Văn Nhị và cộng sự, 1999. Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Tp. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản thống kê.

6. Võ Văn Nhị và cộng sự, 2000. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế giá trị gia tăng, sơ đồ hạch toán kế toán. Tp. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản thống kê.

7. Võ Văn Nhị và cộng sự, 2003. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp, ghi sổ kế toán theo các hình thức sổ kế toán, lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.

8. Hòa Ngân Nga, 2011. Đâu là “bí quyết” của Âu Vững? <http://www.baomoi.com/Dau-la-bi-quyet-cua-Au-Vung/45/6828979.epi>. [Ngày truy cập: ngày 20 tháng 09 năm 2014]

9. Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững. <

http://www.ctyvietnam.com/21879/cong-ty-co-phan-che-bien-thuy-san-xuat- khau-au-vung>. [Ngày truy cập: ngày 20 tháng 09 năm 2014]

10. Giới thiệu về công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững. <http://text.123doc.vn/document/701580-gioi-thieu-ve-cong-ty-co-phan-che- bien-xuat-khau-thuy-san-au-vung.htm>. [Ngày truy cập: ngày 24 tháng 09 năm 2014].

PHỤ LỤC 01

CÔNG TY CP CBTS XUẤT KHẨU ÂU VỮNG Mẫu số B02-DN

Số 99 QL 1A, Xã Tân Thạnh, H. Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu

Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng

BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011

Đơn vị tính : VND

Chỉ tiêu Mã số Thuyết

minh Năm nay Năm trước

1 2 3 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 01 6.1 1.051.278.217.658 768.421.381.637

- Trong đó doanh thu xuất khẩu 1.014.750.728.020

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3.369.190

- Hàng bán bị trả lại 8.615.252.217

3. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (10 = 01-03) 10 1.042.662.965.441 768.418.012.447

4. Giá vốn hàng bán 11 6.2 995.013.559.977 745.187.036.201

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ ( 20=10-11) 20 47.649.405.464 23.230.976.246

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 6.3 24.660.563.984 10.965.679.050

7. Chi phí tài chính 22 6.4 28.158.184.594 12.460.262.459

- Trong đó lãi vay phải trả 23 25.492.214.006 10.347.832.825

8. Chi phí bán hàng 24 6.5 25.322.365.369 16.281.583.321

- Chi phí bán hàng 24A 25.322.365.369 16.281.583.321

- Chi phí chờ kết chuyển (14221) 24B

9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 6.6 4.115.285.737 2.445.941.762

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 14.714.133.748 3.008.867.754

(30=20+(21-22)-(24+25))

11. Thu nhập khác 31 6.7 1.171.239.954 1.526.843.908

12. Chi phí khác 32 6.8 163.103.221 205.843.506

13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 1.008.136.733 1.321.000.402

14. Tổng LN trước thuế (50=30+40) 50 15.722.270.481 4.329.868.156 15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 6.9 1.108.018.033 432.986.816

16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại 52 6.9 0 0

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp ( 60=50-51) 60 14.614.252.448 3.896.881.340

18. Lãi (lỗ) cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 745.017 -

Ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

PHỤ LỤC 02

CÔNG TY CP CBTS XUẤT KHẨU ÂU VỮNG Mẫu số B02-DN

Số 99 QL 1A, Xã Tân Thạnh, H. Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 cuûa Bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012

Đơn vị tính : VND

Chỉ tiêu Mã số Thuyết

minh Năm nay Năm trước

1 2 3 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 01 6.1 1.054.075.843.394 1.051.278.217.658

- Trong đó doanh thu xuất khẩu 1.032.286.427.431 1.014.750.728.020

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02

- Hàng bán bị trả lại 11.503.168.416 8.615.252.217

- Giảm giá hàng bán 359.903.808

3. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (10 = 01-03) 10 1.042.662.965.441 1.042.662.965.441

4. Giá vốn hàng bán 11 6.2 959.293.351.136 995.013.559.977

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ ( 20=10-11) 20 82.919.420.034 47.649.405.464

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 6.3 2.499.558.671 24.660.563.984

7. Chi phí tài chính 22 6.4 13.969.919.468 28.158.184.594

- Trong đó lãi vay phải trả 23 10.309.459.860 25.492.214.006

8. Chi phí bán hàng 24 6.5 28.447.531.290 25.322.365.369

- Chi phí bán hàng 24A 28.447.531.290 25.322.365.369

- Chi phí chờ kết chuyển (14221) 24B

9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 6.6 6.054.254.781 4.115.285.737

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 36.947.273.166 14.714.133.748

(30=20+(21-22)-(24+25))

11. Thu nhập khác 31 6.7 1.036.209.479 1.171.239.954

12. Chi phí khác 32 6.8 1.034.332.980 163.103.221

13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 1.876.499 1.008.136.733

14. Tổng LN trước thuế (50=30+40) 50 36.949.149.665 15.722.270.481 15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 6.9 2.693.703.204 1.108.018.033

16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại 52 0 0

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp ( 60=50-51) 60 34.255.446.461 14.614.252.448

18. Lãi (lỗ) cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 1.746.301 745.017

PHỤ LỤC 03

CÔNG TY CP CBTS XUẤT KHẨU ÂU VỮNG Mẫu số B02-DN

Số 99 QL 1A, Xã Tân Thạnh, H. Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 cuûa Bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012

Đơn vị tính : VND

Chỉ tiêu Mã số Thuyết

minh Năm nay Năm trước

1 2 3 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 01 6.1 1.974.809.754.871 1.054.075.843.394

- Trong đó doanh thu xuất khẩu 1.939.134.769.239 1.032.286.427.431

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02

- Hàng bán bị trả lại 17.143.673.012 11.503.168.416

- Giảm giá hàng bán 359.903.808

3. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (10 = 01-03) 10 1.957.666.081.859 1.042.662.965.441

4. Giá vốn hàng bán 11 6.2 1.838.228.110.027 959.293.351.136

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ ( 20=10-11) 20 119.437.971.832 82.919.420.034

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 6.3 7.073.205.981 2.499.558.671

7. Chi phí tài chính 22 6.4 14.484.625.367 13.969.919.468

- Trong đó lãi vay phải trả 23 10.872.977.236 10.309.459.860

8. Chi phí bán hàng 24 6.5 45.930.347.761 28.447.531.290

- Chi phí bán hàng 24A 45.930.347.761 28.447.531.290

- Chi phí chờ kết chuyển (14221) 24B

9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 6.6 5.925.933.293 6.054.254.781

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 60.170.271.392 36.947.273.166

(30=20+(21-22)-(24+25))

11. Thu nhập khác 31 6.7 766.311.251 1.036.209.479

12. Chi phí khác 32 6.8 1.068.873.148 1.034.332.980

13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (302.561.897) 1.876.499

14. Tổng LN trước thuế (50=30+40) 50 59.867.709.495 36.949.149.665 15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 6.9 6.202.532.568 2.693.703.204

16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại 52 0

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu âu vững (Trang 65)