Khái niệm trẻ lao động sớm

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 30)

1.3.1.1. Khái niệm trẻ em

Theo công ước về quyền trẻ em: Ộtrẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơnỢ [52].

Theo pháp luật liên bang của Hoa kỳ thì Ộtrẻ em là người dưới 18 tuổiỢ [60]. Pháp luật Việt Nam chưa có các quy định thống nhất về khái niệm trẻ em trong từng ngành luật cụ thể. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 của Việt Nam: ỘTrẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổiỢ. Theo Bộ luật Dân sự 2005 thì trẻ em là những người dưới 15 tuổi [34].

Nhìn chung mỗi nước có quy định khác nhau về độ tuổi để được coi là trẻ em. Việc quy định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý của trẻ em ở quốc gia đó. Do đó có những quốc gia quy định độ tuổi thành niên sớm hơn hoặc trễ hơn 18 tuổi như được xác định trong công ước về quyền trẻ em.

Tuy độ tuổi được coi là trẻ em ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung trẻ em ở tất cả các quốc gia đều có các đặc điểm sau:

- Thể chất và trắ tuệ chưa trưởng thành.

- Cần có sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội cả về mặt pháp lý.

Ngoài khái niệm trẻ em, trong các quy phạm pháp luật Việt Nam còn xuất hiện các khái niệm Ộngười thành niênỢ, Ộngười chưa thành niênỢ. Như vậy vấn đề đặt ra là cần xác định ranh giới giữa các khái niệm trên và khái niệm Ộtrẻ emỢ.

Theo pháp luật Việt Nam:

- Người thành niên: là người trên 18 tuổi

- Người chưa thành niên: là người dưới 18 tuổi [45].

Như vậy khái niệm người chưa thành niên rộng hơn khái niệm trẻ em, người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và những người từ 16 tuổi đến 18 tuổi.

1.3.1.2. Một số thuật ngữ có liên quan đến trẻ lao động sớm a. Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế

Đây là một khái niệm mang ý nghĩa thống kê hơn là pháp lý chỉ những trẻ em có tham gia lao động. Những công việc các em làm có thể là hợp pháp hay bất hợp pháp, được trả thù lao hay không... Tuy nhiên, nếu trẻ em làm các công việc không sinh lợi trong gia đình của mình thì không được coi đó là tham gia hoạt động kinh tế mặc dù các em có thể dành khá nhiều thời gian vào những công việc này và trên thực tế trong nhiều trường hợp rất ảnh hưởng và cản trở việc học hành của các em. Nói chung, trẻ tham gia hoạt động kinh tế là những trẻ làm các công việc có sinh lợi trong gia đình [61].

b. Lao động trẻ em và trẻ em làm việc

Lao động trẻ em đã trở thành chủ đề được quan tâm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên hiểu đúng và tiếp cận có hiệu quả khái niệm này trên cơ sở quyền trẻ em thì còn là vấn đề mới mẻ.

Trẻ em lao động và trẻ em làm việc hiện đã trở thành chủ đề thảo luận của các cuộc tranh luận về quyền trẻ em cũng như trong phạm vi lợi ắch truyền thống của trẻ. Song mỗi tổ chức lại đưa ra sự phân biệt khác nhau giữa làm việc và lao động và cộng thêm một số thuật ngữ mơ hồ như Ộđộc hạiỢ, Ộtồi tệ nhấtỢ và Ộkhông thể tha thứỢ. Những mô tả về trẻ em làm việc được dùng trong công tác hoạch định chắnh sách và phát động các chiến dịch cho dù những thông tin này được thu thập bằng những phương pháp rất khó phân biệt giữa các thời điểm và các địa điểm khác nhau.

Nhóm công tác khu vực về lao động trẻ em đã thống nhất và định nghĩa về lao động trẻ em, qua đó phân biệt giữa trẻ em làm việc và lao động trẻ em như sau:

- Trẻ em làm việc bao gồm các hoạt động không làm nguy hại, và có thể góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ.

