Trên cơ sở tham khảo chương trình ỘCách ứng phó tốt nhất-BOC (The Best Of Coping) của tác giả Frydenberg và Brandon (2002, 2007) tiến hành trên 26 học sinh từ 14 đến 16 tuổi của nước Úc nhằm giúp các em nhận thức được cách ứng phó tốt nhất, và chương trình hình thành cách ứng phó tắch cực với cảm xúc âm tắnh của tác giả Đinh Thị Hồng Vân, Trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế, chúng tôi đã xây dựng và thử nghiệm chương trình hình thành cách ứng phó tắch cực với áp lực tâm lý dành cho trẻ lao động sớm. Chương trình gồm ba phần chắnh với những nội dung cơ bản như sau:
+ Các dấu hiệu chứng tỏ đang gặp áp lực tâm lý, tác nhân gây ra áp lực và ảnh hưởng của các áp lực
+ Các cách ứng phó trước các áp lực và ảnh hưởng của các cách ứng phó đó nhận biết cách ứng phó tiêu cực, tắch cực.
+ Nhận diện mối quan hệ tác động nhân quả giữa suy nghĩ và cách ứng phó, biết suy nghĩ tắch cực và có ý thức tăng cường suy nghĩ tắch cực để có cách ứng phó tắch cực.
STT Nội dung Mục tiêu Hoạt động
1
Áp lực tâm lý
- Giúp trẻ nhận diện được: + Các biểu hiện của áp lực tâm lý.
+ Các nguyên nhân gây ra áp lực tâm lý
+ Ảnh hưởng của áp lực tâm lý - Trẻ có ý thức hơn trong việc giảm thiểu những hành vi và cảm xúc có hại khi gặp các áp lực tâm lý
- Hoạt động 1: Nhận diện các biểu hiện của áp lực tâm lý
- Hoạt động 2: Các nguyên nhân gây ra áp lực tâm lý - Hoạt động 3: Ảnh hưởng của áp lực tâm lý
- Hoạt động 4: Chia sẻ các áp lực tâm lý đã trải qua
2 Ứng phó với áp lực tâm lý - Giúp trẻ: + Ý thức rõ hơn về các cách ứng phó của bản thân trước áp lực tâm lý và tác dụng/ ảnh hưởng của các cách ứng phó ấy. + Nhận diện các cách ứng Phó tiêu cực, tắch cực - Hoạt động 1: Khám phá các cách ứng phó với áp lực tâm lý - Hoạt động 2: Các cách ứng phó tiêu cực và ảnh hưởng - Hoạt động 3: Các cách ứng phó tắch cực và tác dụng 3 Suy nghĩ tắch cực - Giúp trẻ:
+ Nhận diện được mối quan hệ tác động nhân quả giữa suy nghĩ và cách ứng phó.
+ Biết cách suy nghĩ tắch cực - Trẻ có ý thức thay đổi cách ứng phó của bản thân theo hướng tắch cực hơn thông qua việc tăng cường suy nghĩ tắch cực
- Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa suy nghĩ và cách ứng phó. - Hoạt động 2: Suy nghĩ tắch cực. - Hoạt động 3: Thực hành suy nghĩ và ứng phó tắch cực. 3.3.3. Khách thể thực nghiệm
Khách thể thực nghiệm được chọn ngẫu nhiên ở nhóm trẻ lao động sớm trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi của quận Tân Bình.
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 12 trẻ lao động sớm ở độ tuổi 12 đến 15 tuổi - Nhóm đối chứng: Gồm 12 trẻ lao động sớm ở độ tuổi 12 đến 15 tuổi.
3.3.4. Điều kiện thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trong các buổi gặp gỡ truyền thông của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ lao động sớm.
Sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
- Nhóm đối chứng: Hoạt động truyền thông vẫn tiến hành với những nội dung bình thường mà các nhân viên công tác xã hội vẫn sinh hoạt với các em.
- Nhóm thực nghiệm: Trẻ lao động sớm được tham gia các buổi chuyên đề về các nội dung thực nghiệm đã trình bày ở trên do đội ngũ chuyên viên tâm lý thực hiện.
