3.1.1 Một số thông tin chung về công ty
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững có tên giao dịch quốc tế là: AuVung Seafood Processing & Exporting Joint Stock Company.
Tên viết tắt: Auvung Seafood.
Chủ tịch HĐQT/ Giám đốc: bà Âu Ngọc Vững.
Logo công ty:
Khẩu hiệu chất lượng: “Sự hài lòng của khách hàng là sự thành công của chúng tôi”.
Địa chỉ: số 99, quốc lộ 1A, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Vốn điều lệ: 19.000.000.000 đồng. Loại hình pháp lý: công ty cổ phần. Điện thoại: 07813 846 799. Website: www.auvungseafood.com.vn. Email: info@auvungseafood.com.vn Fax: 07813 846 676. 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong giai đoạn Việt Nam chuẩn bị gia nhập hiệp hội WTO, cơ chế thị trường và cánh cửa tiềm năng cho ngành thủy sản nước nhà ngày càng được mở rộng. Nắm bắt được tình hình đó, cùng với những thế mạnh về thủy sản, AuVung Seafood đã được thành lập không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn nhằm giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho những người nông dân, lao động nhàn rỗi trong địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Chỉ mới thành lập không lâu nhưng các sản phẩm của AuVung Seafood không những đã chinh phục được sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước, mà còn XK sang những thị trường khó tính như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong và một số nước ở Châu Âu,…
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần vào các mục tiêu xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Dưới đây là một số thành tích tiêu biểu mà AuVung Seafood đã đạt được:
Ngày 13/10/2009, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu khen tặng về việc đã đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tích cực tham gia thực hiện tốt chính sách xã hội.
Ngày 18/02/2009, nhận bằng khen của Trung ương Hội chữ thập đỏ trong hoạt động nhân đạo, tích cực góp phần xây dựng Hội chữ thập đỏ Việt Nam vững mạnh.
Năm 2011, AuVung Seafood còn nằm trong top 200 thương hiệu Việt Nam đạt giải Sao Vàng Đất Việt.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
Nguồn : phòng hành chính nhân sự
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Ghi chú: Quản lý
Hổ trợ
Dưới sự quản lý của giám đốc (tức Chủ tịch HĐQT), bộ máy quản lý của công ty là một thể thống nhất với các phòng ban có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, ở mỗi phòng ban lại có chức năng và nhiệm vụ riêng, cụ thể :
Phó GĐ sản xuất GĐ/ Chủ tịch HĐQT
Phó GĐ tài chính Phó GĐ kinh doanh
P. Hành chính NS P. Tài chính kế toán P. Kinh doanh XK P. Công nghệ P. Điều hành SX P. Kỹ thuật cơ điện
Giám đốc/ Chủ tịch HĐQT: Là người quản lý cao nhất, phụ trách chung điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đại diện cho mọi quyền lực và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước.
Các phó giám đốc: Là người điều hành trực tiếp các bộ phận mình phụ trách, ký các hợp đồng lao động đối với công nhân lao động trực tiếp, lập kế hoạch về khâu mình quản lý.
Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự, cán bộ công nhân viên, lao động và tiền lương cho công ty, hệ thống hóa các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng,… đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra, còn thực hiện công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại nơi công ty đóng trụ sở.
Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận không thể thiếu ở hầu hết các doanh nghiệp, có chức năng thực hiện nhiệm vụ về kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty, quản lý tài chính hằng năm đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng nguyên tắc của chế độ kế toán tại Việt Nam, giải quyết kịp thời các nguồn phục vụ sản xuất, quản lý các nguồn vốn, cập nhật thường xuyên những chính sách pháp luật của Nhà nước…
Phòng kinh doanh xuất khẩu: Theo dõi cơ cấu sản xuất trong ngày, làm các bộ chứng từ xuất khẩu, lên kế hoạch xuất hàng, chào hàng, trực tiếp làm hợp đồng mua bán, xuất hóa đơn.
Phòng công nghệ: Hướng dẫn quy trình sản xuất, theo dõi và kiểm soát chất lượng, kiểm tra vi sinh, kháng sinh,…
Phòng kỹ thuật: Theo dõi bảo trì, bảo dưởng máy móc thiết bị, điện đảm bảo nhiệt độ lạnh để bảo quản sản phẩm tốt, duy trì độ lạnh cần thiết cho sản phẩm,…
Phòng điều hành sản xuất: Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Ban Giám đốc đề ra, thúc đẩy hệ thống sản xuất, phân công lao động và các dây chuyền máy móc thiết bị hoạt đông sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty
Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững:
Nguồn : phòng tài chính kế toán
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty Trong đó :
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm về số liệu kế toán của công ty trước pháp luật. Quan hệ với đối tác cấp trên về các nghiệp vụ tài chính kế toán, lập kế hoạch chỉ đạo công việc chung của kế toán viên. Có nhiệm vụ hỗ trợ Ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về số liệu báo cáo quyết toán tài chính.
