phương diện
Bảng 2.24: So sánh các kiểu ứng phó theo các nhóm trẻ lao động sớm
Phương diện so sánh
UP cảm xúc UP suy nghĩ UP hành động ĐTB Sig. ĐTB Sig. ĐTB Sig.
Giới tắnh Nam 3.10 0.020 3.280 0.038 3.14 0.040 Nữ 3.25 3.484 3.59 Độ tuổi 6 đến 11 12 đến 15 3.15 3.21 0.071 3.683 3.233 0.553 3.41 3.38 0.800 Quê quán Thành phố 3.22 0.331 3.469 0.209 3.59 0.004 Tỉnh khác 3.14 3.300 3.14 Nơi ở Quận 1 3.34 0.144 3.429 0.240 3.11 0.000 Quận 8 3.17 3.512 3.88 Quận TB 3.05 3.237 3.13 Trình độ Chưa từng đi học 2.55 0.011 2.273 0.000 2.45 0.000 Chưa học xong TH 3.25 3.649 3.72 Học xong TH 3.33 3.333 3.56 Chưa học xong THCS 3.24 3.280 3.20 Học xong THCS 3.25 3.500 3.00
* Xét theo giới tắnh
Cả ba trị số P đều nhỏ hơn 0.05 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa trẻ lao động nam và trẻ lao động nữ trong các kiểu ứng phó với áp lực tâm lý. So sánh ta thấy điểm trung bình ở cả ba kiểu ứng phó của nam đều nhỏ hơn nữ chứng tỏ trong ba kiểu ứng phó này, trẻ lao động sớm nam sử dụng nhiều hơn trẻ nữ.
* Xét theo độ tuổi
So sánh điểm trung bình ta thấy trong ba nhóm cách ứng phó với áp lực tâm lý có hai nhóm cách ứng phó là thay đổi suy nghĩ và thay đổi hành động, trẻ ở nhóm tuổi 12 đến 15 tuổi có điểm trung bình nhỏ hơn nhóm trẻ 6 đến 11 tuổi, chứng tỏ trẻ trong nhóm12 đến 15 tuổi sử dụng các cách ứng phó này thường xuyên hơn nhóm trẻ còn lại. Ở kiểu ứng phó thay đổi cảm xúc thì ngược lại, nhóm trẻ 6 đến 11 tuổi sử dụng kiểu ứng phó này nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba trị số P đều lớn hơn 0.05 chứng tỏ sự chênh lệch này không quá lớn và không có ý nghĩa về mặt thống kê.
* Xét theo quê quán
Với trị số P lớn hơn 0.05 cho thấy ở hai kiểu ứng phó cảm xúc và ứng phó suy nghĩ không có sự khác biệt ý nghĩa giữa trẻ quê ở thành phố và trẻ đến từ các tỉnh khác. Tuy nhiên, ở mặt ứng phó hành động, Với P= 0.004<0.05 chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm trẻ này. So sánh điểm trung bình ta thấy, trẻ lao động sớm có quê quán tại thành phố có xu hướng ắt sử dụng các kiểu ứng phó hành động (ĐTB= 3.59) hơn trẻ đến từ các tỉnh khác (ĐTB= 3.14).
* Xét theo nơi ở
Kết quả từ bảng số liệu cho thấy, trong ba kiểu ứng phó, chỉ có kiểu ứng phó hành động là có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ lao động sớm tại các quận khác nhau. Dùng kiểm nghiệm Turkey so sánh từng đôi một ta thấy, sự khác biệt diễn ra ở hai quận: quận 1 và quận 8, trong đó trẻ lao động sớm ở quận 1 có xu hướng sử dụng kiểu ứng phó hành động nhiều hơn (ĐTB= 3.11) trẻ lao động sớm ở quận 8 (ĐTB= 3.88).
* Xét theo trình độ:
Trị số P ở cả ba kiểu ứng phó đều nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa giữa xu hướng lựa chọn cách ứng phó ở nhóm trẻ chưa từng đi học so với các nhóm trẻ còn lại. Ở cả ba kiểu ứng phó, nhóm trẻ chưa từng đi học có điểm trung bình đều cao hơn các nhóm còn lại cho thấy trẻ chưa từng đi học có xu hướng sử dụng nhiều các kiểu ứng phó hơn các nhóm trẻ đã từng được đến trường. Đặc biệt, khoảng cách điểm trung bình của trẻ chưa từng đi học so với các nhóm khác là khá xa chứng tỏ sự khác biệt giữa các nhóm này là khá lớn.
