Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 129)

Xét tổng thể về mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm thì không có sự khác biệt, cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều có nhận thức về áp lực tâm lý ở mức trung bình.

Về một số biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt cảm xúc, trẻ lao động sớm ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có điểm trung bình trên 8.0, trong đó nhóm

đối chứng là 8.83 và nhóm thực nghiệm là 9.16. Đây là mức điểm nằm trong khoảng nhận thức trung bình chứng tỏ trẻ lao động sớm chưa nhận thức được đầy đủ những biểu hiện của áp lực tâm lý.

Bảng 3.2. So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý

của trẻ lao động sớm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

STT Nội dung Nhóm ĐC Nhóm TN Sig. 1 Một số biểu hiện của áp lực tâm lý Trong cảm xúc 8.8333 9.1667 0.546 Trong hành vi 12.5000 12.3333 0.524 Trong sức khỏe 6.1667 6.0833 0.611 2 Ảnh hưởng của áp lưc tâm lý Về mặt sức khỏe 6.3333 6.2500 0.672 Về mặt cảm xúc 1.4167 1.7500 0.706 3 Nguyên nhân gây áp lực tâm lý 6.8333 6.8333 0.307 4 Cách ứng phó với

áp lực tâm lý

Tắch cực 32.6667 32.0833 0.739

Tiêu cực 49.4167 50.0000 0.403 Trong sáu nội dung về một số biểu hiện của áp lực tâm lý ở mặt cảm xúc, có bốn nội dung các em trả lời sai rất nhiều, tỉ lệ trả lời sai của nhóm thực nghiệm và đối chứng hầu như tương đương nhau. Đó là nội dung cảm xúc vẫn cân bằng, chỉ thỉnh thoảng có buồn bã một chút với tỷ lệ 66.7% ( nhóm đối chứng là 33% và nhóm thực nghiệm là 33.7%), xuất hiện triệu chứng xung đột, nóng nảy với tỷ lệ 52% (nhóm đối chứng là 27% và nhóm thực nghiệm là 25%), thờ ơ với cuộc sống với tỷ lệ 65% (nhóm đối chứng là 35% và nhóm thực nghiệm là 30%), thờ ơ với cuộc sống tỷ lệ 69% (nhóm đối chứng là 35% và nhóm thực nghiệm là 34%). Trong quá trình phát phiếu điều tra cho hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, người nghiên cứu quan sát phần lớn các em rất phân vân và không tự tin với sự lựa chọn của mình. Điều này cho thấy, các em trả lời theo cảm nhận của bản thân và phần lớn chưa được tiếp cận với nội dung trên.

Các biểu hiện áp lực tâm lý trong hành vi có điểm trung bình giữa hai nhóm đều là 12.5 và 12.33, rõ ràng không có sự khác biệt ý nghĩa ở nội dung này giữa hai

nhóm. Trị số P= 0.524> 0.05 cũng đã khẳng định điều này. Đặc biệt,trong tám nội dung về biểu hiên của áp lực tâm lý ở mặt hành vi có tới sáu nội dung các em trả lời sai trên 60%. Đa số các em cho rằng, người gặp áp lực tâm lý vẫn có thể sinh hoạt bình thường như những người khác (62.5%), và không thể dẫn tới hành vi tự sát được (70.8%). Chắnh vì vậy, nội dung này rất để người nghiên cứu quan tâm và chú ý thực nghiệm.

Về các biểu hiện áp lực tâm lý ở mặt sức khỏe, cả nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có điểm trung bình tương đương nhau trong đó nhóm đối chứng là 6.16 và nhóm thực nghiệm là 6.08, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm. Trong bốn nội dung đề cập thì có hai nội dung có tỷ lệ trả lời sai trên 60%, đó là nội dung đau đầu thường xuyên với tỷ lệ 62.5% (trong đó nhóm đối chứng là đối chứng là 30.5% và nhóm thực nghiệm là 32%) và nội dung trắ nhớ giảm sút với tỷ lệ 66.7% (trong đó nhóm đối chứng là 33% và nhóm thực nghiệm là 33.7%). Các nội dung còn lại có một nội dung trả lời sai trên 40% và một nội dung trả lời sai dưới 40%. Nhìn chung mức độ nhận thức ở nội dung biểu hiện áp lực tâm lý về mặt sức khỏe của trẻ lao động sớm ở mức thấp, chưa nhận thức đầy đủ.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức về biểu hiện của áp lực tâm lý

0 2 4 6 8 10 12 14 Cảm xúc Hành vi Sức khỏe Đối chứng Thực nghiệm

Một trong những nội dung nhận thức quan trọng về áp lực tâm lý là nhận thức về những hậu quả trên hai phương diện sức khỏe và cảm xúc của người bị áp lực tâm lý. Kết quả so sánh giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi thực nghiệm cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm này ở cả hai nội dung.

