Cách ứng phó với áp lực tâm lý

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 53)

a. Khái niệm ứng phó

ỘỨng phóỢ là một vấn đề xảy ra thường xuyên trong cuộc sống của con người, nhất là trong thời đại nhiều sự biến động, nhiều sự thay đổi như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề này lại chưa được nhiều các nhà Tâm lý học quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức, vì vậy khái niệm về Ộứng phóỢ cũng rất ắt được đưa ra một cách chắnh xác, chuẩn mực.

Trong tiếng Anh ỘcopeỢ (ứng phó) có nghĩa là đương đầu đối mặt với những tình huống bất thường [27].

Theo nghĩa rộng, ứng phó bao gồm tất cả các dạng tương tác của chủ thể với những yêu cầu của thế giới bên ngoài và nội tâm - nắm bắt làm chủ hay làm suy giảm, làm quen hay lảng tránh khỏi những yêu cầu của hoàn cảnh có vấn đề. Những điều kiện bên ngoài - yêu cầu của hoàn cảnh, hay bên trong - đặc điểm tâm lý của chủ thể, tạo nên nội dung của cách ứng phó, làm chúng hoàn toàn khác biệt với với sự thắch ứng đơn giản [43].

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Ộứng phó là hành động đáp lại nhanh nhạy, kịp thời, trước những tình huống mới, bất ngờỢ [46]. Như vậy, theo Đại từ điển Tiếng Việt thì thuật ngữ ứng phó ở đây được hiểu như là cách thức thắch nghi với những sự thay đổi bất ngờ của cuộc sống hàng ngày.

Theo Nhà Tâm lý học Lazarus, người khởi xướng trào lưu chắnh trong nghiên cứu sự ứng phó, thì, Ộứng phó là thường xuyên thay đổi các cố gắng nhận thức và

ứng xử nhằm xử lý các đòi hỏi đặc biệt bên ngoài hoặc bên trong được cho là đè nặng lên và vượt quá tài xoay sở của con ngườiỢ [46]. Với cách hiểu này, Lazarus đã làm rõ hơn khái niệm ứng phó của con người. Nếu trong khái niệm của Đại từ điển Tiếng Việt, Ộứng phóỢ đơn thuần chỉ những hành động bên ngoài của chủ thể khi phải đối diện với những vấn đề mới, những tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống, mà kinh nghiệm cũ không giải quyết được, thì trong khái niệm của Lazarus, ông đã làm rõ hai yếu tố cần quan tâm khi xem xét khái niệm Ộứng phóỢ như sau:

Thứ nhất, theo Lazarus, ứng phó không chỉ là thay đổi hành động, ứng xử mà thay đổi cả nhận thức của bản thân để đáp ứng được sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Cần lưu ý rằng, các yếu tố thay đổi này không chỉ là các yếu tố bên ngoài, ngoại cảnh tác động vào con người, mà bao gồm cả các yếu tố bên trong, tức là sự thay đổi của bản thân các yếu tố tâm lý của chủ thể.

Thứ hai, không phải sự thay đổi nào cũng tạo ra phản ứng Ộứng phóỢ ở con người. Theo Lazarus, sự thay đổi đó phải vượt quá tài xoay sở của con người và đè nặng lên cuộc sống của chủ thể. Tức là sự thay đổi này gây ra những tác động không tốt về phắa chủ thể, gây ra những cảm xúc tiêu cực, khiến chủ thể cần phải tìm mọi cách để hoặc là thay đổi nó, hoặc là thắch nghi với nó, từ đó làm mất đi những cảm xúc tiêu cực ở trên.

Ý nghĩa tâm lý của ứng phó là ở chỗ làm thế nào để con người thắch ứng nhanh chóng với những yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm chủ chúng, làm những yêu cầu của hoàn cảnh trở nên suy yếu, làm cho con người cố gắng thoát khỏi hoặc làm quen với chúng và bằng cách đó thay đổi được những tác động gây stress của hoàn cảnh. Nhiệm vụ chủ yếu của ứng phó là cung cấp và ủng hộ sự bền vững của con người, sức khoẻ thể chất cũng như tâm lý, làm thoả mãn các quan hệ xã hội của cá nhân.

Cách ứng phó là những phương thức ứng phó cụ thể hơn trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định. Chiến lược ứng phó có thể được chia thành hai chiến lược: tập trung vào vấn đề (problem oriented), tập trung vào cảm xúc (emotion oriented).

