Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012,

Một phần của tài liệu kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu âu vững (Trang 38)

2013 và 2014

Để biết rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu của 3 năm 2012, 2013, 2014, ta đi vào phân tích bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2 Bảng thể hiện tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu 2013/2012 Chênh lệch 6 tháng đầu 2014/2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh thu 387.655 760.567 1.090.774 372.912 96,20 330.207 43,42

- Trong đó doanh thu XK 381.987 753.748 1.083.748 371.761 97,32 330.000 43,78

2. Các khoản giảm trừ DT 11.806 - - - -

3. Doanh thu thuần 375.849 760.567 1.090.774 384.718 102,36 330.207 43,42

4. Giá vốn hàng bán 355.032 732.516 1.023.838 377.484 106,32 291.322 39,77 5. Lợi nhuận gộp 20.817 28.051 66.936 7.234 34,75 291.322 39,77 6. Doanh thu HĐTC 2.489 2.269 7.109 (220) (8,84) 38.885 138,62 7. Chi phí tài chính 6.726 4.615 8.759 (2.111) (31,39) 4.144 89,79 8. Chi phí bán hàng 10.861 16.342 26.868 5.481 50,46 10.526 64,44 9. Chi phí QLDN 2.892 2.616 4.340 (276) (9,54) 1.724 65,90 10. LN thuần HĐKD 2.827 6.747 34.077 3.920 138,66 27.331 405,08 14. LNTT 2.412 6.998 35.098 4.586 190,13 28.100 401,54 17. LNST 2.171 6.298 31.588 4.127 190,10 25.290 401,56

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty giai đoạn 2012 - 2014 có nhiều khả quan. Các khoản mục về doanh thu và lợi nhuận đều có xu hướng tăng qua các năm và tăng đột biến vào 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể như sau:

- Doanh thu tăng từ 387.655 triệu (năm 2012) lên 760.567 triệu (năm 2013), tức tăng 372.912 triệu (96,20%). Và đến năm 2014, con số này lên đến 1.090.774 triệu đồng, tức tăng 330.207 triệu so với năm 2013.

- Lợi nhuận năm 2013 tăng 4.127 triệu (tức 190,10%) so với 2012, và đến năm 2014 con số này tăng lên 25.290 triệu, tức 401,56% so với năm 2013. Nguyên nhân là do vào tháng 4/2013, sau khi Nhật dỡ bỏ quy định kiểm tra Trifluralin với tôm Việt Nam, giúp cho việc xuất khẩu thuận lợi hơn, các doanh nghiệp trong nước dần khôi phục và thị trường trong nước cũng trở nên lạc quan hơn. Riêng AuVung Seafood đã nhanh chóng mở rộng sản xuất, đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu. Thêm vào đó, quá trình thu mua, đánh bắt hải sản gặp nhiều thuận lợi với tỷ trọng con giống khá cao, vận dụng các loại máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất, cùng với việc ký kết thành công nhiều hợp đồng lớn làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận công ty tăng một cách nhanh chóng trong 2 năm 2013 và 2014. Điều này chứng tỏ, công ty ngày càng ăn nên làm ra và đạt hiệu quả kinh doanh rất cao.

Xét về mặt chi phí, khi nhìn vào bảng 3.2, ta nhận thấy các khoản mục chi phí có xu hướng biến động không đều, tăng giảm qua các năm. Chỉ có chi phí bán hàng là tăng liên tục từ 10.861 triệu (năm 2012) lên 16.342 triệu (năm 2013), tức tăng 5.481 triệu (theo số tuyệt đối) và 50,46% (theo số tương đối). Đến năm 2014, chi phí này tăng nhanh lên đến 26.868 triệu, tăng hơn 60% so với năm 2013. Như vậy, trong giai đoạn này, song song với việc kí kết nhiều hợp đồng cung cấp sản phẩm làm tăng doanh thu, chi phí chi trả cho công tác bán hàng cũng vì thế mà tăng theo. Tuy khoản mục chi phí này tăng nhanh nhưng tăng không kịp doanh thu nên lợi nhuận của công ty vẫn tăng đáng kể 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

3.6.1 Thuận lợi

Trong những năm qua, thủy sản luôn là mặt hàng chiến lược về xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Những điều kiện thuận lợi đó đã đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp thủy sản nói riêng vươn lên nhanh chóng.

Riêng Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững lại càng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để phát triển không ngừng. Trước hết là nhờ công ty nằm ngay bên “vựa” tôm nuôi của tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, lại nằm ngay quốc lộ 1A và nằm rất gần con sông Kinh Xáng, đây là một vị trí hết sức thuận tiện cho cả giao thông đường thủy lẫn đường bộ nên việc thu mua, vận chuyển nguyên liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm rất dễ dàng.

Bên cạnh đó, công ty đã tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ, lâu năm với một số mạng lưới trung gian chuyên cung cấp nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến.

Bộ máy tổ chức ổn định, ban lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm đồng thời đã chú trọng quy hoạch, đào tạo đội ngũ kế thừa đảm bảo hoạt động ổn định liên tục.