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp phân bổ tất cả các chi phí theo
từng thời điểm và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của công ty. Trợ giúp kế toán trưởng trong việc theo dõi kiểm tra chi tiết công việc kế toán.
Kế toán thuế: chịu trách nhiệm trong việc lập tờ khai, tổng hợp, quyết toán và báo cáo thuế gởi đến Cục thuế địa phương và Công ty, theo dõi việc in ấn cấp phát các loại hóa đơn và quyết toán hóa đơn với cơ quan thuế theo qui định.
Kế toán ngân hàng: hàng ngày cập nhật chứng từ thu chi, đối chiếu
công nợ với khách hàng, chịu trách nhiệm theo dõi tiền tệ và các nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng, hàng tháng tiến hành đối chiếu sổ sách kế toán với sổ phụ của ngân hàng. Định kỳ cung cấp các báo cáo cần thiết về cho kế toán trưởng.
Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về thu chi quỹ tiền mặt của công ty. Kiểm
tra tồn quỹ hằng ngày. Theo dõi cân đối thu chi tiền mặt. Định kỳ đối chiếu số liệu của sổ quỹ với kế toán ngân hàng, công nợ và thanh toán (thu - chi).
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thuế Kế toán thành phẩm Kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Thủ quỹ
Kế toán vật tư: Phản ánh tình hình thu mua, nhập xuất tồn kho vật tư.
Tính giá trị thực tế của vật tư thu mua và kiểm tra kế hoạch cung cấp vật tư về số lượng nhập kho. Xử lý vật liệu thừa, thiếu trên sổ sách so với thực tế, phân bổ giá trị vật liệu tiêu hao vào các đối tượng sử dụng.
Kế toán thành phẩm: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập kho, xuất kho thành phẩm tại công ty, theo dõi từng loại thành phẩm và giá cả của từng loại thành phẩm đó; lập báo cáo và chịu trách nhiệm về tình hình thành phẩm sản xuất tại công ty cho Ban giám đốc và các bộ phận.
3.3 MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DOANH
3.3.1 Mục tiêu
Mục tiêu của công ty là tập trung huy động nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của ngành thủy sản tỉnh nhà, đồng thời làm tăng ngân sách Nhà nước.
Hơn thế nữa, Ban quản lý cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đang từng bước phấn đấu đưa thương hiệu Âu Vững trở thành một thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng của khách hàng và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thuỷ sản.
3.3.2 Chức năng
Xuất phát từ nhu cầu xã hội, xu hướng mở rộng hợp tác với nước ngoài cùng với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, công ty đã lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính là nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, bảo quản, kinh doanh, xuất - nhập khẩu và phân phối các sản phẩm từ thủy sản cho thị trường ở cả trong và ngoài nước.
3.3.3 Nhiệm vụ
Với tình hình xã hội như hiện nay, AuVung Seafood đã tự đặt cho mình những nhiệm vụ cần thiết như sau :
Hoạch định chiến lược kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội và đảm bảo sản phẩm đạt uy tín chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Tạo được công ăn, việc làm ổn định cho nhân viên và công nhân sản xuất, đảm bảo tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho nhân viên và tay nghề cho công nhân sản xuất.
Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình chế biến, sản xuất.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra doanh thu và lợi nhuận tối ưu. 3.3.4 Ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững chuyên mua bán, chế biến, đông lạnh, xuất khẩu thủy sản và tiêu thụ nội địa với 2 dòng sản phẩm chủ chốt là tôm sú và tôm thẻ (ngoài ra công ty còn có các loại mặt hàng khác như cá, mực,…)
Công ty áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến như HACCP, tiêu chuẩn E.U số DL446, BRC Version 5.
Loại quy trình được áp dụng: HOSO, HLSO,...
Dạng tôm đông lạnh được đóng gói: Block, Semi Block, IQF.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, và một số nước ở thị trường Châu Âu,…
3.4 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY 3.4.1 Các chính sách kế toán 3.4.1 Các chính sách kế toán
Công ty đã áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán là Việt Nam Đồng (VNĐ).
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp giản đơn.
Kỳ tính giá thành: hàng tháng.
Phương pháp tính trị giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 3.4.2 Phần mềm kế toán
Hiện tại công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ACSOFT được mua từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Bao gồm các phần hành: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, tìm kiếm, hệ thống, trợ giúp.