Chúng tôi cũng tiến hành kiểm nghiệm Anova để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm trẻ còn lại. Trị số P đều lớn hơn 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa về việc lựa chọn các kiểu ứng phó ở các nhóm trẻ xét theo: lý do đi làm và việc các em đang sống cùng ai.
TIỂU KẾT
Trong số 114 trẻ lao động sớm của ba quận trong thành phố Hồ Chắ Minh được nghiên cứu thì có tới 51.7% trẻ thường xuyên gặp áp lực tâm lý. Các yếu tố gây áp lực cho trẻ lao động sớm chủ yếu thuộc về vấn đề việc làm (ĐTB = 2.45), tiếp theo là vấn đề chỗ ở (ĐTB= 2.71) và vấn đề xếp ở vị trắ thứ ba là trong quan hệ với bạn bè (ĐTB= 2.73).
Mỗi áp lực cụ thể trong mỗi dạng áp lực đều rất phong phú, trong đó đáng chú ý là: thời gian làm việc (ĐTB = 2.68), tiền nhà trọ (ĐTB= 2.72), không có việc làm (ĐTB= 2.72), tiền lương (ĐTB= 2.88), Mức độ gặp áp lực ở các khắa cạnh cụ thể này có sự khác biệt ý nghĩa giữa độ tuổi, nơi ở, lý do đi làm và trình độ của trẻ lao động sớm nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa quê quán và việc các em đang sống cùng ai.
Đa số trẻ lao động sớm đều đồng tình với các ý kiến liên quan tới vấn đề nhà ở (ĐTB = 1.30) việc làm (ĐTB = 1.55) và các ý kiến về mối quan hệ của trẻ lao động sớm với cha mẹ. Mức độ đồng tình này có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm trẻ xét theo độ tuổi, giới tắnh, lý do đi làm, trình độ, quê quán.
Ảnh hưởng của áp lực tâm lý tới các mặt trong đời sống của trẻ lao động sớm được thể hiện ở mức trung bình, nhiều nhất là đến mặt sức khoẻ (ĐTB= 3.31), sau đó là đến cảm xúc (ĐTB= 3.81) và hành vi (ĐTB= 4.88).
Trong ba nhóm cách ứng phó với các áp lực trong cuộc sống thay đổi, điều chỉnh cảm xúc; thay đổi, điều chỉnh suy nghĩ và thay đổi, điều chỉnh hành vi thì cách ứng phó mà các em lựa chọn nhiều nhất là thay đổi, điều chỉnh cảm xúc (ĐTB= 1.72), tiếp đến là thay đổi, điều chỉnh hành vi (ĐTB= 1.85) và cuối cùng mới đến thay đổi, điều chỉnh suy nghĩ (ĐTB= 2.46). Một số cách ứng phó được các em thường xuyên sử dụng: cảm thấy buồn chán (39.5%), lo lắng, bất an (37.7%), hi vọng có một phép màu để thay đổi điều này (41.3%), chơi thể thao, đọc truyện để quên đi vấn đề (52.7%).
Chương 3. THỰC NGHIỆM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ÁP LỰC TÂM LÝ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TÂM LÝ
CỦA TRẺ LAO ĐỘNG SỚM
Dựa trên kết quả nghiên cứu và sự phân tắch các yếu tố gây nên áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm với các áp lực tâm lý trong cuộc sống, chúng tôi mạnh dạn đề nghị một số biện pháp tác động để nâng cao nhận thức của các em về áp lực tâm lý và các cách ứng phó tắch cực với áp lực tâm lý, từ đó thúc đẩy các em trau dồi tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng ứng phó với áp lực tâm lý. Cụ thể như sau:
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp thực nghiệm
a. Mô hình về quá trình ứng phó với áp lực tâm lý
Áp lực tâm lý là một trạng thái thường gặp ở con người. Nó tạo ra những sức ép cho con người trong quá trình sống, làm cho con người có những căng thẳng về mặt tâm lý, gây cản trở hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người.
