Kết quả nghiên cứu sau khi thực nghiệm

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 135)

3.4.2.1. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.3. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ở nhóm đối chứng giữa trước và sau thực nghiệm

STT NỘI DUNG Điểm trung bình Sig Trước TN Sau TN

1 Một số biểu hiện của áp lực tâm lý

Trong cảm xúc 8.83 8.83 0.466

Trong hành vi 12.50 12.00 0.243

Trong sức khỏe 6.16 5.75 0.382

2 Ảnh hưởng của áp lưc tâm lý

Về mặt sức khỏe 6.33 5.91 0.548

Về mặt cảm xúc 1.41 1.83 0.939

3 Nguyên nhân gây áp lực tâm lý 6.83 6.66 0.077

4 Cách ứng phó với áp lực tâm lý

Tắch cực 32.66 29.58 0.619

Tiêu cực 50.25 51.33 0.236 Kết quả thống kê ở bảng 3.2 cho thấy hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể giữa mức độ nhận thức về áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm trước và sau khi thực nghiệm ở nhóm đối chứng. Mức độ nhận thức của trẻ ở hầu hết các nội dung vẫn ở mức thấp dù sau thực nghiệm điểm trung bình có thay đổi nhưng không đáng kể và cũng không có ý nghĩa về mặc thống kê.

Biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt hành vi và mặt sức khỏe của nhóm đối chứng trước thực nghiệm có điểm trung bình lần lượt là 12.5 và 6.16, sau thực nghiệm là 12 và 5.75 nhưng sự giảm đi này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Các biện pháp ứng phó với áp lực tâm lý trước thực nghiệm có điểm trung bình là tiêu cực: 50.25, tắch cực: 32.66; sau thực nghiệm điểm trung bình là tiêu cực: 51.33, tắch cực: 29.58. Có thể thấy mức độ nhận thức về các cách ứng phó tiêu cực với áp lực tâm lý có sự thay đổi theo chiều hướng nhận thức rõ hơn tuy nhiên, sự thay đổi này ở các nội dung này đều không đáng kể và cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể sự thay đổi này là do sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các em lựa chọn đáp án theo cảm tắnh, cảm thấy đúng thì sẽ chọn hoặc trẻ đã có kinh nghiệm từ lần khảo sát trước đó.

Kết quả nghiên cứu trên nhóm đối chứng có thể khẳng định những nội dung liên quan đến áp lực tâm lý nhằm nâng cao nhận thức của các em về vấn đề này vẫn chưa được triển khai trong quá trình truyền thông của các giáo dục viên, tình nguyện viên trong quá trình tiếp xúc với trẻ lao động sớm.

Qua đó ta cũng nhìn rõ thêm một thực trạng về vấn đề này, gia đình, xã hội, các trung tâm bảo trợ xã hội quan tâm rất nhiều tới đời sống vật chất, điều kiện giáo dục của trẻ lao động sớm nhưng những vấn đề liên quan tới đời sống tinh thần của các em thì lại chưa được quan tâm đúng mức. Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống của con người cũng ngày càng gấp gáp hơn, kéo theo đó là những căng thẳng, mệt mỏi về mặt tinh thần mà trẻ lao động sớm là một trong những đối tượng có nguy cơ cao gặp các vấn đề này. Chúng ta không thể thay đổi được những hệ lụy đi kèm sự phát triển của xã hội, cũng không thể cấm trẻ tình nguyện lao động để giúp đỡ gia đình, vì vậy việc tăng cường sự hiểu biết về áp lực tâm lý và cách ứng phó với những áp lực tâm lý cho trẻ là một trong những điều hết sức cần thiết để tránh được những hậu quả đáng tiếc do áp lực tâm lý gây ra. Tuy nhiên, vấn đề này lại chưa được xã hội thực sự quan tâm.

Tóm lại, hầu như không có sự thay đổi đáng kể nào về mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm trước và sau thực nghiệm ở nhóm đối chứng. Kết quả này cho thấy trẻ lao động sớm thực sự chưa được tiếp cận với những kiến thức khoa học về nội dung này.

