Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Một phần của tài liệu kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu âu vững (Trang 32)

3.4.1 Các chính sách kế toán

 Công ty đã áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

 Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán là Việt Nam Đồng (VNĐ).

 Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp giản đơn.

 Kỳ tính giá thành: hàng tháng.

 Phương pháp tính trị giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền.

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 3.4.2 Phần mềm kế toán

Hiện tại công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ACSOFT được mua từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Bao gồm các phần hành: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, tìm kiếm, hệ thống, trợ giúp.

3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TY

3.5.1 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 và 2013

Dưới đây là bảng thể hiện tình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3

Bảng 3.1 Bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng.

2012/2011 2013/2012

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu 1.051.278 1.054.076 1.974.810 2.798 0,27 920.734 87,35

- Trong đó doanh thu

xuất khẩu 1.014.751 1.032.286 1.939.135 17.535 1,73 906.849 87,85

2. Các khoản giảm trừ

doanh thu 8.615 11.863 17.144 3.248 37,70 5.281 44,52

3. Doanh thu thuần 1.042.663 1.042.213 1.957.666 (450) (0,04) 915.453 87,80

4. Giá vốn hàng bán 995.013 959.293 1.838.228 (35.720) (3,59) 878.935 91,62 5. Lợi nhuận gộp 47.649 82.919 119.438 35.270 74,02 36.519 44,04 6. Doanh thu HĐTC 24.661 2.500 7.073 (22.161) (89,86) 4.573 182,92 7. Chi phí tài chính 28.158 13.970 14.485 (14.188) (50,39) 515 3,69 8. Chi phí bán hàng 25.322 28.448 45.930 3.126 12,34 17.482 61,45 9. Chi phí QLDN 4.115 6.054 5.926 1.939 47,12 (128) (2,11) 10. LN thuần HĐKD 14.714 36.947 60.170 22.233 151,10 23.223 58,13 14. LNTT 15.722 36.949 59.868 21.227 135,01 22.919 62,03 17. LNST 14.614 34.255 53.665 19.641 134,39 19.410 56,66

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 của công ty, ta thấy rằng công ty đã và đang kinh doanh rất thành công trong việc đem về mức lợi nhuận ngày càng cao và tiến bộ hơn qua các năm. Các chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như lợi nhuận đều tăng vượt bậc so với năm 2011.

 Doanh thu của công ty tăng rõ rệt, cụ thể như sau:

 Năm 2012, doanh thu chỉ đạt 1.054.076 triệu đồng, tăng 2.798 triệu đồng, tương đương với phần tăng 0,27% so với năm 2011 (1.051.278 triệu đồng). Nhưng đến năm 2013, doanh thu của công ty đột ngột tăng cao lên đến 1.974.810 triệu đồng, tăng 87,35%, tương đương 920.734 triệu đồng so với năm 2012.

Thêm vào đó, doanh thu hàng xuất khẩu cũng có xu hướng ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu doanh thu của công ty. Cụ thể: năm 2012, doanh thu XK của công ty là 1.032.286 triệu đồng, tăng 17.535 triệu (tức 1,73%) so với năm 2011. Và đến năm 2013, con số này nhảy vọt lên 1.939.135 triệu đồng, tăng 87,85% (tức 906.849 triệu đồng) so với năm 2012.

Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do tình hình thời tiết có nhiều thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản trên biển, chất lượng cũng như tỷ trọng con giống do đánh bắt xa bờ khá cao, làm cho công ty ngày càng nhận được nhiều đơn hàng ở cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tôm đã trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nên giá xuất khẩu mặt hàng tôm tại các thị trường đều tăng mạnh. Không những thế, các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu của công ty có sự tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị góp phần làm tăng doanh thu công ty trong năm.