Về mặt sức khỏe, điểm trung bình của nhóm đối chứng và thực nghiệm đều trên 6.2 đều ở mức thấp. Điều này cho thấy, nhận thức của trẻ lao động sớm ở nội dung này chưa cao. Cụ thể, cả bốn nội dung được đưa ra các em đều trả lời sai trên 50.0%. Đa số trẻ lao động sớm cho rằng áp lực tâm lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người (62.5%), không thể dẫn đến trầm cảm (66.7%), không thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần (70.8%) và không thể dẫn đến rối loạn các chức năng của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn được (54.2%). Sức khỏe được xem là mặt quan trọng hàng đầu trong đời sống con người. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về những hậu quả của áp lực tâm lý trên phương diện này khá thấp. Điều này thực sự cần phải được quan tâm đúng mực.

Về mặt cảm xúc, điểm trung bình của nhóm đối chứng là 2.41 thấp hơn nhóm thực nghiệm là 0.34 nhưng cũng không có sự khác biệt. Đa số các em đều cho rằng áp lực tâm lý chỉ tạo ra những cảm xúc tiêu cực (70.8%). Áp lực tâm lý tạo ra những cảm xúc tiêu cực là một nhận định không sai tuy nhiên chưa thật đầy đủ. Ở một số khắa cạnh áp lực tâm lý cũng có thể tạo ra những cảm xúc tắch cực thúc đẩy con người làm việc. Nếu không nhận thức được điều này sẽ khiến con người suy nghĩ bi quan, khó mà vượt qua được những áp lực tâm lý ấy.

Ở nội dung nguyên nhân dẫn tới áp lực tâm lý, điểm trung bình của cả hai nhóm đều là 6.83, rõ ràng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm. Ở nội dung này, đa số các em đều nhận thức rất tốt rằng áp lực tâm lý là do những yếu tố bên ngoài tác động nhưng lại không cho rằng những kỳ vọng của bản thân cũng góp phần gây ra những áp lực tâm lý (87.5%). Đây là một trong những nội dung quan trọng cần phải hiểu rõ nếu muốn vượt qua được những áp lực tâm lý, vì vậy người nghiên cứu rất chú trọng đến phần này trong quá trình thực nghiệm.

So với những nội dung được thực nghiệm thì các cách ứng phó với áp lực tâm lý được các em nhận thức với mức độ tương đối tốt hơn. Ở nội dung các cách ứng phó tiêu cực, điểm trung bình của cả hai nhóm đều lớn hơn 49 điểm cho thấy các em nhận thức khá tốt về các cách ứng phó này. Tuy nhiên, vẫn còn những trẻ nhận thức mơ hồ về các cách ứng phó tiêu cực này khi chọn mức độ Ộlưỡng lựỢ khi được yêu cầu đánh giá về các cách ứng phó (29.2%, trong đó nhóm đối chứng là 15% và nhóm thực nghiệm là 14.2%). Ở nội dung ứng phó tắch cực, điểm trung bình của cả hai nhóm đều trên 32 điểm, rơi vào khoảng trung bình cho thấy các em vẫn còn lưỡng lự khi đánh giá hiệu quả của các cách ứng phó tắch cực với áp lực tâm lý.

Biều đồ 3.2: Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức về cách ứng phó với áp lực tâm lý giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả của biện pháp thực nghiệm nhằm nâng cao mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý. Mặc dù việc chọn nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là hoàn toàn ngẫu nhiên nhưng hai nhóm lại có mức độ nhận thức về áp lực tâm lý tương đồng nhau. Do vậy, việc chọn mẫu để tiến hành

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tắch cực Tiêu cực Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

thực nghiệm đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện khoa học và kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm là có giá trị về mặt khoa học.

Một phần của tài liệu áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố hồ chí minh (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)