3.4.2.2. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý ở nhóm thực nghiệm giữa trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.4. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ở nhóm thực nghiệm giữa trước và sau thực

nghiệm STT NỘI DUNG Điểm trung bình Sig Trước TN Sau TN

1 Một số biểu hiện của áp lực tâm lý Trong cảm xúc 9.1667 6.6667 1.000 Trong hành vi 12.3333 8.83 0.009 Trong sức khỏe 6.0833 4.3333 0.000 2 Ảnh hưởng của áp lực tâm lý Về mặt sức khỏe 6.2500 4.3333 0.000 Về mặt cảm xúc 1.7500 1.0833 0.029

3 Nguyên nhân gây áp lực tâm lý 6.8333 4.000 0.000

4 Cách ứng phó với áp lực tâm lý

Tắch cực 32.0833 18.5833 0.047

Tiêu cực 50.0000 64.0000 0.025 Kết quả thống kê cho thấy, có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức về áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm trước và sau thực nghiệm trên cả bốn nội dung: biểu hiện, ảnh hưởng, nguyên nhân và cách ứng phó với áp lực tâm lý.

Trong số các nội dung, chỉ có một nội dung là không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Đó là biểu hiện áp lực tâm lý trong cảm xúc, vì điểm trung bình của nội dung này trước thực nghiệm đã khá thấp, gần với mức nhận thức tốt nên dù sau thực nghiệm điểm trung bình của trẻ lao động sớm có giảm đi khá rõ rệt nhưng sự thay đổi này vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở những nội dung còn lại, trị số P và điểm trung bình đều cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm. Như vậy, biện pháp thực nghiệm đã có tác dụng trong việc nâng cao mức độ nhận thức về áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm.

Điểm trung bình của nội dung biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt hành vi đã giảm xuống khá nhiều chứng tỏ nhận thức về biểu hiện áp lực tâm lý ở mặt hành vi của trẻ lao động sớm đã tăng lên đáng kể. Trước thực nghiệm, điểm trung bình của nội dung này là 12.33, sau thực nghiệm đã giảm xuống còn 8.83. Điều này có nghĩa là trẻ lao động sớm đã nhận thức rõ những biểu hiện của áp lực tâm lý về mặt hành vi. Cụ thể, hai biểu hiện về mặt hành vi trước thực nghiệm trả lời sai nhiều nhất đều đã được cải thiện. Điển hình như nội dung người gặp áp lực tâm lý vẫn có thể sinh hoạt bình thường như những người khác, trước thực nghiệm có đến 62.5% trẻ trả lời sai, sau thực nghiệm không còn trẻ nào trả lời sai. Hành vi thứ hai là hành vi tự sát, trước thực nghiệm có tới 70.8% trẻ trả lời sai, sau thực nghiệm chỉ có 33.3% trẻ trả lời sai.

Nhận thức của trẻ lao động sớm về một số biểu hiện về mặt sức khỏe của người gặp áp lực tâm lý cũng được tăng lên đáng kể sau thực nghiệm. Các em đã có thể nhận biết được một số biểu hiện của cơ thể như những dấu hiệu ban đầu cho thấy con người đang rơi vào trạng thái căng thẳng của áp lực tâm lý.

Đối với các hậu quả của áp lực tâm lý thì mức độ nhận thức cũng được tăng lên sau khi tiến hành thực nghiệm. Cụ thể, về mặt sức khỏe, trước thực nghiệm có đến 66.7% trẻ trả lời sai ở nội dung áp lực tâm lý có thể dẫn đến trầm cảm thì sau thực nghiệm chỉ còn lại 8.3% (1 trẻ lao động sớm) trả lời sai nội dung này. Hậu quả của áp lực tâm lý về mặt cảm xúc có sự cải thiện rất đáng kể. Bởi vì có đến 91.7% trẻ trả lời đúng sau khi thực nghiệm so với trước thực nghiệm là 29.2%.

Ở nội dung nguyên nhân dẫn tới áp lực tâm lý, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm giữa trước và sau thực nghiệm có sự thay đổi đáng kể. Nếu trước thực nghiệm nhận thức của trẻ lao động sớm về nguyên nhân của áp lực tâm lý được xếp ở mức thấp (ĐTB= 6.83/8) thì sau khi thực nghiệm, điểm trung bình đã giảm xuống còn 4.0 xếp ở mức nhận thức cao đối với nội dung này.