 Về mặt hiệu quả kinh doanh, từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu thuần của công ty có xu hướng giảm nhẹ từ 1.042.663 triệu đồng (năm 2011) xuống còn 1.042.213 triệu đồng (năm 2012), tức giảm 450 triệu đồng (0,04%). Lý giải cho điều này là do trong năm 2012, Nhật tăng cường các quy chế kiểm tra gay gắt hơn các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là tôm với mức dư lượng kháng sinh Ethoxyquin thấp đến bằng 0,01ppm làm cho giá xuất khẩu của mặt hàng tôm giảm mạnh, cùng với dịch bệnh xảy ra liên tiếp bao gồm đốm trắng, đầu vàng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS),... gây thiệt hại lớn cho người nuôi và ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cũng như sản lượng xuất khẩu, khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam gặp rất nhiều khó

khiến tàu thuyền đánh bắt hải sản gặp nhiều khó khăn, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào làm cho công ty bị chậm tiến độ so với hợp đồng, điều này làm cho các khoản giảm trừ doanh thu tăng từ 8.615 triệu (năm 2011) lên 11.863 triệu (năm 2012), tức tăng 3.248 triệu đồng. Chính điều này đã làm cho doanh thu thuần giảm theo.

Tuy nhiên, đến năm 2013, mặc dù trong 3 tháng đầu năm đơn hàng xuất khẩu tôm sang Nhật vẫn liên tục bị trả về, nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng vọt lên 1.957.666 triệu đồng, tăng 915.453 triệu đồng (tức 87,80%) so với năm 2012. Nguyên nhân hiệu quả kinh doanh của công ty tăng cao là do vào tháng 4/2013 Nhật Bản đã dở bỏ quy chế kiểm tra khắt khe đối với mặt hàng tôm Việt Nam, đồng thời công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu sạch từ các ao tôm do công ty thả nuôi và từ các hộ dân liên kết nên đã hạn chế được phần lớn bệnh tôm. Nước xuất khẩu tôm chính trong khu vực là Thái Lan bị ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) cùng với Trung Quốc là nước có nhu cầu lớn về các mặt hàng tôm cũng đang bị ảnh hưởng của dịch bệnh vả bão lụt. Chính điều này đã làm cho các đơn hàng xuất khẩu liên tục tăng. Bên cạnh đó, trong thời gian này công ty cũng đã mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng có giá trị cao và thành công trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Hơn thế nữa, việc sử dụng chi phí một cách hợp lí và hiệu quả cũng góp phần không nhỏ vào việc làm tăng lợi nhuận của công ty.

 Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu từ HĐTC của công ty biến động ngược chiều với doanh thu trong HĐKD. Cụ thể như sau:

Năm 2012, doanh thu HĐTC giảm mạnh từ 24.661 triệu đồng (năm 2011) xuống còn 2.500 triệu đồng (năm 2012), tức giảm đến 89,86% (tương đương 22.161 triệu đồng). Do thời gian này dịch bệnh tôm nuôi diễn ra tràn lan gây thiệt hại lớn trên diện rộng, không chỉ riêng AuVung Seafood mà hầu như các Công ty xuất khẩu thủy sản đều rơi vào tình trạng thiếu vốn. Mặt khác, Công ty không huy động vốn từ các cổ đông kịp, phải sử dụng nguồn tài chính từ các khoản tiền gởi để phục vụ sản xuất nên lãi từ tiền gởi đã giảm đáng kể. Đồng thời, khi nhận thanh toán tiền hàng qua hệ thống ngân hàng, Công ty cũng phải chịu một khoản thiệt thòi trong khoản mục này. Nhưng đến năm 2013, doanh thu từ HĐTC có xu hướng tăng lên đến 7.500 triệu đồng, tăng 182,92%, tương đương với số tiền là 4.573 triệu đồng so với năm 2012. Lý giải cho sự tăng nhanh này là do trong năm tình hình xuất khẩu có nhiều thuận lợi, nguồn thu từ ngoại tệ cũng cao hơn rất nhiều so với năm trước, đồng thời tỷ giá trao đổi ngoại tệ cũng diễn biến theo chiều hướng có lợi cho các Công ty xuất khẩu trong nước. Hơn thế nữa, việc huy động vốn từ các cổ đông cũng góp phần làm tăng nhanh khoản doanh thu này.