Ngoài ra, công ty còn được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại từ các nước phát triển trên thế giới làm cho năng suất sản xuất tăng lên đáng kể. Với hơn 8 năm hoạt động trong ngành thủy sản, ngày nay Au Vung Seafood không chỉ có một đội ngũ nhân viên hùng hậu, nhiệt tình, năng động, sáng tạo cùng với xu hướng xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài đã góp phần giúp cho công ty không ngừng phát triển và đạt nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm vào đó, do Chủ trương của tỉnh đang thúc đẩy nền kinh tế phát triển nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt, chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản, bao gồm cả AuVung Seafood.

3.6.2 Khó khăn

 Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng đặt ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bước đường hội nhập. Đặc biệt nhất là rào cảng thuế quan của các nước và thực hiện các cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với khách hàng gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của công ty.

 Trong những năm gần đây do yếu tố xăng, dầu tăng liên tục làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu chính đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất.

 Thị trường thủy hải sản luôn luôn biến động, do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh tôm tràn lan nhiều nơi, khiến cho sản lượng tôm nuôi thu hoạch bị giảm sút nghiêm trọng. Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản

 Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào trong các năm qua chưa được đảm bảo do tình trạng bơm chích tạp chất và ngâm tôm để gây tăng trọng giả tạo, dư lượng kháng sinh,... làm cho công ty phải hao tốn một số chi phí để thực hiện biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát, thử mẫu.

 Ngoài ra, cùng với những thuận lợi của chính sách ưu đãi đầu tư là sự ra đời của các công ty, doanh nghiệp mới với hình thức sản xuất kinh doanh phong phú và đa dạng hơn. Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện nay đã có hơn 15 công ty chế biến, xuất khẩu thủy sản. Sự xuất hiện và hoạt động của các doanh nghiệp này tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua nguyên liệu, thuê mướn nhân công, tìm kiếm thị trường, làm tăng sức ép trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

 Không những thế, công ty còn phải không ngừng đầu tư, cải tiến máy móc, công nghệ cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Công việc này đòi hỏi công ty phải tiêu tốn một số chi phí không nhỏ mới có thể thực hiện được

3.6.3 Phương hướng phát triển

Trước mắt,bộ phận quản lý công ty đã xác định được những mục tiêu và phương hướng cụ thể cho AuVung Seafood như sau:

 Tăng cường kiểm tra công tác vệ sinh trong quá trình sản xuất.

 Nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới, đặc biệt là việc đẩy mạnh các mặt hàng hiện đại.

 Nâng kim ngạch xuất khẩu cao hơn năm 2013.

 Duy trì uy tín, nâng cao chất lượng hàng hóa với khách hàng sẵn có.

 Tập trung mở rộng thị trường trong và ngoài nước, xem thị trường trong nước phát triển ổn định lâu dài làm tiền đề phát triển thị trường ngoài nước.

 Triển khai ngay các sản phẩm thủy hải sản đã qua chế biến và thành lập bộ phận chuyên trách thị trường nội địa.

 Để nâng cao sản lượng và doanh số xuất khẩu, cung cấp các sản phẩm chế biến có giá trị cao, thâm nhập vào hệ thống siêu thị ở những thị trường khó tính nhất, công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy mới ở Khu công nghiệp Láng Trâm - Tỉnh Bạc Liêu với vốn đầu tư ước tính hơn 150 tỷ đồng. Đây hứa hẹn sẽ là một nhà máy hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu khắc khe nhất của những thị trường khó tính trên thế giới.

 Mở thêm nhiều chi nhánh sản xuất với các mặt hàng hoàn toàn mới, xây dựng thêm nhiều kho lạnh, thường xuyên mở các khóa học nhằm đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân.

 Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm nhiều khách hàng mới trong tương lai.

 Đầu tư trang thiết bị, máy móc, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để theo kịp các nước trên thế giới, triển khai định hướng mới, đa dạng hóa các mặt hàng tôm, cá, mực,… để có thể xuất khẩu nhiều hơn ra nước ngoài.

 Công ty tự tạo nguồn nguyên liệu chính, chủ động việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không phụ thuộc vào thị trường để đảm bảo tính độc lập nhằm đưa công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa thông qua việc mở rộng ngày càng nhiều các vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản.

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU ÂU VỮNG 4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

Hình 4.1 Quy trình sản xuất tôm đông lạnh

Giải thích quy trình:

Sau khi thu mua nguyên liệu đầu vào, công ty đưa nguyên liệu vào phân xưởng. Nhân viên phân xưởng lặt đầu, chế biến tôm nguyên liệu, sạt rửa cho sạch tạp chất rồi tiến hành phân cỡ theo từng size, cân đong trọng lượng theo quy định. Sau đó chuyển sang bộ phận xếp khuôn, đưa vào tủ cấp đông. Đến một thời gian nhất định sẽ tách khuôn, thống kê số khuôn đã đạt yêu cầu rồi đưa sang bộ phận rà kim loại, kiểm tra chất lượng cuối cùng của tôm trước khi đưa đi đóng gói. Những thành phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu sẽ tiến hành đóng gói và đưa đi bảo quản trước khi nhập kho hoặc xuất bán.