Nhận thức của trẻ lao động sớm về hiệu quả của các biện pháp ứng phó với áp lực tâm lý cũng được tăng lên đáng kể. Ở nội dung này trước thực nghiệm, trẻ lao động sớm đã nhận thức khá tốt về hiệu quả của các biện pháp ứng phó tiêu cực với

điểm trung bình lên tới 50.0, tuy nhiên vẫn còn những trẻ nhận thức mơ hồ về các cách ứng phó tiêu cực này khi chọn mức độ Ộlưỡng lựỢ khi được yêu cầu đánh giá về các cách ứng phó với tỷ lệ là 29.2%. Sau thực nghiệm, điểm trung bình tăng lên tới 64.0/70 điểm, cho thấy đa số các trẻ đều đánh giá các biện pháp tiêu cực là rất không tốt để giải tỏa áp lực tâm lý.

Cùng với kết quả thống kê, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn những trẻ tham gia thực nghiệm và cũng nhận được những kết quả rất khả quan. Bé T.T cho biết: ỘEm thấy chương trình này rất vui và bổ ắch. Trước đây mỗi khi buồn thì chúng em cứ làm những việc mà mình có thể nghĩ ra để hết buồn chứ không biết những cách đó có thực sự giúp mình giải quyết vấn đề được hay không. Bây giờ thì em đã biết mình phải làm gì rồi. Em cũng biết được là còn có rất nhiều người yêu thương em và em không cần phải buồn vì những thiếu thốn của mìnhỢ.

Như vậy, kết quả thực nghiệm cho thấy, nếu áp dụng các biện pháp lồng ghép nội dung về áp lực tâm lý vào hoạt động truyền thông, thông qua việc tổ chức chuyên đề được tổ chức một cách sinh động, thực tiễn, cuốn hút thì hoàn toàn có thể nâng cao mức độ nhận thức trẻ lao động sớm tại thành phố Hồ Chắ Minh về áp lực tâm lý.

3.4.2.3. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

Đây là căn cứ quan trọng nhất để có thể kết luận về tắnh hiệu quả của các biện pháp thực nghiệm. Nếu mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm ở nhóm thực nghiệm tăng lên một cách có ý nghĩa về mặt thống kê so với nhóm đối chứng thì hoàn toàn có thể chứng minh được các biện pháp thực nghiệm mà đề tài sử dụng là có hiệu quả thực tế.

Kết quả cho thấy, có sự khác biệt lớn về mức độ nhận thức về áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm. Cả bốn nội dung: biểu hiện, hậu quả, nguyên nhân và các cách ứng phó với áp lực tâm lư đều có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.5. So sánh mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm giữa nhóm đối chứng

và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

STT NỘI DUNG Nhóm

ĐC

Nhóm

TN Sig

1 Một số biểu hiện của áp lực tâm lý Trong cảm xúc 8.83 6.67 0.133 Trong hành vi 12.00 8.83 0.006 Trong sức khỏe 5.75 4.33 0.016 2 Ảnh hưởng của áp lực tâm lý Về mặt sức khỏe 5.92 4.33 0.016 Về mặt cảm xúc 1.83 1.08 0.002