Như vậy, theo quan niệm của Lazarus, Ộứng phóỢ được hiểu như là quá trình xử lý các đòi hỏi bên trong hoặc bên ngoài được tri giác thấy là gây ra căng thẳng hoặc vượt quá khả năng sẵn có của con người. Đây cũng là khái niệm mà chúng tôi chấp nhận sử dụng trong đề tài nghiên cứu này.

b. Phân loại ứng phó với áp lực tâm lý

Tùy thuộc vào mỗi tiêu chắ, góc độ khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những cách phân chia thành các cách ứng phó khác nhau.

Theo Lazarus, các chiến lược ứng phó được sắp xếp theo hai loại lớn: ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc (emotion-focused) với mục tiêu là làm giảm nhẹ sự khó chịu do stress gây ra và ứng phó tập trung vào giải quyết các vấn đề (problem- focused) với mục tiêu là đối mặt trực diện với vấn đề. Trong các chiến lược ứng phó loại một, ta có các hành động như Ộđổ trách nhiệm cho người khácỢ, Ộcố gắng không lo lắngỢ, Ộnhìn thấy điều thuận lợiỢ; còn trong chiến lược loại hai bao gồm cách Ộtìm kiếm thông tinỢ, Ộtìm kiếm sự nâng đỡ xã hộiỢ, Ộcố gắng làm khác điỢ, Ộchạy trốn khỏi tình huống gây stressỢ (Tolor& Fehon, 1987; Dlyshaw, Cohen& Towbes, 1989) [32, 331].

Trong các lý thuyết nhận thức, khả năng đáp ứng của chủ thể phụ thuộc phần lớn vào việc chủ thể đánh giá tình huống stress như thế nào. Sự đánh giá này hoàn toàn có tắnh chủ quan, mang dấu ấn cá nhân một cách sâu sắc của chủ thể. Khi đánh giá một tình huống, nếu chủ thể cảm thấy tình huống đó không có gì đe dọa và có thể đối đầu được thì phản ứng stress lúc này trở nên thắch hợp, bình thường. Trái lại, khi cảm thấy tình huống đe dọa thì chủ thể hoặc cho mình không thể chống chọi lại được, nhưng dù sao vẫn phải đương đầu với nó nên nảy sinh ra phản ứng stress bệnh lý; hoặc là cho rằng mình có biện pháp để làm chủ tình hình, dàn xếp được với tình huống stress nên đã sinh ra phản ứng stress thắch nghi, mức độ sự đánh giá tương ứng với khả năng thực tế [10, 24]. Với quan niệm trên, ta có thể thấy ứng phó được sử dụng nhằm để giải quyết các vấn đề, cũng như ứng phó nhằm tìm kiếm thông tin cũng như để xác định lại ý nghĩa của các sự kiện gây ra stress.

Xét dưới góc độ chủ thể có cố gắng xử lý stress trước khi nó diễn ra, theo Materny, có hai loại ứng phó: ứng phó dự phòng (Preventive coping) và ứng phó chống cự. Trong ứng phó dự phòng, cá nhân sẽ né tránh các tác nhân gây stress thông qua việc thắch nghi với cuộc sống, thắch nghi với các mức đòi hỏi, có các kiểu ứng xử làm giảm nguy cơ tạo ra stress, hay tạo ra các nguồn lực ứng phó. Trong ứng phó chống cự, cá nhân sẽ giám sát các tác nhân gây ra stress và các triệu chứng, sắp xếp các nguồn lực nhằm ứng phó hữu hiệu, tấn công các tác nhân gây stress, đẩy lùi ý nghĩ tự Ộđầu hàngỢ và giữ được tinh thần cởi mở cho những lựa chọn thắch hợp, đồng thời dung nạp các tác nhân gây stress như Ộcấu tạo lại nhận thức nhằm vứt bỏ một kế hoạch gây nhiễu tâm thông thường qua việc đánh giá lại tắnh nghiêm trọng của các đòi hỏi về các hạn chế nguồn lực của bản thânỢ; hạ thấp mức kắch động. Như vậy, trong stress bình thường, sự đáp ứng là thắch hợp và giúp cho cá thể phản ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động của sự kiện. Còn trong stress bệnh lý, khả năng đáp ứng của cá thể tỏ ra không đầy đủ, không thắch hợp và không thể đem lại sự cân bằng mới. Cho nên tiếp theo đó sẽ có những rối loạn xuất hiện vì các mặt tâm thần, cư xử hay hành vi tạm thời hoặc kéo dài [37].

