3.5.1.1. Sơ lược về hoàn cảnh cá nhân
Chúng tôi gặp cậu bé V.B.Đ vào một buổi trưa nắng gắt tại công viên T.P, khu vực nơi em làm việc. Dù đã được miêu tả từ trước, chúng tôi vẫn thấy bất ngờ khi nhìn thấy em, bởi không ai nghĩ cậu bé nhỏ xắu, gầy còm đang đứng trước mặt mình là cậu bé 15 tuổi và đã có năm năm kinh nghiệm làm việc. Em mặc áo thun màu đỏ, chiếc quần bò rộng, rách gối và đi đôi giày thể thao hình như hơi quá khổ so với bàn chân em, trên tay là hộp đồ nghề với đôi dép nhựa cho khách thay lúc đánh giày, mấy hộp xi, cây cọ và mấy miếng lót giày. Em bảo với chúng tôi, tất cả gia tài của em chỉ có thế. Nghe giọng em khàn đặc, chúng tôi hỏi và được biết, em đang bị cảm vì tối hôm qua đi về bị mắc mưa. Chúng tôi hỏi bệnh sao không ở nhà nghỉ mà hôm nay vẫn đi làm, rồi đã ăn uống gì chưa, đã uống thuốc chưa. Em cười nói em đã mua thuốc rồi, còn cơm thì xắu nữa mới ăn bởi đang phải tranh thủ làm giờ trưa đông khách. Em nói nghỉ ở nhà cũng không làm gì lại mất một khoản tiền rồi phải mua thuốc, mua cơmẦ Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ đây. Em nói quê em ở Khánh Hòa, cha mất sớm, mẹ lập gia đình với người khác, cha dượng không thương em, gia đình lại nghèo khó nên em nghỉ học từ năm 10 tuổi. Em mới vào Sài Gòn đanh giày được 2 năm. Chúng tôi hỏi em thế trước đó em làm gì? ở đâu? Em cười bảo anh chị có tin là em đã từng đi chém mướn không? Tôi phì cười vì ai mà đi thuê một cậu bé mới muời mấy tuổi đầu lại nhỏ xắu này đi chém mướn? Em nói thật đấy chị ạ. Em đi cùng với mấy anh họ. Hồi đó ở quê, nghỉ học rồi không biết làm gì em đi theo mấy anh họ em. Chị muốn Ộgiải quyếtỢ ai, cứ đưa tiền và một tấm hình, ngày mai người ấy vào bệnh viện liền. Tôi thoáng giật mình. Em kể tiếp, sau đó thì em bỏ không theo mấy anh nữa, em đi bán vé số. Nhưng công việc ở quê không đựợc suôn sẻ, kiếm chẳng đựợc bao nhiêu tiền nên em vào Sài Gòn này đánh giày vì nghe nói ở trong này dễ kiếm ăn hơn. Em thuê một nhà trọ ở quận Tân Bình ở với
mấy đứa bạn cùng nghề và hàng ngày làm việc để nuôi sống mình và có dư thì gửi về cho mẹ. Em bảo, đợt tết năm ngoái em ở lại làm tết luôn, em đem về cho mẹ em được mười triệu lận đó. Mẹ em thương em lắm, thỉnh thoảng mẹ lại vào chơi với em mấy ngày rồi về. Những lúc bệnh như thế này em thèm nhất là ăn cháo mẹ em nấu. Cháo trắng ăn với đường, ở nhà khi nào em bệnh mẹ em lại nấu cho em ăn. Thời gian làm việc của em bắt đầu từ sáu giờ sáng đến sáu giờ chiều. Buổi sáng sớm và buổi trưa thì em tập trung làm ở công viên T.P này vì vào giờ này, nhân viên của các công ty quanh đây ghé uống nước và em đánh giày cho họ. Khi họ đã vào làm thì em đi quanh khu vực này chào khách. Em nói em đang tiết kiệm dành tiền để đi học sửa xe máy. Em thắch nghề này và thấy nghề này kiếm tiền cũng được. Ước mơ của em là sau này mở được một tiệm sửa chữa xe gắn máy.