3.3.5. Mô hình thực nghiệm
Mô hình thực nghiệm được xác định dựa trên chuỗi nghiên cứu lựa chọn như sau:
Sơ đồ 1. Mô hình thực nghiệm nâng cao nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý ở trẻ lao động sớm
TÁC ĐỘNG NHÓM ĐỐI CHỨNG Test + phỏng vấn trẻ NHÓM THỰC NGHIỆM Test + phỏng vấn sau thực nghiệm Xác định mức độ nhận thức Xác định mức độ nhận thức Làm việc với trẻ và giáo dục viên Tiến hành đồng bộ các biện pháp Xác định lại mức độ nhận thức
3.3.6. Quy trình thực nghiệm
Thực nghiệm gồm 3 giai đoạn, thời gian thực hiện 3 tháng.
Giai đoạn 1: Khảo sát trước thực nghiệm và chuẩn bị tác động (20/5/2012-
27/5/2012)
- Dùng một bảng hỏi đo nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó tâm lý đối với áp lực tâm lý ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm (13/6/2012-10/8/2012)
- Chuyên viên tâm lý lần lượt triển khai những nội dung đã được chuẩn bị với nhóm thực nghiệm.
Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát sau thực nghiệm (11/8/2012-20/8/2012)
- Dùng bảng hỏi đo nhận thức giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm lần nữa. So sánh, phân tắch sự khác biệt giữa hai nhóm trước và sau khi triển khai thực nghiệm.
3.3.7. Công cụ đánh giá sau thực nghiệm
Phương pháp chắnh để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Bảng hỏi gồm bốn phần như sau:
Phần A: Các biểu hiện của áp lực tâm lý. Phần B: Nguyên nhân gây ra áp lực tâm lý Phần C: Ảnh hưởng của áp lực tâm lý
Phần D: Các cách ứng phó với áp lực tâm lý.
Đối với các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu sai được 2 điểm. Câu hỏi số 9 cho điểm theo 5 mức độ: Rất tốt: 1 điểm, Tốt: 2 điểm, Lưỡng lự: 3 điềm, Không tốt: 4 điểm và Rất không tốt: 5 điểm.
Cách tắnh điểm cụ thể được thể hiện trong bảng 3.1
Kết quả thu được từ bảng hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0 nhằm tắnh tần số, tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình và đặc biệt là kiểm nghiệm T - Test.
Bảng 3.1. Cách tắnh điểm bảng hỏi thực nghiệm Nội dung Mức độ ĐTB Biểu hiện về mặt cảm xúc Nhận thức cao 6.0 Ờ 8.0 Nhận thức trung bình 9.0 Ờ10.0 Nhận thức thấp 11.0 Ờ 12.0 Biểu hiện về mặt hành vi Nhận thức cao 8.0 Ờ 10.0 Nhận thức trung bình 11.0 Ờ 13.0 Nhận thức thấp 14.0 Ờ 16.0 Biểu hiện về mặt sức khỏe
Nguyên nhân gây ra áp lực Ảnh hưởng về mặt sức khỏe Nhận thức cao 4.0 Ờ 4.5 Nhận thức trung bình 5.0 Ờ 6.0 Nhận thức thấp 7.0 Ờ 8.0 Ảnh hưởng về mặt cảm xúc Nhận thức cao 1 Ờ 1.3 Nhận thức trung bình 1.4 Ờ 1.6 Nhận thức thấp 1.7 Ờ 2.0 Cách ứng phó tắch cực Nhận thức cao 18 Ờ 30 Nhận thức trung bình 31 Ờ 42 Nhận thức thấp 43 Ờ 54 Cách ứng phó tiêu cực Nhận thức cao 51 Ờ 70 Nhận thức trung bình 35 Ờ 50 Nhận thức thấp 14 Ờ 34
3.4. Phân tắch kết quả nghiên cứu thực nghiệm
3.4.1. Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm
Xét tổng thể về mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm thì không có sự khác biệt, cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều có nhận thức về áp lực tâm lý ở mức trung bình.
Về một số biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt cảm xúc, trẻ lao động sớm ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có điểm trung bình trên 8.0, trong đó nhóm
đối chứng là 8.83 và nhóm thực nghiệm là 9.16. Đây là mức điểm nằm trong khoảng nhận thức trung bình chứng tỏ trẻ lao động sớm chưa nhận thức được đầy đủ những biểu hiện của áp lực tâm lý.