Bằng phương pháp phân tắch yếu tố, tác giả Lưu Song Hà đã phân chia các kiểu ứng phó của trẻ vị thành niên thành ba nhóm: ứng phó mang sắc thái tình cảm; ứng phó trong suy nghĩ và ứng phó bằng hành động. Mỗi nhóm ứng phó có cách thức biểu hiện khác nhau. Cụ thể, nhóm ứng phó mang sắc thái tình cảm gồm: cảm giác bên trong; tình cảm thể hiện ra bên ngoài và tìm kiếm chỗ dựa tình cảm. Nhóm ứng phó trong suy nghĩ bao gồm: phủ nhận; chấp nhận; lý giải theo hướng tắch cực; lý giải theo hướng tiêu cực và lảng tránh. Nhóm ứng phó bằng hành động có kiềm chế bản thân, thay thế bằng những hành vi tiêu cực, thay thế bằng những hành vi tắch cực, tìm kiếm lời khuyên, lên kế hoạch và ứng phó chủ động [15].

Trong khuôn khổ phạm vi đề tài này, đối tượng nghiên cứu mặc dù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng vẫn mang đầy đủ những đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên, vì thế chúng tôi đồng tình với quan điểm của tác giả Lưu Song Hà khi

phân chia các kiểu ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm và sử dụng như những chỉ báo khi nghiên cứu về cách ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm.

c. Cơ chế tâm lý của sự ứng phó với áp lực

Theo Tâm lý học macxit, trong quá trình hoạt động, chủ thể thực hiện hai quá trình là quá trình Ộxuất tâmỢ, chuyển năng lượng của mình thành sản phẩm hoạt động về phắa thế giới và quá trình Ộnhập tâmỢ để chuyển nội dung khách thể (những quy luật, bản chất, đặc điểmẦ của khách thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân. Để thực hiện thành công quá trình Ộxuất tâmỢ và Ộnhập tâmỢ, con người phải huy động những nguồn lực tâm lý phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm. Đó là hai cách thức ứng phó của con người trước những tình huống trong cuộc sống.

Theo học thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud, cấu trúc nhân cách của con người gồm ba bộ phận: cái Ấy (id), cái Tôi (ego), và Siêu tôi (superego). Cái Ấy là bộ phận nguyên thủy, vô thức của nhân cách, là kho chứa các xung năng cơ bản. Siêu tôi là kho chứa những chuẩn mực ứng xử của cá nhân, kể cả những hành vi đạo đức nhiễm tập được của xã hội. Cái Siêu tôi thường mâu thuẫn với cái ấy. Cái Ấy muốn ta phải làm điều ta thấy thoải mái, còn cái Siêu tôi nhấn mạnh vào việc làm điều phải. Cái Tôi là bộ phận của nhân cách, có chức năng giải quyết mâu thuẫn giữa cái Tôi và cái Siêu tôi. Con người không thể lúc nào cũng tuân thủ những chuẩn mực xã hội và loại trừ sự thỏa mãn các xung năng của cái Ấy, và ngược lại, những đòi hỏi quá mức từ bên trong hay bên ngoài đều mang lại sự căng thẳng, từ đó dẫn đến sự khó chịu. Để tránh khỏi sự khó chịu, khi xuất hiện những yêu cầu từ bên ngoài (từ xã hội), cái Tôi phải nhận biết các kắch thắch, tắch lũy kinh nghiệm (trong trắ nhớ) từ những kắch thắch đó, chống lại những kắch thắch mạnh (bằng cách chạy trốn), thắch nghi với những kắch thắch phù hợp (bằng cách thắch ứng). Cuối cùng, cái Tôi tác động vào thế giới bên ngoài, làm thay đổi nó theo lợi ắch của mình [31, 251].

Đối với những đòi hỏi nhằm thỏa mãn xung lực bản năng, cái Tôi đóng vai trò là người kiểm soát, điều chỉnh hoạt động của cái ấy. Cái Tôi sẽ quyết định xem có nên thỏa mãn ngay các nhu cầu đó hay phải trì hoãn đến thời điểm thuận lợi hoặc cương quyết dập tắt chúng. Tuy nhiên, sự Ộđòi hỏi tức thì, mạnh mẽ của cái Ấy và sự trấn áp không khoan nhượng của cái Siêu tôi đã tạo ra trạng thái căng thẳng dẫn đến lo âu của cái Tôi. Để giải tỏa trạng thái này, trong cái Tôi xuất hiện cơ chế tự vệ bao gồm: phủ nhận, thay thế, huyễn tưởng, đồng nhất hóa, phóng chiếu, hợp lý hóa, di chuyển, thoái lui, dồn nén, thăng hoaỢ [31, 254].

Các cơ chế tự vệ là những chiến lược tâm trắ giúp cái Tôi bảo vệ chắnh mình trong xung đột thường ngày giữa các xung năng cái Ấy muốn tìm cách biểu lộ với đòi hỏi của cái Siêu tôi muốn phủ nhận chúng. Bằng cách vận dụng cơ chế này, con người có thể duy trì một hình ảnh thuận lợi cho bản thân và giữ được một gương mặt được xã hội chấp nhận. Những cơ chế tự vệ này được đánh giá là hữu ắch, tuy nhiên nó không nhằm vào việc giải quyết vấn đề mà chủ thể đang đương đầu, nó chỉ khiến họ tự lừa dối mình. Về lâu dài, việc sử dụng quá mức những cơ chế này sẽ tạo ra các hình thái ốm yếu về tâm trắ.