- Lao động trẻ em bao gồm tất cả các loại công việc do trẻ em đến 18 tuổi thực hiện mà có hại cho sức khỏe hoặc cơ thể, tinh thần hay trắ tuệ, hoặc sự phát triển về mặt xã hội và ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em.

Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất bao gồm các hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ, như buôn bán trẻ em, lao động cưỡng bức và lao động gán nợ hay phục dịch. Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất còn bao gồm việc sử dụng trẻ em vào mại dâm, sản phẩm khiêu dâm, các hoạt động bất hợp pháp như sản xuất và buôn bán ma túy, và bất kỳ công việc được nhận diện ở cấp độ quốc gia dựa trên tiêu chắ trong khuyến nghị ILO 190 [7].

Định nghĩa lao động trẻ em là vấn đề không hề đơn giản và dễ dàng, vì các khái niệm Ộtrẻ emỢ và Ộlao độngỢ được hiểu khác nhau giữa các nước với các hệ thống chắnh trị, kinh tế, văn hóa và hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau.

Trước hết, cần phải thống nhất một số thuật ngữ xoay quanh vấn đề lao động trẻ em. Trên thực tế, trẻ em làm nhiều loại công việc khác nhau trong những điều kiện rất khác nhau. Công việc của trẻ em thể hiện trên hai phương diện. Một mặt, công việc của các em mang lại lợi ắch, nó thúc đẩy hay tăng cường sự phát triển của trẻ về thể chất, tinh thần, tâm hồn, đạo đức, xã hội mà không ảnh hưởng đến việc học tập, giải trắ và nghỉ ngơi của chúng. Ở mặt này, từ xưa đến nay, phần lớn trẻ em lao động như giúp gia đình ở nhà hay ngoài cánh đồng, trông em, lấy nước, kiếm củi, làm nghề thủ công. Đây là quá trình xã hội hóa đóng góp một cách lành mạnh và hữu ắch cho sự phát triển các mặt của các em vì lao động giúp các em có những kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm cuộc sống, giúp các em trưởng thành vào đời sau này.

Mặt khác, nếu công việc của trẻ em không được kiểm soát một cách chặt chẽ, nó sẽ trở thành một tác động tàn phá hay bóc lột, làm phương hại đến quá trình phát triển của các em. Thông thường, trong trường hợp này, trẻ em phải làm việc quá sớm và làm trong nhiều giờ, phải làm công việc nặng nhọc trong những điều kiện độc hại và không được trả thù lao xứng đáng với công sức mà các em bỏ ra hoặc làm những công việc của người lớn mà lẽ ra không phải làm. Làm việc trong nhiều giờ với công việc nặng nhọc đã lấy đi của các em cơ hội được học tập, vui chơi, giải trắ, lấy đi sức khỏe và cơ hội được phát triển bình thường như bao trẻ em khác. Vừa

đi học vừa đi làm, không có thời gian nghỉ ngơi, thời gian học ở nhà, vì vậy các em thường mệt mỏi, học kém, chán học, tự ti, mặc cảm, rất ngại học dần dần dẫn tới bỏ học. Thực tế đã chứng minh, lao động trẻ em thường nhỏ bé, ốm yếu và có nguy cơ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, mại dâm, phạm pháp nhiều hơn trẻ bình thường.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã xác định được rằng lao động trẻ em mang tắnh bóc lột là:

+ Công việc trọn thời gian, làm ở độ tuổi quá sớm + Phải làm việc quá nhiều giờ

+ Công việc gây ra những căng thẳng thái quá về mặt thể chất, xã hội hay tâm lý + Lao động và sống ngoài đường trong điều kiện xấu

+ Không được trả công đầy đủ + Phải chịu trách nhiệm quá nhiều + Công việc gây cản trở việc học hành

+ Công việc làm hạ thấp nhân phẩm và lòng tự trọng của trẻ em, như làm nô lệ hay lao động cầm cố và bóc lột tình dục

+ Công việc có hại đến sự phát triển toàn diện về mặt xã hội và tâm lý [7].

