từ năm 2011 đến năm 2013
Dưới đây là bảng thể hiện tình hình biến động chi phí sản xuất của AuVung Seafood trong 3 năm vừa qua
Bảng 4.1 Bảng biến động chi phí sản xuất từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Khoản mục CPSX Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) NVLTT 938.470 889.213 1.846.944 (49.257) (5,25) 957.731 107,71 NCTT 11.935 12.749 13.631 814 6,82 882 6,92 SXC 33.936 29.964 99.989 (3.972) (11,70) 70.025 233,70 Cộng 984.341 931.926 1.960.564 (52.415) (5,32) 1.028.638 110,38
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Nhìn chung từ năm 2011 đến 2013, chi phí sản xuất của công ty có sự biến động nhưng không nhiều với xu hướng giảm nhẹ ở năm 2012 và tăng lên nhanh chóng ở năm 2013. Tuy nhiên, ở từng khoản mục chi phí lại có sự tăng giảm không đều nhau. Cụ thể là:
Trong năm 2012, NVLTT và CPSXC đều giảm so với năm 2011 (NVLTT còn 889.213 triệu đồng, giảm 5,25%; CPSXC giảm còn 29.964 triệu đồng, giảm 11,7%). Trong giai đoạn này không riêng gì AuVung Seafood mà hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản ở Việt Nam đều gặp phải các khó khăn do Nhật Bản đưa ra các quy chế kiểm tra nghiệm ngặt các mặt hàng xuất khẩu của ta khi đưa sang làm cho giá cả của mặt hàng tôm giảm mạnh, kéo theo đó là nguồn nguyên liệu đầu vào cũng vì thế mà giảm theo. Hơn thế nữa,
xem xét mức lương phù hợp hơn để người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, làm cho CPNCTT tăng lên 6,82% (tức tăng 814 triệu đồng) so với năm 2011.
Sang năm 2013, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều bước tiến vượt bậc. Song song với sự tăng nhanh về doanh thu và lợi nhuận thì các khoản mục về chi phí cũng tăng lên đáng kể so với năm 2012.Trong đó, tăng nhanh nhất là chi phí NVLTT (tăng 957.731 triệu, tức 107,71%), tiếp theo là CPSXC (tăng 70.025 triệu đồng, tức tăng 233,70%), còn CPNCTT chỉ tăng nhẹ 882 triệu đồng (tức tăng 6,82%). Do trong giai đoạn này, công ty gặp nhiều thuận lợi trong quá trình mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, đồng thời nhận được nhiều hợp đồng lớn làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như các chi phí trong quá trình sản xuất cũng tăng cao. Tuy nhiên đây không phải là sự tiêu cực mà là điều đáng mừng cho hiệu quả kinh doanh của công ty như đã phân tích ở trên.
4.4.2 Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014
Để hiểu rõ hơn sự biến động của từng khoản mục chi phí sản xuất trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012 – 2014, ta đi vào phân tích bảng 4.4 sau:
Bảng 4.2 Bảng biến động chi phí sản xuất 6 tháng đầu năm 2012- 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu 2013/2012 Chênh lệch 6 tháng đầu 2014/2013 Khoản mục CPSX Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) NVLTT 385.754 673.530 940.293 287.776 74,60 266.763 39,76 NCTT 5.900 6.076 7.915 176 2,9 1.839 30,26 SXC 9.869 28.007 47.109 18.138 183,79 19.102 68,20 Cộng 401.523 707.613 995.317 306.090 76,23 287.704 71,65
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012 - 2014, nhìn chung tất cả các khoản mục chi phí sản xuất của công ty đều tăng cao. Trong đó tăng nhanh nhất là NVLTT, CPSXC và cuối cùng là CPNCTT.
Sau hơn 8 năm hoạt động, công ty đã tạo nhận nhiều sự tín nhiệm từ phía khách hàng ở cả trong và ngoài nước. Việc ký kết các cam kết về chất lượng sản phẩm xuất khẩu với Nhật giúp cho công ty ngày càng có nhiều hợp đồng lớn., đòi hỏi công ty phải có nhiều nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hơn. Tuy nhiên, việc thu gom nguồn nguyên liệu trái mùa sẽ khiến giá cả nguyên liệu tăng cao. Điều này đã làm cho CPNVLTT - chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất của giá thành sản phẩm, tăng cao từ 385.754 triệu đồng (năm 2012), lên 637.530 triệu đồng (năm 2013) và đến năm 2014 con số này tăng vọt lên 940.293 triệu đồng.