Bảng 3.2. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý
của trẻ lao động sớm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
STT Nội dung Nhóm ĐC Nhóm TN Sig. 1 Một số biểu hiện của áp lực tâm lý Trong cảm xúc 8.8333 9.1667 0.546 Trong hành vi 12.5000 12.3333 0.524 Trong sức khỏe 6.1667 6.0833 0.611 2 Ảnh hưởng của áp lưc tâm lý Về mặt sức khỏe 6.3333 6.2500 0.672 Về mặt cảm xúc 1.4167 1.7500 0.706 3 Nguyên nhân gây áp lực tâm lý 6.8333 6.8333 0.307 4 Cách ứng phó với
áp lực tâm lý
Tắch cực 32.6667 32.0833 0.739
Tiêu cực 49.4167 50.0000 0.403 Trong sáu nội dung về một số biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt cảm xúc, có bốn nội dung các em trả lời sai rất nhiều, tỉ lệ trả lời sai của nhóm thực nghiệm và đối chứng hầu như tương đương nhau. Đó là nội dung cảm xúc vẫn cân bằng, chỉ thỉnh thoảng có buồn bã một chút với tỷ lệ 66.7% ( nhóm đối chứng là 33% và nhóm thực nghiệm là 33.7%), xuất hiện triệu chứng xung đột, nóng nảy với tỷ lệ 52% (nhóm đối chứng là 27% và nhóm thực nghiệm là 25%), thờ ơ với cuộc sống với tỷ lệ 65% (nhóm đối chứng là 35% và nhóm thực nghiệm là 30%), thờ ơ với cuộc sống tỷ lệ 69% (nhóm đối chứng là 35% và nhóm thực nghiệm là 34%). Trong quá trình phát phiếu điều tra cho hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, người nghiên cứu quan sát phần lớn các em rất phân vân và không tự tin với sự lựa chọn của mình. Điều này cho thấy, các em trả lời theo cảm nhận của bản thân và phần lớn chưa được tiếp cận với nội dung trên.
Các biểu hiện áp lực tâm lý trong hành vi có điểm trung bình giữa hai nhóm đều là 12.5 và 12.33, rõ ràng không có sự khác biệt ý nghĩa ở nội dung này giữa hai
nhóm. Trị số P= 0.524> 0.05 cũng đã khẳng định điều này. Đặc biệt,trong tám nội dung về biểu hiên của áp lực tâm lý ở mặt hành vi có tới sáu nội dung các em trả lời sai trên 60%. Đa số các em cho rằng, người gặp áp lực tâm lý vẫn có thể sinh hoạt bình thường như những người khác (62.5%), và không thể dẫn tới hành vi tự sát được (70.8%). Chắnh vì vậy, nội dung này rất để người nghiên cứu quan tâm và chú ý thực nghiệm.
Về các biểu hiện áp lực tâm lý ở mặt sức khỏe, cả nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có điểm trung bình tương đương nhau trong đó nhóm đối chứng là 6.16 và nhóm thực nghiệm là 6.08, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm. Trong bốn nội dung đề cập thì có hai nội dung có tỷ lệ trả lời sai trên 60%, đó là nội dung đau đầu thường xuyên với tỷ lệ 62.5% (trong đó nhóm đối chứng là đối chứng là 30.5% và nhóm thực nghiệm là 32%) và nội dung trắ nhớ giảm sút với tỷ lệ 66.7% (trong đó nhóm đối chứng là 33% và nhóm thực nghiệm là 33.7%). Các nội dung còn lại có một nội dung trả lời sai trên 40% và một nội dung trả lời sai dưới 40%. Nhìn chung mức độ nhận thức ở nội dung biểu hiện áp lực tâm lý về mặt sức khỏe của trẻ lao động sớm ở mức thấp, chưa nhận thức đầy đủ.
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức về biểu hiện của áp lực tâm lý
0 2 4 6 8 10 12 14 Cảm xúc Hành vi Sức khỏe Đối chứng Thực nghiệm
Một trong những nội dung nhận thức quan trọng về áp lực tâm lý là nhận thức về những hậu quả trên hai phương diện sức khỏe và cảm xúc của người bị áp lực tâm lý. Kết quả so sánh giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi thực nghiệm cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm này ở cả hai nội dung.