 Tương tự doanh thu, các khoản mục về chi phí tài chính và chi phí QLDN cũng có sự biến động đáng kể qua các năm. Nguyên nhân cụ thể là do:

 Nguyên liệu từ khai thác bị hạn chế, tác động từ lạm phát làm cho giá xăng, dầu, chi phí điện, nước,… dùng để phục vụ sản xuất tăng. Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đã không thả nuôi tôm sú nghịch mùa bởi lo ngại tôm chết hàng loạt như những năm trước dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu, làm cho công ty phải mua nguyên liệu với giá cao hơn bình thường.

 Ngoài ra, công ty có chế độ ưu đãi về phí sinh hoạt, đi lại, nghỉ ngơi cho công nhân viên nên chi phí quản lý tăng.

Riêng về chi phí bán hàng, nhìn vào bảng trên ta thấy khoản mục này có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể: năm 2012, chi phí bán hàng của công ty đạt giá trị 28.448 triệu đồng, tăng 12,34% (tức 3.126 triệu đồng). Đến năm 2013, con số này tiếp tục tăng lên đến 45.930 triệu đồng, tăng 17.482 triệu đồng, tức 61,45% so với năm 2012. Sự tăng nhanh này là do tôm đã trở thành mặt hàng chủ lực, được tiêu thụ ngày càng nhiều, đặc biệt là khu vực nước ngoài. Do đó, chi phí trao đổi, lưu thông hàng hóa ra bên nước bạn cùng với chiến lược đầu tư vào việc môi giới, quảng bá sản phẩm, tiếp thị sản phẩm ở các thị trường xuất khẩu quen thuộc và những thị trường mới hợp tác phát triển càng tăng dần qua từng năm.

 Qua bảng trên, ta thấy rất rõ các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận gộp (chỉ tiêu này chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ doanh thu thuần và giá vốn hàng bán), lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (kết quả của việc lấy doanh thu hoạt động tài chính trừ đi phần chi phí thời kỳ), lợi nhuận trước thuế (là lợi nhuận từ hoạt động chính của công ty và có thêm phần lợi nhuận từ những hoạt động khác) và lợi nhuận sau thuế đều tăng nhanh qua các năm.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty:

14.614 34.255 53.665 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Triệu đồng

Lợi nhuận sau thuế là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, được đặc biệt quan tâm, phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của công ty. Như chúng ta đã thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng và có xu hướng tăng nhanh qua từng năm. Điều này chứng tỏ công ty trong giai đoạn 2011- 2013 hoạt động khá hiệu quả: Năm 2012, LNST của công ty là 34.255 triệu đồng, tăng 134,39%, tức 19.410 triệu đồng so với năm 2011 (14.614 triệu đồng). Và đến năm 2013, con số này nhảy vọt lên 53.665 triệu đồng, tăng 56,66% (tương đương 19.410 triệu đồng) so với năm 2012. Như vậy, công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả mặc dù trong năm 2013, một số chỉ tiêu chi phí có xu hướng tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh vì công ty mở rộng kinh doanh nên chi phí tăng là điều không thể tránh khỏi.

Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây có nhiều chuyển biến to lớn, mặc dù trong năm 2012 công ty có gặp một vài khó khăn nhưng không đáng kể. Những chuyển biến này đã thể hiện sự nổ lực hết mình của toàn thể công ty trong việc gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và không ngừng mở rộng quy mô, thị trường nhằm đưa Âu Vững trở thành một công ty ngày càng vững mạnh .