1.3.1.3. Khái niệm trẻ lao động sớm a. Trẻ em lao động sớm

Vấn đề đặt ra là, trẻ bao nhiêu tuổi thì được làm việc, và thế nào gọi là trẻ lao động sớm. Mọi nền văn hóa đều thống nhất quan điểm rằng trẻ càng nhỏ càng ắt có khả năng tự chăm sóc, càng dễ bị tổn thương về thể chất và tâm lý. Việc quy định giới hạn tuổi để trẻ em làm việc phản ánh sự xét đoán của xã hội về sự tiến triển của khả năng và trách nhiệm của trẻ em. Hầu như ở khắp mọi nơi, khắp các quốc gia trên thế giới đều xây dựng giới hạn tuổi nhằm điều khiển một cách Ộhình thứcỢ hoạt động của trẻ em: khi nào trẻ đi học, khi nào có thể lập gia đình, khi nào được tham gia bầu cử, khi nào tham gia lực lượng vũ trang và khi nào có thể làm việc. Nhưng giới hạn tuổi thay đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác và từ nước này sang nước khác. Vắ dụ, tuổi tối thiểu hợp pháp cho tất cả mọi công việc ở Ai Cập là 12, ở Philippin là 14, ở Hồng Kông là 15. Pêru chấp nhận nhiều tiêu chuẩn: tuổi tối thiểu

là 14 cho nông nghiệp, 15 cho công nghiệp, 16 cho ngành đánh cá biển sâu, 18 cho công việc ở cảng và tàu biển.

Nhiều nước phân biệt giữa công việc nặng và công việc nhẹ, với tuổi tối thiểu cho công việc nhẹ là 12 và cho công việc nặng là từ 16 đến 18 tuổi. Công ước về tuổi tối thiểu làm công của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng chấp nhận định hướng này một cách rộng rãi, cho phép tuổi tối thiểu cho công việc nhẹ là 12 hay 13, nhưng trẻ em không được làm việc nặng trước 18 tuổi. Tuy nhiên, ILO cũng đưa ra tuổi tối thiểu làm công chung của trẻ em là 15, với điều kiện 15 không thấp hơn tuổi hoàn tất công việc học tập bắt buộc. Đây là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất khi tắnh số trẻ hiện đang làm việc ở khắp nơi trên toàn thế giới.

Như vậy, dựa vào một số khái niệm liên quan và theo tiêu chuẩn xác định trẻ em của pháp luật Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế, trong đề tài này, chúng tôi mạnh dạn xác định giới hạn thuật ngữ trẻ lao động sớm như sau: ỘTrẻ lao động sớm là những trẻ dưới 15 tuổi, đang trực tiếp tham gia lao động để nuôi sống bản thân và đóng góp vào việc nuôi sống gia đìnhỢ.

Khái niệm này tương đối gần với khái niệm lao động trẻ em, tuy nhiên chúng tôi không sử dụng khái niệm lao động trẻ em, vì thiết nghĩ khi sử dụng khái niệm lao động trẻ em là mặc nhiên công nhận trẻ em là một lực lượng lao động, điều này không phù hợp với nỗ lực ngăn chặn lao động trẻ em của Việt Nam và thế giới.

b. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ lao động sớm

Một thực tế không thể phủ nhận hiện nay là đa số trẻ lao động sớm đều không có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc cụ thể với các điều kiện lao động, tiền công phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Một thiểu số may mắn, hoặc có sự hỗ trợ nào đó được bố trắ vào những công việc thú vị mang lại cho trẻ nhiều lợi ắch kinh tế hơn. Nhưng đại đa số bị đẩy đến những công việc thường có hại cho sự phát triển của trẻ mà nguyên nhân là do nghèo đói, không được học tập, giáo dục thắch hợp và đôi khi là do một số quan niệm sai lầm khi cho trẻ tham gia lao động sớm

* Nguyên nhân từ sự nghèo đói

Theo báo cáo của Văn phòng chắnh phủ, tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2010 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, năm 2011 ước tắnh tăng 6,3% so với năm 2010. Cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụm giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi căn bản bộ mặt đời sống kinh tế xã hội, trong đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ em. Nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội học tập vui chơi, giải trắ và tiếp cận với những kiến thức mới, nền văn minh mới của nhân loại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Tắnh theo quyết định của Thủ tướng chắnh phủ ký ngày 8 tháng 7 năm 2005 về Chuẩn nghèo Việt Nam cho giai đoạn 2006-2010 thì đến năm 2009, cả nước có khoảng 2 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11% dân số. Tình trạng thiếu đói tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phắa Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Đó là sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển này tạo điều kiện cho trẻ em phát triển về mọi mặt, hạn chế trẻ em tham gia lao động sớm. Tuy nhiên, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì việc giãn cách giàu nghèo khá rõ cũng khiến một bộ phận trẻ em buộc phải đi tìm kiếm việc làm xa nhà và lâm vào tình cảnh bị bóc lột sức lao động. Thêm vào đó, thiên tai liên miên, nghèo đói, sự cách biệt về thu nhập và mức sống ngày càng gia tăng giữa nông thôn và thành thị, tình trạng thiếu việc làm đã và đang là những nguyên nhân dẫn tới việc di cư từ nông thôn ra thành phố ngày càng tăng, kéo theo đó là sự gia tăng tỉ lệ trẻ em lao động sớm ở các đô thị. Ngày càng có nhiều trẻ em ở nông thôn ra các vùng đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chủ yếu là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chắ Minh và xu hướng này đang gia tăng trong mỗi năm làm con số trẻ em lang thang đường phố đã lên tới hàng vạn. Phần lớn các em đến từ những gia đình khó khăn đông anh em hay trong những hoàn cảnh éo le, túng kế sinh nhai, cha mẹ không đủ sức nuôi dưỡng con cái.

Chắnh vì vậy, trẻ lao động sớm có thể được coi là một hiện tượng do nghèo đói và kém phát triển gây ra. Chúng tạo thành cái vòng luẩn quẩn gồm những yếu tố tạo thành liên quan với nhau và tác động qua lại với nhau. Trong điều kiện nghèo nàn, lạc hậu, số lượng trẻ phải tham gia lao động sớm sẽ tăng lên và nguy cơ chúng bị bóc lột cũng tăng lên. Đối với những gia đình nghèo, sự đóng góp dù là nhỏ bé của thu nhập mà trẻ em mang lại hay sự giúp việc ở nhà của trẻ em để cha mẹ đi làm có thể có ý nghĩa nhất định trong cuộc sống gia đình. Với trẻ em đi làm thuê, qua các cuộc điều tra cho thấy một tỉ lệ cao trẻ đi làm thuê trao toàn bộ số tiền kiếm được cho cha mẹ. Như vậy công việc của trẻ em được xem là đóng góp quan trọng trong việc duy trì đời sống kinh tế gia đình.

* Nguyên nhân từ giáo dục và các yếu tố khác

Nghèo đói và bần cùng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng trẻ lao động sớm. Còn có những yếu tố, nguyên nhân khác như giáo dục (chất lượng giảm sút, học hành tốn kém, tạo thành gánh nặng về kinh tế cho gia đình và bản thân các em, chương trình và nội dung học không hấp dẫn và thiết thực cũng như không phù hợp, địa điểm học không thuận tiện...) cũng như các giá trị, thái độ đối với trẻ lao động sớm ở nhiều cộng đồng.

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), những năm gần đây, số lượng trẻ em đến tuổi đi học đến trường tăng mạnh ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Bởi hiện nay, giáo dục được đánh giá là

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)