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TY
3.5.1 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 và 2013
Dưới đây là bảng thể hiện tình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3
Bảng 3.1 Bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng.
2012/2011 2013/2012
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu 1.051.278 1.054.076 1.974.810 2.798 0,27 920.734 87,35
- Trong đó doanh thu
xuất khẩu 1.014.751 1.032.286 1.939.135 17.535 1,73 906.849 87,85
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu 8.615 11.863 17.144 3.248 37,70 5.281 44,52
3. Doanh thu thuần 1.042.663 1.042.213 1.957.666 (450) (0,04) 915.453 87,80
4. Giá vốn hàng bán 995.013 959.293 1.838.228 (35.720) (3,59) 878.935 91,62 5. Lợi nhuận gộp 47.649 82.919 119.438 35.270 74,02 36.519 44,04 6. Doanh thu HĐTC 24.661 2.500 7.073 (22.161) (89,86) 4.573 182,92 7. Chi phí tài chính 28.158 13.970 14.485 (14.188) (50,39) 515 3,69 8. Chi phí bán hàng 25.322 28.448 45.930 3.126 12,34 17.482 61,45 9. Chi phí QLDN 4.115 6.054 5.926 1.939 47,12 (128) (2,11) 10. LN thuần HĐKD 14.714 36.947 60.170 22.233 151,10 23.223 58,13 14. LNTT 15.722 36.949 59.868 21.227 135,01 22.919 62,03 17. LNST 14.614 34.255 53.665 19.641 134,39 19.410 56,66
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 của công ty, ta thấy rằng công ty đã và đang kinh doanh rất thành công trong việc đem về mức lợi nhuận ngày càng cao và tiến bộ hơn qua các năm. Các chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như lợi nhuận đều tăng vượt bậc so với năm 2011.
Doanh thu của công ty tăng rõ rệt, cụ thể như sau:
Năm 2012, doanh thu chỉ đạt 1.054.076 triệu đồng, tăng 2.798 triệu đồng, tương đương với phần tăng 0,27% so với năm 2011 (1.051.278 triệu đồng). Nhưng đến năm 2013, doanh thu của công ty đột ngột tăng cao lên đến 1.974.810 triệu đồng, tăng 87,35%, tương đương 920.734 triệu đồng so với năm 2012.
Thêm vào đó, doanh thu hàng xuất khẩu cũng có xu hướng ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu doanh thu của công ty. Cụ thể: năm 2012, doanh thu XK của công ty là 1.032.286 triệu đồng, tăng 17.535 triệu (tức 1,73%) so với năm 2011. Và đến năm 2013, con số này nhảy vọt lên 1.939.135 triệu đồng, tăng 87,85% (tức 906.849 triệu đồng) so với năm 2012.
Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do tình hình thời tiết có nhiều thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản trên biển, chất lượng cũng như tỷ trọng con giống do đánh bắt xa bờ khá cao, làm cho công ty ngày càng nhận được nhiều đơn hàng ở cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tôm đã trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nên giá xuất khẩu mặt hàng tôm tại các thị trường đều tăng mạnh. Không những thế, các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu của công ty có sự tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị góp phần làm tăng doanh thu công ty trong năm.
Về mặt hiệu quả kinh doanh, từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu thuần của công ty có xu hướng giảm nhẹ từ 1.042.663 triệu đồng (năm 2011) xuống còn 1.042.213 triệu đồng (năm 2012), tức giảm 450 triệu đồng (0,04%). Lý giải cho điều này là do trong năm 2012, Nhật tăng cường các quy chế kiểm tra gay gắt hơn các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là tôm với mức dư lượng kháng sinh Ethoxyquin thấp đến bằng 0,01ppm làm cho giá xuất khẩu của mặt hàng tôm giảm mạnh, cùng với dịch bệnh xảy ra liên tiếp bao gồm đốm trắng, đầu vàng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS),... gây thiệt hại lớn cho người nuôi và ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cũng như sản lượng xuất khẩu, khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam gặp rất nhiều khó
khiến tàu thuyền đánh bắt hải sản gặp nhiều khó khăn, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào làm cho công ty bị chậm tiến độ so với hợp đồng, điều này làm cho các khoản giảm trừ doanh thu tăng từ 8.615 triệu (năm 2011) lên 11.863 triệu (năm 2012), tức tăng 3.248 triệu đồng. Chính điều này đã làm cho doanh thu thuần giảm theo.
Tuy nhiên, đến năm 2013, mặc dù trong 3 tháng đầu năm đơn hàng xuất