3.5.2 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 2013 và 2014

Để biết rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu của 3 năm 2012, 2013, 2014, ta đi vào phân tích bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2 Bảng thể hiện tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu 2013/2012 Chênh lệch 6 tháng đầu 2014/2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh thu 387.655 760.567 1.090.774 372.912 96,20 330.207 43,42

- Trong đó doanh thu XK 381.987 753.748 1.083.748 371.761 97,32 330.000 43,78

2. Các khoản giảm trừ DT 11.806 - - - -

3. Doanh thu thuần 375.849 760.567 1.090.774 384.718 102,36 330.207 43,42

4. Giá vốn hàng bán 355.032 732.516 1.023.838 377.484 106,32 291.322 39,77 5. Lợi nhuận gộp 20.817 28.051 66.936 7.234 34,75 291.322 39,77 6. Doanh thu HĐTC 2.489 2.269 7.109 (220) (8,84) 38.885 138,62 7. Chi phí tài chính 6.726 4.615 8.759 (2.111) (31,39) 4.144 89,79 8. Chi phí bán hàng 10.861 16.342 26.868 5.481 50,46 10.526 64,44 9. Chi phí QLDN 2.892 2.616 4.340 (276) (9,54) 1.724 65,90 10. LN thuần HĐKD 2.827 6.747 34.077 3.920 138,66 27.331 405,08 14. LNTT 2.412 6.998 35.098 4.586 190,13 28.100 401,54 17. LNST 2.171 6.298 31.588 4.127 190,10 25.290 401,56

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty giai đoạn 2012 - 2014 có nhiều khả quan. Các khoản mục về doanh thu và lợi nhuận đều có xu hướng tăng qua các năm và tăng đột biến vào 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể như sau:

- Doanh thu tăng từ 387.655 triệu (năm 2012) lên 760.567 triệu (năm 2013), tức tăng 372.912 triệu (96,20%). Và đến năm 2014, con số này lên đến 1.090.774 triệu đồng, tức tăng 330.207 triệu so với năm 2013.

- Lợi nhuận năm 2013 tăng 4.127 triệu (tức 190,10%) so với 2012, và đến năm 2014 con số này tăng lên 25.290 triệu, tức 401,56% so với năm 2013. Nguyên nhân là do vào tháng 4/2013, sau khi Nhật dỡ bỏ quy định kiểm tra Trifluralin với tôm Việt Nam, giúp cho việc xuất khẩu thuận lợi hơn, các doanh nghiệp trong nước dần khôi phục và thị trường trong nước cũng trở nên lạc quan hơn. Riêng AuVung Seafood đã nhanh chóng mở rộng sản xuất, đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu. Thêm vào đó, quá trình thu mua, đánh bắt hải sản gặp nhiều thuận lợi với tỷ trọng con giống khá cao, vận dụng các loại máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất, cùng với việc ký kết thành công nhiều hợp đồng lớn làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận công ty tăng một cách nhanh chóng trong 2 năm 2013 và 2014. Điều này chứng tỏ, công ty ngày càng ăn nên làm ra và đạt hiệu quả kinh doanh rất cao.

Xét về mặt chi phí, khi nhìn vào bảng 3.2, ta nhận thấy các khoản mục chi phí có xu hướng biến động không đều, tăng giảm qua các năm. Chỉ có chi phí bán hàng là tăng liên tục từ 10.861 triệu (năm 2012) lên 16.342 triệu (năm 2013), tức tăng 5.481 triệu (theo số tuyệt đối) và 50,46% (theo số tương đối). Đến năm 2014, chi phí này tăng nhanh lên đến 26.868 triệu, tăng hơn 60% so với năm 2013. Như vậy, trong giai đoạn này, song song với việc kí kết nhiều hợp đồng cung cấp sản phẩm làm tăng doanh thu, chi phí chi trả cho công tác bán hàng cũng vì thế mà tăng theo. Tuy khoản mục chi phí này tăng nhanh nhưng tăng không kịp doanh thu nên lợi nhuận của công ty vẫn tăng đáng kể 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

3.6.1 Thuận lợi

Trong những năm qua, thủy sản luôn là mặt hàng chiến lược về xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Những điều kiện thuận lợi đó đã đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp thủy sản nói riêng vươn lên nhanh chóng.

Riêng Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Âu Vững lại càng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để phát triển không ngừng. Trước hết là nhờ công ty nằm ngay bên “vựa” tôm nuôi của tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, lại

Một phần của tài liệu kế toán xác định giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu âu vững (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)