3.5.1.2. Kết quả thực nghiệm
Trước thực nghiệm, nhận thức của Đ về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý đa phần đều nằm ở mức độ thấp đến trung bình, chỉ có một nội dung có mức nhận thức cao là nhận thức về các cách ứng phó tiêu cực. Cụ thể, Định nhận thức về biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt sức khoẻ (ĐTB= 7/8), ảnh hưởng của áp lực tới cảm xúc (ĐTB= 2/2) và nguyên nhân của áp lực tâm lý (ĐTB= 7/8) ở mức độ thấp. Các nội dung còn lại nhận thức của Định đều ở mức trung bình. Các câu trả lời của Định đều theo những suy nghĩ thông thường của bản thân, có nhiều câu em lưỡng lự khi trả lời, trả lời rồi gạch đi chọn lạiẦ
Bảng 3.6. Điểm trung bình mức độ nhận thức của V.B.Đ trước và sau thực nghiệm
TT Nội dung ĐTB trước
TN
ĐTB sau TN
1 Một số biểu hiện của áp lực tâm lý
Trong cảm xúc 9.0 7.0
Trong hành vi 13.0 8.0
Trong sức khỏe 7.0 4.0
2 Ảnh hưởng của áp lưc tâm lý
Về mặt sức khỏe 6.0 4.0
Về mặt cảm xúc 2.0 1.0
4 Cách ứng phó với áp lực tâm lý
Tắch cực 32.0 18.0
Trước thực nghiệm, điểm trung bình mức độ nhận thức của Đ ở các nội dung đều tương ứng với mức độ nhận thức thấp và trung bình thì sau thực nghiệm tất cả các nội dung đã tăng lên ở mức độ nhận thức cao. Trong ba nội dung có mức độ nhận thức thấp trước thực nghiệm là biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt sức khoẻ (ĐTB= 7/8), ảnh hưởng của áp lực tới cảm xúc (ĐTB= 2/2) và nguyên nhân của áp lực tâm lý (ĐTB= 7/8) thì sau thực nghiệm nhận thức của Đ đã được nâng lên ở mức độ nhận thức cao. Cụ thể, ở nội dung biểu hiện của áp lực tâm lý đến sức khoẻ điểm trung bình của Đ giảm từ 7/8 xuống còn 4/8, ở nội dung ảnh hưởng của áp lực tới cảm xúc giảm từ 2/2 xuống còn 1/2 và ở nội dung nguyên nhân của áp lực tâm lý giảm từ 7/8 xuống còn 4/8. Những nội dung còn lại mức độ nhận thức cũng được tăng lên từ trung bình lên mức độ nhận thức cao.
Kết quả phỏng vấn Đ cũng làm rõ thêm kết quả này. Em cho biết: ỘTrước đây, chưa bao giờ em nghĩ tới và cũng không ai nói với em về những điều này. Mỗi khi thấy buồn hay mệt mỏi thì em cứ tuỳ tâm trạng hay hoàn cảnh lúc đó mà làm thôi. Có khi em khóc, có khi thì nằm dài ngủ một giấc, có khi thì đi đâu đó, cũng thỉnh thoảng bạn bè thấy buồn rủ đi nhậu thì em cũng đi thôi. Em không biết là những hành động như vậy nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, tới cuộc sống sau này của em như thế nào. Từ khi em được học về điều này lại được các anh chị tận tình chia sẻ, giúp đỡ em, em thấy tốt hơn rất nhiều. Bây giờ mỗi khi có chuyện buồn, em biết phải làm thế nào để hết buồn mà không ảnh hưởng tới người khác hay tới bản thân rồi!Ợ
Như vậy, những biện pháp thực nghiệm áp dụng đối với V.B.Đ đã phát huy tác dụng, góp phần làm tăng mức độ nhận thức của em về áp lực tâm lý cũng như các cách ứng phó với áp lực tâm lý lên mức độ cao. Em đã biết cách để ngăn ngừa và ứng phó tắch cực với những áp lực tâm lý mà mình có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày.