4.2 NGUYÊN TẮC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY THÀNH TẠI CÔNG TY

4.2.1 Nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CPNVLTT phát sinh được theo dõi

riêng chi tiết cho từng loại mặt hàng và sẽ được tính trực tiếp cho loại mặt hàng đó.

Nguyên liệu

đầu vào Rà kim loại

Tách khuôn Chế biến- Rửa Thành phẩm Nhập kho thành phẩm Cấp đông Phân cỡ Xếp khuôn Cân Đóng gói, bảo quản

Chi phí nhân công trực tiếp: được tập hợp chung cho toàn phân

xưởng. Sau đó tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng dựa trên CPNVLTT xuất kho dùng để sản xuất thành phẩm.

Chi phí sản xuất chung: tương tự như chi phí nhân công trực tiếp.

4.2.2 Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm

 Do đặc trưng của ngành thủy sản là nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất liên tục nên khi tính giá thành sản phẩm, công ty không tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp giản đơn.

 Hàng tháng, công ty tập hợp chi phí sản xuất sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và kết chuyển sang tài khoản thành phẩm để tính giá thành sản phẩm.

 Bên cạnh đó, căn cứ vào thành phẩm thực tế nhập kho cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành cũng như xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.

4.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TY

4.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Nguyên vật liệu trực tiếp mà công ty dùng để sản xuất sản phẩm chủ yếu là tôm nguyên con chưa qua sơ chế, chế biến.

 Giá xuất kho vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Do đặc trưng của phương pháp này là đến cuối tháng mới tính được nên khi xuất kho chỉ ghi số lượng và số tiền theo giá tạm tính rồi mới điều chỉnh vào cuối tháng.

 Quá trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau:

Giá trị NVL thực tế xuất dùng =

Đơn giá xuất

kho bình quân x

Số lượng xuất kho thực tế =

Đơn giá xuất kho bình quân

Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá nhập kho trong kỳ

PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT BỘ PHẬN XÉT DUYỆT BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO

Hình 4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu trực tiếp

Phiếu yêu cầu xuất vật tư

Xem xét và ký duyệt

Phiếu yêu cầu xuất vật tư đã duyệt Bắt đầu Hợp đồng KH Lập phiếu yêu cầu xuất vật tư

Hợp đồng Phiếu yêu cầu xuất vật tư

Phiếu yêu cầu xuất vật tư đã duyệt

Kiểm tra, lập phiếu xuất

kho

Phiếu xuất kho

Phiếu yêu cầu xuất vật

tư đã duyệt

Lập CTGS

CTGS Phiếu xuất kho

Ghi sổ

Xuất kho, ghi vào thẻ kho Phiếu xuất kho

Phiếu xuất kho Thẻ kho

Sổ cái, BCĐ SPS và báo cáo Sổ đăng ký

Sau khi nhận được hợp đồng của khách hàng do cấp trên chuyển xuống, bộ phận phân xưởng một mặt sẽ lưu lại hợp đồng, mặt khác sẽ lập phiếu yêu cầu xuất vật tư và đưa cho bộ phận xét duyệt kiểm tra, ký duyệt. Phiếu yêu cầu xuất vật tư đã được duyệt sẽ chuyển cho bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho. Dựa vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ sách có liên quan, đồng thời lưu lại phiếu yêu cầu xuất kho và chuyển phiếu xuất kho cho bộ phận kho. Bộ phận kho sau khi nhận được phiếu xuất kho từ phía kế toán sẽ tiến hành xuất kho số lượng vật tư theo yêu cầu và ghi chép vào thẻ kho. Phiếu xuất kho cùng với thẻ kho được lưu tại đây theo đúng quy định.

 Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng 2 tài khoản sau:

- TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất- nhập kho. Công ty sử dụng tài khoản chi tiết 1521 để hạch toán.

- TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình xuất dùng nguyên vật liệu chính

dùng để sản xuất thành phẩm tôm sú và tôm thẻ trong tháng 5/2014: (chi tiết xem phụ lục 04 và 05) 0,00 10.000,00 20.000,00 30.000,00 40.000,00 50.000,00 60.000,00 70.000,00 80.000,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Ngày tháng Số l ư ợ ng (k g) Tôm sú Tôm thẻ

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất tôm thành phẩm trong tháng 05/2014

Như vậy trong tháng 05/2014, nguyên liệu chính dùng để sản xuất tôm sú thành phẩm luôn cao hơn so với tôm thẻ. Do tôm sú là mặt hàng truyền thống, được công ty chú trọng phát triển ngay từ những ngày đầu mới thành lập, đồng thời người dân vùng ĐBSCL cũng như người dân ở các thị trường khác cũng

tôm thẻ cho năng suất cao hơn nhưng đây là mặt hàng mới được nuôi trồng khoảng vài năm trở lại đây nên chưa nhận được nhiều sự tín nhiệm cũng như ưa chuộng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào số lượng tôm

Một phần của tài liệu kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu âu vững (Trang 38)