Về mặt sức khỏe, điểm trung bình của nhóm đối chứng và thực nghiệm đều trên 6.2 đều ở mức thấp. Điều này cho thấy, nhận thức của trẻ lao động sớm ở nội dung này chưa cao. Cụ thể, cả bốn nội dung được đưa ra các em đều trả lời sai trên 50.0%. Đa số trẻ lao động sớm cho rằng áp lực tâm lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người (62.5%), không thể dẫn đến trầm cảm (66.7%), không thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần (70.8%) và không thể dẫn đến rối loạn các chức năng của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn được (54.2%). Sức khỏe được xem là mặt quan trọng hàng đầu trong đời sống con người. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về những hậu quả của áp lực tâm lý trên phương diện này khá thấp. Điều này thực sự cần phải được quan tâm đúng mực.
Về mặt cảm xúc, điểm trung bình của nhóm đối chứng là 2.41 thấp hơn nhóm thực nghiệm là 0.34 nhưng cũng không có sự khác biệt. Đa số các em đều cho rằng áp lực tâm lý chỉ tạo ra những cảm xúc tiêu cực (70.8%). Áp lực tâm lý tạo ra những cảm xúc tiêu cực là một nhận định không sai tuy nhiên chưa thật đầy đủ. Ở một số khắa cạnh áp lực tâm lý cũng có thể tạo ra những cảm xúc tắch cực thúc đẩy con người làm việc. Nếu không nhận thức được điều này sẽ khiến con người suy nghĩ bi quan, khó mà vượt qua được những áp lực tâm lý ấy.
Ở nội dung nguyên nhân dẫn tới áp lực tâm lý, điểm trung bình của cả hai nhóm đều là 6.83, rõ ràng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm. Ở nội dung này, đa số các em đều nhận thức rất tốt rằng áp lực tâm lý là do những yếu tố bên ngoài tác động nhưng lại không cho rằng những kỳ vọng của bản thân cũng góp phần gây ra những áp lực tâm lý (87.5%). Đây là một trong những nội dung quan trọng cần phải hiểu rõ nếu muốn vượt qua được những áp lực tâm lý, vì vậy người nghiên cứu rất chú trọng đến phần này trong quá trình thực nghiệm.
So với những nội dung được thực nghiệm thì các cách ứng phó với áp lực tâm lý được các em nhận thức với mức độ tương đối tốt hơn. Ở nội dung các cách ứng phó tiêu cực, điểm trung bình của cả hai nhóm đều lớn hơn 49 điểm cho thấy các em nhận thức khá tốt về các cách ứng phó này. Tuy nhiên, vẫn còn những trẻ nhận thức mơ hồ về các cách ứng phó tiêu cực này khi chọn mức độ Ộlưỡng lựỢ khi được yêu cầu đánh giá về các cách ứng phó (29.2%, trong đó nhóm đối chứng là 15% và nhóm thực nghiệm là 14.2%). Ở nội dung ứng phó tắch cực, điểm trung bình của cả hai nhóm đều trên 32 điểm, rơi vào khoảng trung bình cho thấy các em vẫn còn lưỡng lự khi đánh giá hiệu quả của các cách ứng phó tắch cực với áp lực tâm lý.
Biều đồ 3.2: Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức về cách ứng phó với áp lực tâm lý giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả của biện pháp thực nghiệm nhằm nâng cao mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý. Mặc dù việc chọn nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là hoàn toàn ngẫu nhiên nhưng hai nhóm lại có mức độ nhận thức về áp lực tâm lý tương đồng nhau. Do vậy, việc chọn mẫu để tiến hành
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tắch cực Tiêu cực Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
thực nghiệm đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện khoa học và kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm là có giá trị về mặt khoa học.
3.4.2. Kết quả nghiên cứu sau khi thực nghiệm
3.4.2.1. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.3. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ở nhóm đối chứng giữa trước và sau thực nghiệm
STT NỘI DUNG Điểm trung bình Sig Trước TN Sau TN
1 Một số biểu hiện của áp lực tâm lý
Trong cảm xúc 8.83 8.83 0.466
Trong hành vi 12.50 12.00 0.243