3.5.2. Kết quả thực nghiệm đối với em H.N
3.5.2.1. Sơ lược về hoàn cảnh cá nhân
H.N là một bé gái năm nay 14 tuổi. Em sống cùng cha mẹ tại một ngôi nhà nằm trong con hẻm nhỏ ở phường 9, quận Tân Bình. Gia đình em có ba người con, em và hai chị gái. Chị cả đã lập gia đình và có một con nhỏ nhưng vẫn sống chung cùng ngôi nhà với bố mẹ. Hàng ngày, mẹ em ở nhà trông cháu cho vợ chồng chị cả đi làm và lo cơm nước, giặt giũ cho cả nhà. Bố em bán hoa trong chợ ở gần nhà, chị gái thứ hai (cũng nghỉ học sớm như em) đi làm công nhân. Vì gia đình quá khó khăn, em nghỉ học từ năm 13 tuổi và đi phụ bán hàng cho người ta. Ban đầu, em phụ quán cho một cửa hàng bán bánh mì nhưng vì thời gian làm việc nhiều lại hay bị chủ chửi mắng, nhất là những lúc cửa hàng ế ẩm nên em nghỉ và xin đi phụ bán nước sâm trên đường Âu Cơ từ đó cho đến giờ. Hàng ngày em đi làm từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm, buổi trưa được nghỉ 1,5 giờ đồng hồ để ăn uống và nghỉ ngơi. Buổi trưa em đạp xe về nhà ăn cơm cùng mẹ và đem cơm theo cho buổi chiều. Tối sau khi dọn dẹp xong ở cửa hàng, đạp xe về nhà, tắm rửa cũng mất hơn một giờ đồng hồ nên thời gian đi ngủ thường là sau 11 giờ đêm. Ngày mai lại bắt đầu hành trình như thế. Mỗi tháng, nếu đi làm đầy đủ em sẽ được trả 2,5 triệu đồng, số tiền này em chỉ giữ lại mấy trăm ngàn để sắm sửa những vật dụng cần thiết hàng ngày, còn lại thì gửi hết cho mẹ. Em không có bạn thân, nếu có chuyện gì buồn em kể cho chị nghe, nhưng vì chị và em đều đi làm suốt ngày nên cũng rất ắt khi nói chuyện được với nhau. Mỗi khi buồn em thường khóc và cố giấu không cho mọi người biết. Ước mơ của em là được làm người mẫu, nhưng em chưa biết đến bao giờ mới có thể thực hiện được. Đây cũng là nỗi trăn trở lớn trong cuộc sống của em.
3.5.2.2. Kết quả thực nghiệm
Trước thực nghiệm, mức độ nhận thức của H.N về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý cũng giống như B.Đ là đều ở mức trung bình và thấp. Trong số tám nội dung thực nghiệm, có tới bốn nội dung mà nhận thức của Như đều rất hạn chế, đó là: biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt hành vi (ĐTB= 14/16), ảnh hưởng của áp lực tâm lý về mặt sức khoẻ (ĐTB= 7/8), ảnh hưởng của áp lực tâm lý tới mặt cảm xúc (ĐTB= 2/2) và nguyên nhân dẫn đến áp lực tâm lý (ĐTB= 7/8).
Bảng 3.7. ĐTB mức độ nhận thức của H.N trước và sau thực nghiệm TT Nội dung ĐTB trước TN ĐTB sau TN
1 Một số biểu hiện của áp lực tâm lý
Trong cảm xúc 10.0 7.0
Trong hành vi 14.0 9.0
Trong sức khỏe 5.0 5.0
2 Ảnh hưởng của áp lưc tâm lý
Về mặt sức khỏe 7.0 5.0
Về mặt cảm xúc 2.0 1.0
3 Nguyên nhân gây áp lực tâm lý 7.0 4.0
4 Cách ứng phó với áp lực tâm lý
Tắch cực 29.0 18.0
Tiêu cực 49.0 63.0
Mỗi khi gặp áp lực tâm lý, H.N thường khóc và cố giấu không cho mọi người biết em khóc. Sau mỗi lần như vậy, em thấy trong lòng có nhẹ nhàng hơn nhưng lại thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nhất là những khi em khóc vào buổi đêm, sáng ra mắt em thường xưng lên và trong lòng lại cảm thấy buồn chán. Em lại không có bạn thân để chia sẻ, các chị gái thì đi làm thường xuyên nên không ai có thể giúp đỡ em. Trước thực nghiệm, điểm trung bình của H.N đều rơi vào mức độ nhận thức thấp và nhận thức trung bình. Trong số tám nội dung thực nghiệm thì có bốn nội dung N nhận thức rất mơ hồ và chưa có cách ứng phó thắch hợp mỗi khi gặp áp lực tâm lý. Sau thực nghiệm, các nội dung này đều đã được N nhận thức ở mức độ cao. Cụ thể, ở nội dung biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt hành vi, điểm trung bình của N đã giảm từ 14/16 tương ứng với mức độ nhận thức thấp xuống còn 9/16 tương ứng với mức độ nhận thức cao, ở nội dung ảnh hưởng của áp lực tâm lý về mặt sức khoẻ giảm từ 7/8 tương ứng với mức độ nhận thức thấp xuống còn 5/8 tương ứng với mức độ nhận thức trung bình, ở nội dung ảnh hưởng của áp lực tâm lý tới mặt cảm xúc giảm từ 2/2 xuống còn 1/2 và ở nội dung nguyên nhân dẫn đến áp lực tâm lý giảm từ 7/8 xuống còn 4/8. Các nội dung còn lại cũng tăng từ mức độ nhận thức trung bình lên mức độ nhận thức cao.