Ứng phó tâm lý là quá trình xử lý các đòi hỏi bên trong hoặc bên ngoài được tri giác thấy là gây ra căng thẳng hoặc vượt quá khả năng sẵn có của con người. Hay nói một cách khác, Ộứng phó là những nỗ lực không ngừng thay đổi về nhận thức và hành vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong môi trường mà cá nhân nhận định chúng có tắnh đe dọa, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họỢ (Lazarus và Folkman, 1984). Tiếp cận quan điểm của Lazarus và Folkman (1984) về ứng phó, có thể nhận thấy cách ứng phó của con người phụ thuộc rất lớn vào sự đánh giá của cá nhân về tình huống khó khăn cũng như những nguồn lực ứng phó của cá nhân. Trước những tác nhân gây ra áp lực và trước bản thân những áp lực, cá nhân sẽ tiến hành hai lần đánh giá. Trên cơ sở tri giác tình huống và tắnh chất của áp lực, cá nhân sẽ tiến hành đánh giá xem tình huống gây áp lực tâm lý đó là thách thức hay đe dọa, có hại. Sau đó, họ tiếp tục đánh giá về khả năng và các nguồn lực ứng phó của bản thân. Sự đánh giá này phụ
thuộc rất lớn vào các đặc điểm tâm sinh lý, môi trường sống và các mối quan hệ xã hội của cá nhân.
Ý định ứng phó Nhận định lần thứ nhất: -Thách thức -Có hại -Đe dọa -Mất mát Tình huống Áp lực Tri giác tình huống và tắnh chất của áp lực Đặc điểm cá nhân Hành vi ứng phó Kết quả Đặc điểm sinh học Môi trường sống Đặc điểm tâm lý Các mối quan hệ xã hội Không thỏa mãn nhu cầu Nhận định lần thứ hai: -Khả năng ứng phó -Nguồn lực ứng phó
Như vậy, có thể thấy rằng, một trong những phương pháp để thay đổi cách ứng phó của cá nhân theo xu hướng tắch cực là làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của cá nhân về các tác nhân gây ra áp lực tâm lý, các áp lực tâm lý, đặc điểm tâm lý của bản thân và các nguồn lực ứng phó của họ. Thông qua việc hình thành suy nghĩ tắch cực trước các tác nhân gây ra áp lực tâm lý và các áp lực tâm lý cũng như khả năng ứng phó và nguồn lực ứng phó của bản thân, cá nhân có thể có những ứng phó tắch cực với tình huống.
b. Cơ sở thực tiễn
Ứng phó tâm lý là quá trình xảy ra thường xuyên trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên trong thực tế khi đối mặt với các cảm xúc âm tắnh do áp lực tâm lý gây ra con người sử dụng khá nhiều cách ứng phó khác nhau, có cách hiệu quả có cách không hiệu quả, có cách có lợi, ngược lại có những cách gây tác hại cho con người. Từ thực tiễn nghiên cứu về những cách ứng phó với áp lực tâm lý mà trẻ lao động sớm thường sử dụng, có thể nhận thấy vẫn còn khá nhiều trẻ sử dụng các cách ứng phó kém thắch nghi, mang tắnh chất tiêu cực, thụ động như cảm thấy buồn chán (39.5%), chán ăn (27.2%), khóc (44.8%), đổ lỗi cho bản thân, bộc lộ và giải tỏa cảm xúc một cách tiêu cực, mơ tưởng (41.3%), sử dụng các chất kắch thắch (7%)Ầ Với những cách ứng phó đó, các áp lực của trẻ sẽ không suy giảm mà có nguy cơ chuyển sang những rối loạn cảm xúc và hành vi tương ứng như trầm cảm, lo lắng, hành vi xâm kắch, gây hấnẦ đặc biệt một số em đã tự làm hại bản thân hoặc có ý muốn làm hại bản thân, tìm đến cái chết để giải quyết vấn đề của mình. Đa số các em giải tỏa áp lực tâm lý bằng bản năng hoặc bằng những kinh nghiệm non nớt mà mình có được chứ chưa hề có những hiểu biết, những kỹ năng để vượt qua các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Có thể nói, hình thành cách ứng phó tắch cực trước các khó khăn nói chung các áp lực tâm lư nói riêng nhằm hạn chế các rối loạn về sức khỏe tâm thần và giúp trẻ tự tin, độc lập trong xã hội là những mục tiêu quan trọng của chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lao động sớm.