Chi phí sản xuất chung cũng có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2013, chi phí này là 28.007 triệu, tăng 183,80% so với năm 2012 (9.869 triệu). Đến năm 2014, con số này tiếp tục tăng lên đạt 47.109 triệu đồng (tăng 19.102 triệu so với năm 2013). Lý giải cho sự gia tăng này là do: công ty mở rộng quy mô sản xuất khiến cho nhiều loại chi phí phát sinh thêm, bên cạnh đó, giá cả dầu, nhớt dùng để vận hành và bảo trì máy móc trên thị trường ngày càng tăng cùng với chính sách của công ty là quan tâm, hỗ trợ tích cực về vấn đề sức khỏe cho nhân viên nên chi phí này tăng là vô cùng phù hợp với tình hình thực tế.
Chi phí nhân công trực tiếp cũng có chiều hướng tăng nhưng tăng ít hơn so với 2 khoản mục chi phí trên. Cụ thể là chi phí này tăng từ 5.900 triệu (năm 2012) lên 6.076 triệu (năm 2013), tăng 2,99%, và tăng thêm 1.839 triệu đồng vào năm 2014 (năm 2014 tăng 30,26% so với năm 2013). Với quy mô ngày càng được mở rộng, công ty cần thêm nhiều nguồn nhân lực có tay nghề để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, lao động của công ty chủ yếu là lao động tại địa phương, đa phần chưa có trình độ chuyên môn nên công ty phải tốn thêm một khoản chi phí để đào tạo cho những lao động này. Hơn thế nữa, trong giai đoạn vật giá leo thang như hiện nay, công ty cũng đã thực hiện các chính sách lương thưởng phù hợp để người lao động gắn bó với công ty hơn, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn. Như vậy, sự tăng lên của khoản mục chi phí này là điều cần thiết.
4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Giá thành sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí. Chính vì vậy, để biết được tỷ trọng của từng khoản mục chi phí ảnh hưởng đến giá thành của 2 mặt hàng tôm sú và tôm thẻ trong tháng 5/2014 như thế nào, ta đi
Bảng 4.3 Bảng thể hiện cơ cấu của từng khoản mục chi phí có trong giá thành sản phẩm tháng 05/2014 Đơn vị tính: VNĐ Tôm sú Tôm thẻ Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) CPNVLTT 130.093.714.169 93,62 115.912.472.172 93,61 CPNCTT 923.058.948 0,66 822.513.949 0,67 CPSXC 7.951.523.935 5,72 7.086.308.571 5,72 Tổng 138.968.297.052 100,00 123.821.294.692 100,00
Như vậy, ngoài khoản mục CPNVLTT chiếm hơn 93% trong tổng tỷ trọng, giá thành sản phẩm còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, tỷ trọng của hai loại chi phí này khá thấp (chỉ khoảng hơn 6%). Chính vì thế, do giới hạn của bài làm nên tôi chỉ xin đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất (khoản mục CPNVLTT) trong 1 tấn thành phẩm.
4.5.1 Tình hình thực tế sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất 1 tấn tôm thành phẩm trong tháng 05/2014
Do tình hình giá cả của các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài (như tình hình lạm phát chung của nền kinh tế, tình trạng dịch bệnh làm giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhà cung cấp ép giá,…) nên nếu đưa đơn giá vào để phân tích thì sẽ không thể hiện chính xác tình hình sản xuất của công ty. Chính vì thế, tôi chỉ sử dụng mức tiêu hao nguyên vật liệu có trong 1 tấn tôm sú và tôm thẻ đông lạnh làm cơ sở phân tích cho phần này.
Bảng 4.4 Bảng thể hiện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có trong 1 tấn thành phẩm tháng 05/2014
Mức tiêu hao vật liệu
(tấn) Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế TT - KH (tấn) TT/KH (%)
Tôm sú nguyên liệu 1,14 1,20 0,06 105,26
Tôm thẻ nguyên liệu 1,21 1,29 0,08 106,61