Năm 1967, Otto Kernberg đã xây dựng một lý thuyết về việc hình thành nhân cách ranh giới - Borderline personality (ông cho rằng, việc sử dụng một số cơ chế phòng vệ có thể dẫn đến rối loạn nhân cách ranh giới-Boderline Personality Disoder). Lý thuyết của ông dựa trên lý thuyết mối tương quan với đối tượng trong Tâm lý học cái Tôi. Otto Kernberg cho rằng, nhân cách ranh giới được hình thành khi đứa trẻ không thể hoà nhập tốt và tiếp xúc với những đối tượng có sức khoẻ tinh thần không tốt. Thân chủ sử dụng những cơ chế phòng vệ gốc là nguyên nhân chắnh dẫn đến việc hình thành kiểu nhân cách này. Những cơ chế phòng vệ tâm lý gốc là: phóng chiếu (projection), phủ nhận (denial), phân ly (dissociation) hay chia tách (splitting) và chúng được gọi là những cơ chế phòng vệ ranh giới (boderline defense mechanisms). Ngoài ra, cơ chế phòng vệ giảm giá trị (devaluation) và đồng nhất xạ ảnh (projective identification ) cũng được xem là những cơ chế ranh giới [12].

Bảng 1.1. Mô tả cơ chế tự vệ theo quan điểm của Sigmund Freud [26,480]

Cơ chế Mô tả

Phủ nhận Bảo vệ mình thoát khỏi thực tại đau buồn bằng cách từ chối không tri giác ý nghĩa của nó.

Chuyển di Giải tỏa những tình cảm bị dồn nén, thường là tình cảm thù địch, trút lên các đối tượng ắt nguy hiểm hơn so với các đối tượng lúc đầu làm phát sinh cảm xúc.

Huyễn tưởng

Thỏa mãn các ước muốn bị hẫng hụt trong những thành đạt tưởng tượng ra (Ộmộng mịỢ là một hình thái thường gặp)

Đồng nhất hóa

Làm gia tăng những tình cảm tự trọng bằng cách đồng nhất hóa mình với một người khác hoặc một nhân vật quen biết khác, thường có tiếng tăm lẫy lừng.

Tách biệt Cắt đứt gánh nặng cảm xúc, thoát khỏi các tình huống gây ra đau đớn, còn gọi là cơ chế chia cắt.

Phóng chiếu

Đem điều chê trách do những trở ngại của chắnh mình đổ lên đầu người khác hoặc đổ lỗi những ham muốn bị Ộcấm đoánỢ của mình cho người khác.

Hợp lý hóa

Cố gắng chứng minh rằng ứng xử của mình là Ộhợp lýỢ và có thể biện minh được và do đó đáng được mình và người khác tán thưởng. Hình

thành phản ứng

Ngăn chặn những ước muốn nguy hiểm khỏi bị bộc lộ bằng cách chấp thuận các hành vi và những typ ứng xử chống đối và sử dụng chúng như những Ộhàng ràoỢ.

Thoái lui Rút lui về mức phát triển trước đây liên quan đến những đáp ứng Ộtrẻ conỢ hơn và thường khát vọng ở mức thấp hơn.

Dồn nén Đẩy những ý nghĩ gây đau khổ và nguy hiểm ra khỏi ý thức, giữ chúng ở trạng thái vô thức; điều này được xem là cơ chế tự vệ cơ bản nhất

Thăng hoa Thỏa mãn hoặc loại bỏ những ước muốn tắnh dục bị hụt hẫng trong các hoạt động thay thế không phải tắnh dục, được xã hội chấp nhận phù hợp với nền văn hóa của ta.

Theo ỘSổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thầnỢ (DSM-IV) do Hội tâm thần học Hoa Kỳ xuất bản năm 1994 bao gồm chẩn đoán thăm dò theo trục về những cơ chế phòng vệ. Cách phân loại này dựa trên phần lớn quan điểm về hệ thống thứ bậc cơ chế phòng vệ của Vaillant nhưng có sửa đổi một vài chỗ. Các cấp độ của cơ chế phòng vệ là:

- Những cơ chế phòng vệ mang tắnh điều chỉnh thái quá như: phóng chiếu ảo giác (delusional projection), phủ nhận loạn thần (psychotic denial).

- Những cơ chế phòng vệ mang tắnh hành động như: gây hấn thụ động

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)