Áp lực là thuật ngữ được sử dụng trong Vật lý học để chỉ lực ép trên bề mặt của một vật và vuông góc với bề mặt đó. Sau được sử dụng rộng ra với nghĩa áp lực là sự bắt ép bằng sức mạnh, sức ép.
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998), Nguyễn Như Ý chủ biên, Bộ GD và ĐT, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin) thì áp là ép, đè nén, ép buộc, như vậy áp lực là bị ép, bị đè nén bởi một lực nhất định [46].
Theo Từ điển Tâm lý học (2008), Viện KHXH Việt Nam, Viện Tâm lý học, do GS.TS. Vũ Dũng chủ biên, NXB Từ điển Bách Khoa, áp lực là lực khác với nhu cầu về hướng tác động. Nếu nhu cầu là lực xuất phát từ bên trong cơ thể thì áp lực là lực tác động từ phắa môi trường lên cơ thể [11].
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu khái quát về áp lực tâm lý như là những nhân tố gây sức ép cho cá nhân, tạo ra những căng thẳng về mặt tâm lý.
Áp lực tâm lý theo loại này sẽ có áp lực về thông tin và áp lực về cảm xúc. Áp lực thông tin xuất hiện trong những tình huống thông tin quá tải, khi con người không thể thực hiện nổi nhiệm vụ, không kịp đề ra các biện pháp để giải quyết tốt yêu cầu của trách nhiệm và nhiệm vụ. Áp lực về mặt cảm xúc xảy ra trong những tình huống bị đe dọa, quan tâm quá mức, bị nguy hiểm, bị lăng nhụcỢ.
Tiếp thu những khái niệm và những quan niệm khác nhau về áp lực tâm lý, theo chúng tôi áp lực tâm lý là những nhân tố tạo sức ép cho con người trong quá trình sống, làm cho con người có những căng thẳng về mặt tâm lý, gây cản trở hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người.
Ở đây, cần phân biệt Ộáp lực tâm lýỢ với Ộtâm trạng căng thẳngỢ. Nếu Ộáp lực tâm lýỢ được xem là những nhân tố tạo sức ép cho con người trong quá trình sống thì Ộtâm trạng căng thẳngỢ được coi là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường sống. Khi môi trường sống thay đổi, vượt quá khả năng thắch nghi thì chủ thể sẽ nảy sinh tâm trạng căng thẳng. Như vậy, khi có áp lực tâm lý thì sẽ dẫn đến nảy sinh tâm trạng căng thẳng.