So sánh tự đánh giá về cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 66)

Bảng 2.4: So sánh tự đánh giá về cuộc sống trên một số phương diện

Phương diện so sánh Kiểm nghiệm

Tần số ĐTB Sig. Giới tắnh Nam 50 3.24 0.011 Nữ 64 3.17 Độ tuổi 6 đến 11 tuổi 41 3.24 0.002 12 đến 15 tuổi 73 3.18 Nơi ở Quận 1 35 3.51 0.002 Quận 8 41 2.90 Quận Tân Bình 38 3.24 Lý do đi làm Vì gia đình nghèo 87 3.09 0.001 Buồn chuyện gia đình 8 4.00

* Xét theo giới tắnh

Kết quả từ bảng 2.4 và kết quả kiểm nghiệm T cho Sig = 0.011< 0.05, cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa trẻ nam và trẻ nữ trong mức độ tự đánh giá về cuộc sống hiện tại. Trong khi điểm trung bình của trẻ nam là 3.24 thì trẻ nữ chỉ có 3.17, như vậy trẻ nữ cho rằng mình có cuộc sống hiện tại tốt hơn trẻ nam. Tuy nhiên, cả hai mức điểm trung bình này đều nằm trong khoảng bình thường cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ này trong tự đánh giá về cuộc sống hiện tại là không cao.

* Xét theo độ tuổi

Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy kết quả kiểm nghiệm T so sánh mức độ tự đánh giá cuộc sống của trẻ lao động sớm ở hai nhóm tuổi cho ra Sig = 0.002 < 0.05. Như vậy, có sự khác biệt đáng kể về tự đánh giá cuộc sống giữa hai độ tuổi mà chúng tôi khảo sát và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê

Mặt khác, nếu so sánh điểm trung bình thì trong khi điểm trung bình của nhóm trẻ từ 12 đến 15 tuổi là 3.18 thì điểm trung bình của nhóm trẻ từ 6 đến 11 tuổi lên tới 3.24 cho thấy sự chênh lệch ở đây lên tới 0.06. Điều này cũng nói lên rằng trẻ từ 12 đến 15 tuổi tự đánh giá cuộc sống tốt hơn so với trẻ trong độ tuổi 6 đến 11 tuổi.

* Xét theo nơi ở

Có sự khác biệt khá lớn trong tự đánh giá về cuộc sống hiện tại của trẻ lao động sớm tại các quận. Khi tiến hành kiểm nghiệm từng đôi một giữa các quận, chúng tôi nhận thấy rằng có sự khác biệt rõ nhất trong cuộc sống ở hai quận là quận 1 và quận 8 (Sig = 0.000). Trong đó, trẻ lao động sớm ở quận 8 nhận thấy mình có cuộc sống tốt hơn (ĐTB = 2.90) so với trẻ ở quận 1 (ĐTB = 3.51). Điều này có thể do một trong những nguyên nhân là tại quận 1 chi phắ sinh hoạt cũng như sự cạnh tranh gắt gao hơn rất nhiều so với quận 8 và quận Tân Bình. Trong quá trình làm việc với nhóm trẻ ở quận 1, chúng tôi thấy buổi trưa các em thường xuyên ăn mì gói, cơm chay ở chùa hoặc ăn cùng Ộcô ĐàoỢ (một phụ nữ bán nước trên vỉa hè, thương các em nên hay nấu nhiều đồ ăn mang theo cho trẻ ăn cùng, ngược lại các em cũng hay giúp đỡ cô những việc vặt), chứ không dám mua cơm ăn tại quận 1.

Cô Đào cũng chia sẻ thêm với chúng tôi: Ộchịu khó ăn đỡ bữa trưa như vậy, rồi chiều về nấu ăn, chứ ở đây hơn 20 ngàn một hộp cơm, tiền đâu mà ăn con. Bình thường cô rảnh, cô nấu thêm nhiều đồ ăn một chút, tụi nó (trẻ lao động sớm) chỉ cần ra mua thêm năm ngàn cơm thêm về là ăn no rồi. Bữa nào cô bận thì cô cháu cùng ăn mì góiỢ. Điều này cũng cho thấy chi phắ đắt đỏ ở quận 1 đã làm cho cuộc sống của các em khó khăn hơn rất nhiều.

* Xét theo lý do đi làm

Trong số sáu lý do mà chúng tôi đưa ra để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em đi lao động sớm, thì trẻ được khảo sát chủ yếu tập trung vào ba vấn đề: Vì gia đình nghèo, buồn chuyện gia đình và thắch tự lập.

Dùng kiểm nghiệm Anova để so sánh giữa mức độ tự đánh giá về cuộc sống hiện tại của trẻ lao động sớm trên phương diện lý do mà các em đi làm sớm, chúng tôi nhận thấy rằng có sự khác biệt rất rõ giữa trẻ đi làm vì gia đình nghèo so với hai lý do còn lại (Sig.= 0.001).

So sánh điểm trung bình ta thấy, trong ba nhóm trẻ đi làm vì ba lý do khác nhau, thì nhóm trẻ đi làm vì gia đình khó khăn có điểm trung bình là 3.09, nhóm trẻ đi làm vì thắch tự lập là 3.37 và cao nhất là nhóm trẻ đi làm vì buồn chuyện gia đình là 4.00. Điều này cho thấy trẻ đi làm vì buồn chuyện gia đình tự đánh giá về cuộc sống khó khăn nhất, tiếp đến là vì trẻ thắch tự lập và cuối cùng là trẻ đi làm vì gia đình khó khăn. Điều này có thể giải thắch, trẻ đi làm vì buồn chuyện gia đình ngoài sống thiếu thốn về mặt vật chất còn chịu áp lực nặng nề về mặt tinh thần khiến các em cảm thấy cuộc sống nặng nề hơn.

Mặt khác, ta thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất lên tới 0.91 chứng tỏ rằng có sự khác biệt khá lớn về mức độ tự đánh giá cuộc sống hiện tại của hai nhóm trẻ này.

Trong quá trình kiểm nghiệm, chúng tôi cũng nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ tự đánh giá cuộc sống với quê quán, trình độ học vấn và việc các em đang sống cùng ai.

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 66)