Tiến hành phỏng vấn trẻ về những kết quả thu được sau thực nghiệm cho thấy, em đã có sự đáp ứng khá tốt đối với các biện pháp thực nghiệm mà đề tài đề xuất. Em chia sẻ: ỘNhà nghèo lại không được đi học như các bạn nên nhiều lúc em thấy mình tủi thân và buồn chán. Trước đây, mỗi khi có chuyện gì em đều chỉ biết khóc hoặc đọc sách thôi. Em cũng sợ mọi người biết em khóc nên em thường khóc thầm hoặc khóc vào ban đêm. Bây giờ thì em biết mình phải suy nghĩ mọi việc tắch cực hơn và phải biết nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Em sẽ gần gũi với mẹ nhiều hơn và tìm cho mình những người bạn. Em tin là em sẽ tìm được những người bạn thânỢ.
Như vậy, có thể kết luận rằng, H.N đã có sự đáp ứng tắch cực đối với các biện pháp thực nghiệm. Mức độ nhận thức của em đã tăng lên rõ rệt và em đã có ý thức tìm ra những cách ứng phó phù hợp với bản thân mình hơn.
Các trường hợp thực nghiệm khác cũng cho những kết quả tương tự. Nói cách khác, ở từng trường hợp thì sự thay đổi về nhận thức của trẻ khá tắch cực sau khi tác động thực nghiệm. Mức độ nhận thức của trẻ đã tăng lên rõ rệt, trẻ biết cách để ứng phó phù hợp với những áp lực tâm lý mà mình gặp phải trong cuộc sống. Điều này cho thấy hiệu quả của những biện pháp thực nghiệm mà đề tài đã đề xuất.
TIỂU KẾT
Có thể áp dụng các biện nâng cao nhận thức của trẻ lao động sớm về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý thông qua việc ứng dụng các biện pháp thực nghiệm.
Mô hình thực nghiệm như sau:
Kết quả thực nghiệm đã cho thấy:
Trước thực nghiệm, mức độ nhận thức về áp lực tâm lý giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm tương đồng nhau đều ở mức trung bình. Ở nhóm đối chứng sau khi thực nghiệm dù điểm trung bình có thay đổi so với trước thực nghiệm, nhưng không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở nhóm thực nghiệm, có sự khác biệt ý nghĩa giữa trước và sau khi thực nghiệm, mức độ nhận thức đã tăng lên khá đáng kể. Sau thực nghiệm, mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm ở nhóm thực nghiệm đã ở mức độ nhận thức cao, nhóm đối chứng vẫn ở mức độ nhận thức trung bình. Nhìn chung, trẻ lao động sớm đã nhận thức rõ hơn về các nội dung biểu hiện của áp lực, nguyên nhân dẫn tới áp lực, ảnh hưởng của nó tới đời sống cũng như những biện pháp ứng phó với áp lực tâm lý, từ đó có ý thức trong việc phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với áp lực tâm lý
Test + phỏng vấn sau Test + phỏng vấn sau thực nghiệm Xác định mức độ nhận thức NHÓM THỰC NGHIỆM Xác định mức độ nhận thức Làm việc với trẻ Tiến hành đồng bộ các biện pháp Xác định lại mức độ nhận thức
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Áp lực tâm lý và cách ứng phó với những áp lực tâm lý là một vấn đề rất được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Áp lực tâm lý là những nhân tố tạo sức ép cho con người trong quá trình sống, làm cho con người có những căng thẳng về mặt tâm lý, gây cản trở hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. Biểu hiện áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm cũng có những biểu hiện như trên. Tuy nhiên do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và đặc điểm đặc trưng của hoàn cảnh sống nên những biểu hiện các của em được thể hiện đặc trưng hơn gắn với hoạt động làm việc. Ứng phó tâm lý là quá trình xử lý các đòi hỏi bên trong hoặc bên ngoài được tri giác thấy là gây ra căng thẳng hoặc vượt quá khả năng sẵn có của con người. Trẻ lao động sớm cũng sử dụng những cách ứng phó với áp lực tâm lý như trẻ vị thành niên nói chung với ba kiểu ứng phó cơ bản: