Công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 63)

Công cụ nghiên cứu là một phiếu thăm dò gồm ba phần: lời chào và giới thiệu mục đắch nghiên cứu; phần thông tin cá nhân và cuối cùng là nội dung câu hỏi. Phần nội dung câu hỏi được cấu trúc ẩn gồm ba phần:

Phần thứ nhất: Khảo sát áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm. Phần này được xây dựng nhằm đánh giá mức độ gặp áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm và các dạng áp lực tâm lý mà trẻ đang gặp phải. Phần này gồm 6 câu hỏi (từ câu 5 đến câu 10), với nội dung nhằm tìm hiểu mức độ tự đánh giá, mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại, mức độ xảy ra áp lực và các dạng áp lực mà trẻ lao động sớm đang gặp phải.

Các câu 5, 6, 7, 9, 10 , mỗi câu có 5 lựa chọn và trẻ chỉ chọn duy nhất một lựa chọn. Riêng câu 8 trẻ sẽ xếp thứ hạng các dạng áp lực thường gặp theo thứ tự giảm dần (1: gặp thường xuyên nhất 7: ắt gặp nhất).

Phần thứ hai: Khảo sát ảnh hưởng của áp lực tâm lý đến sức khoẻ, cảm xúc và hành vi của trẻ lao động sớm. Phần này gồm một câu hỏi số 11, trẻ trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ.

Phần thứ ba: Phần này gồm bốn câu hỏi (từ câu 12 đến câu 15) nhằm khảo sát cách ứng phó với áp lực tâm lý mà trẻ lao động sớm thường sử dụng.

Câu 12, trẻ xếp thứ hạng các cách ứng phó thường sử dụng theo thứ tự giảm dần (1: thường xuyên sử dụng nhất  3: ắt sử dụng nhất). Các câu 13, 14 trẻ trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ. Câu 15 khảo sát cách ứng phó của trẻ lao động sớm qua sáu tình huống, mỗi tình huống có bảy lựa chọn, trẻ chỉ được lựa chọn duy nhất một lựa chọn.

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 63)