3 Nguyên nhân gây áp lực tâm lý 6.67 4.00 0.000

4 Cách ứng phó với áp lực tâm lý

Tắch cực 29.58 18.58 0.003

Tiêu cực 51.33 64.0 0.000 Khi tổ chức các chuyên đề nâng cao nhận thức về áp lực tâm lý cho trẻ lao động sớm điều đầu tiên mà chúng tôi nhận thấy là sự rụt rè, lo lắng của các em khi đưa ra quyết định có tham gia các buổi chuyên đề chúng tôi hay không vì nhiều lý do nhưng trong đó có một lý do là các em chưa thực sự tin tưởng chúng tôi, sợ chúng tôi Ộgiăng bẫyỢ rồi kêu công an tới bắt. Điều này có lẽ xuất phát từ việc ắt có những trường hợp tổ chức chuyên đề cho các em như thế này và xuất phát từ đặc điểm tâm lý của các em luôn đề phòng với những người lạ, nhu cầu an toàn, phản ứng tự vệ của bản thân buộc các em luôn phải biết đề phòng. Chúng tôi phải động viên các em rất nhiều và tận dụng các mối quan hệ mới có thể đưa các em tới được với buổi sinh hoạt chuyên đề được tổ chức ở địa điểm mà các em tự chọn (chúng tôi phải đáp ứng điều này các em mới chịu tham gia). Trong không gian mở của công viên, không máy chiếu, chỉ với chiếc máy tắnh và những giáo cụ được chuẩn bị thủ công, nhóm nghiên cứu và mười hai trẻ lao động sớm đã trải qua những giờ phút hào hứng. Ngay sau khi Ộkhởi độngỢ bằng những trò sinh hoạt tập thể, những màn ảo thuật và phần tự giới thiệu với không khắ vui tươi, thoải mái và thân tình, sự lo

lắng ban đầu của các em dường như biến mất, các em thực sự hào hứng với những hoạt động mà báo cáo viên tổ chức. Cũng có những lúc không khắ chùn xuống khi báo cáo viên cho các em xem những đoạn phim về những cô bé, cậu bé cùng hoàn cảnh với các em trong quá trình kiếm sống đã trải qua những khó khăn, những vất vả nào. Các em xem rất chăm chú và cùng bình luận với nhau ở với những tình huống, những nhân vật, những câu chuyện giống với các em trong cuộc sống thực.

Sau mỗi buổi chuyên đề, chúng tôi đều dành thời gian cho các em chia sẻ những trải nghiệm của bản thân, những khó khăn mà hàng ngày các em gặp phải trong quá trình kiếm sống và cách giải quyết của các em như thế nào, những ước mơ và dự định để thực hiện ước mơ ấy. Những nhận thức nào chưa đúng, chưa thật sự phù hợp sẽ được báo cáo viên lúc này như những anh chị nhấn mạnh và phân tắch.

Với các hoạt động giáo dục như trên, qua kết quả khảo sát sau thực nghiệm cho thấy, mức độ nhận thức về áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm đã được cải thiện rõ rệt so với nhóm đối chứng. Cụ thể như sau:

Về biểu hiện của áp lực tâm lý, chỉ riêng biểu hiện về mặt cảm xúc là không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm. Nhưng nhìn vào kết quả có thể thấy biểu hiện áp lực tâm lý trong mặt hành vi và sức khỏe đều có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm. Điển hình như biểu hiện ở mặt hành vi, nhóm đối chứng lên tới 12.00 nhưng nhóm thực nghiệm đã giảm xuống còn 8.83, rõ ràng nhận thức của nhóm thực nghiệm đã được tăng lên đáng kể.

Về ảnh hưởng của áp lực tâm lý, đây là một trong những nội dung được chú trọng khi tiến hành thực nghiệm, kết quả của nhóm thực nghiệm cho thấy chúng tôi đã tiến hành rất hiệu quả nội dung này. Cụ thể, hậu quả trên cả hai phương diện sức khỏe và cảm xúc đều có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm. Điển hình như, ở ảnh hưởng về mặt sức khỏe có sự khác biệt rất lớn giữa hai nhóm với điểm trung bình ở nhóm thực nghiệm là 4.33 so với nhóm đối chứng lên tới 5.91. Điều này chứng tỏ sau thực nghiệm, nhận thức của các em nâng cao lên rất rõ rệt, các em biết được khi gặp áp lực tâm lý sẽ đem lại những hậu quả gì không chỉ

đơn giản là Ộbuồn bã, chán ănỢ như các em thường đề cập. Từ đó các em có ý thức ngăn ngừa và ứng phó hợp lý với những áp lực tâm lý.

Hầu hết các trẻ khi được phỏng vấn đều đồng tình với kết quả này. Bé B.Đ cho biết: ỘTrước giờ em chỉ nghĩ đơn giản là mỗi khi buồn, chán thì mình cứ làm mọi cách miễn sao thoát khỏi cảm giác khó chịu ấy là được, nhưng không ngờ có những việc em thường làm lại có thể ảnh hưởng lớn tới như vậy!Ợ. Đồng tình với

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)