Các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu âu vững (Trang 61)

dùng để sản xuất 2 mặt hàng tôm sú và tôm thẻ đông lạnh đều tăng so với kế hoạch. Cụ thể như sau:

* Đối với mặt hàng tôm sú đông lạnh:

Trong tháng 5/2014, theo kế hoạch công ty chỉ tiêu hao 1,14 tấn tôm sú nguyên liệu để sản xuất 1 tấn tôm sú đông lạnh thành phẩm. Nhưng trên thực tế, con số này lên đến tiêu hao đến 1,20 tấn tôm sú nguyên liệu, tức cao hơn kế hoạch 0,06 tấn theo số tuyệt đối và 5,26% theo số tương đối.

* Đối với mặt hàng tôm thẻ đông lạnh:

Tương tự mặt hàng tôm sú, để sản xuất 1 tấn tôm thẻ thành phẩm công ty cũng phải tiêu tốn số nguyên liệu đầu vào nhiều hơn so với dự kiến là 1,29 – 1,21= 0,08 tấn (hay cao hơn 6,61%).

=> Điều này là không tốt bởi vì việc tiêu hao nhiều nguyên vật liệu sẽ làm cho giá thành sản phẩm bị đội lên, làm ảnh hưởng đến công tác hạ giá thành sản phẩm, đồng thời sức cạnh tranh của công ty trên thị trường cũng sẽ bị sụt giảm.

Sỡ dĩ, số lượng tôm nguyên liệu đầu vào bị hao tốn nhiều là do trong thời gian này, nhiều lao động đã lên các khu công nghiệp lớn để tìm công việc ổn định hơn, mặt khác ở địa bàn tỉnh có hơn 15 công ty thủy sản nên tình trạng thu hút công nhân lành nghề luôn diễn ra gay gắt. Chính vì thế, công ty không tìm đủ số lượng công nhân theo mùa vụ để phục vụ sản xuất, mà thời gian giao hàng đã gần kề nên công ty buộc lòng phải thuê mướn một số lao động mới nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện đơn hàng. Nhưng chính điều này đã làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào phải tiêu tốn nhiều hơn dự kiến do số lao động này tay nghề chưa cao, chưa nắm bắt kịp công việc cũng như quy trình sản xuất.

4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp tiếp

4.5.2.1 Mức tiêu hao nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của hệ thống kênh cung ứng

Để có nguồn tôm đầu vào dồi dào, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, đòi hỏi công ty cần phải tạo lập được mối quan hệ với nhiều nguồn cung ứng khác nhau. Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ trọng của từng nguồn cung cấp tôm nguyên liệu trong tháng 05/2014:

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các kênh cung ứng tôm nguyên liệu Dựa vào biểu đồ hình 4.10, ta thấy nguồn cung ứng nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất mặt hàng tôm đông lạnh chủ yếu là từ mạng lưới thu gom trung gian (chiếm hơn 55%). Điều đó có nghĩa là, khi được yêu cầu, mạng lưới này sẽ tiến hành thu gom nguồn nguyên liệu từ các ao đầm của người nông dân và cung cấp lại cho công ty. Tất nhiên, khi kí kết hợp đồng công ty, mạng lưới này phải đảm bảo rằng luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng cung ứng số lượng lớn nguồn tôm nguyên liệu đạt chất lượng cao mỗi khi công ty cần đến. Ngoài ra, công ty còn tự quy hoạch cho mình vùng nguyên liệu do các kĩ sư trực tiếp chăm sóc nên chất lượng con giống luôn được kiểm định đạt chuẩn. Hơn thế nữa, công ty còn liên kết chặt chẽ với một số hộ nuôi tự do, hỗ trợ vốn để đầu tư con giống, thức ăn cho tôm, đồng thời bao tiêu sản phẩm thu hoạch. Như vậy, với cả 3 kênh cung ứng này, công ty sẽ giảm bớt được một khoản chi phí đáng kể khi thu mua nguyên liệu sản xuất, đồng thời hạn chế nổi lo thiếu hụt nguyên liệu khi cần thiết cũng như khả năng tiêu hao khá lớn mà các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn tỉnh hiện nay đang mắc phải.

Tuy nhiên, công ty còn có một nguồn cung ứng nữa là nguồn nguyên liệu trôi nổi trên thị trường. Nguồn nguyên liệu này đa phần đều chưa qua kiểm định mà giá cả lại khá cao. Vì thế, để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro khi sử dụng nguồn cung ứng này, công ty cần phải tốn thêm một khoản chi phí để kiểm tra, thử mẫu trước khi quyết định đưa vào sản xuất. Đây là nguồn nguyên liệu mà công ty không khuyến khích nên nó chỉ chiếm 3,86% tỷ trọng trong cả 4 kênh cung ứng. Chỉ khi nào tình hình thật sự bắt buộc, trường hợp nhận được quá nhiều đơn hàng lớn cùng một lúc mà chưa có đủ nguyên liệu thì công ty mới nghĩ đến việc tiến hành thu mua từ nguồn cung ứng này.

4.5.2.2 Mức tiêu hao nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng bởi trình độ của người lao động

Không những chịu ảnh hưởng của các kênh cung cấp, mức tiêu hao nguyên vật liệu còn bị chi phối bởi trình độ của lao động trực tiếp sản xuất.

Công ty tự nuôi 30,15% Trung gian 55,62% Hộ nuôi tự do 10,37% NVL trôi nổi trên

Để biết thêm thông tin cụ thể, ta đi vào phân tích bảng sau:

Bảng 4.5 Bảng thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ công nhân sản xuất đến mức tiêu hao nguyên vật liệu trong 1 tấn tôm thành phẩm tháng 5/2014

Chỉ tiêu Số lượng nhân công (người)

Số lượng tiêu hao (kg)

Mức tiêu hao (kg/người) Nhân công đã qua

đào tạo 321 996 3,10

Nhân công chưa

qua đào tạo 43 249 5,79

Tổng 364 1245 3,42

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Bảng 4.5 đã cho chúng ta thấy được khi thuê mướn nhân công chưa qua đào tạo sẽ tiêu hao nhiều NVL hơn so với nhân công lành nghề là 5,79 – 3,10 = 2,69 (kg/người), tức cao hơn gấp 5,79/3,10 = 1,87 (lần). Như vậy, nguyên vật liệu tiêu hao nhiều hay ít còn phụ thuộc vào trình độ của người công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Chính vì vậy, công ty cần chú trọng vào công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ người lao động, gia tăng năng suất, đồng thời giảm bớt mức tiêu hao nguyên vật liệu, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA

CÔNG TY

Một phần của tài liệu kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu âu vững (Trang 61)