So sánh mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 69)

phương diện

* Xét theo nơi ở

Số liệu ở bảng trên cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa mức độ hài lòng trong cuộc sống của trẻ lao động sớm ở ba quận (Sig.= 0.000). Tương ứng với cảm nhận về cuộc sống, mức độ hài lòng của trẻ ở quận 8 là cao nhất (ĐTB = 2.78), thấp nhất là mức độ hài lòng của trẻ lao động sớm ở quận 1 (ĐTB = 3.74).

Bảng 2.5: So sánh tự đánh giá về cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số phương diện

Phương diện so sánh Tần số ĐTB Sig. Độ tuổi 6 đến 11 tuổi 41 2.78 0.000 12 đến 15 tuổi 73 3.59 Nơi ở Quận 1 35 3.74 0.000 Quận 8 41 2.78 Quận Tân Bình 38 3.45 * Xét theo độ tuổi

Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ ở hai nhóm độ tuổi khác nhau trong mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại (Sig.= 0.000< 0.05). So sánh điểm trung bình ta thấy trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi ắt hài lòng hơn (ĐTB = 3.59) so với trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi (ĐTB= 2.78) và sự chênh lệc này là khá lớn (0.81). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có thể giải thắch là trẻ từ 12 đến 15 tuổi là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi dậy thì, các em có sự ý thức về nhu cầu và yêu cầu cao với cuộc sống, với bản thân hơn so với lứa tuổi nhi đồng trước đó.

Số liệu kiểm nghiệm cũng cho phép chúng tôi đưa ra kết luận không có sự tương quan có ý nghĩa giữa mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại với giới tắnh, quê quán, trình độ học vấn và việc các em đang sống cùng ai.

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)