I. TRÌNH ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ SÁNG TẠO CỦA CÁC DOANHNGHIỆP QUA
1. Các chính sách, văn bản pháp luật khẳng định mạnh mẽ việc khuyến khích nghiên cứu khoa học, thúc
Để khẳng định đường lối đổi mới kinh tế đã lựa chọn, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (tháng 3/2002) đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới
cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, một khu vực kinh tế
tuy tiềm lực vốn còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý, trình độ kỹ thuật, công nghệ chưa cao và rất
dễ bị tổn thương trong cạnh tranh thị trường, nhưng có một vai trò quan trọng không những
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, mà còn tạo việc làm và ổn định xã hội. Nghị quyết đã xác
định kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển
kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định
hướng xã hội chủ nghĩa và khu vực kinh tế tư nhân phải được đối xử bình đẳng như các thành
phần kinh tế khác. Nghị quyết này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với sự
Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích và tạo điều kiện phát
triển kinh tế tư nhân, trong Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010, ban hành
kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã xác
định: “Hỗ trợ khu vực DNNVV, khu vực tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và
mở rộng xuất khẩu... Đến năm 2010, KH&CN nước ta đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử dụng
có hiệu quả công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài; có khả năng nghiên cứu và ứng dụng một số
công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới trong một số lĩnh vực khoa học Việt Nam có thế
mạnh”. Như vậy, nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh
tranh của các DNNVV đã được khẳng định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động KH&CN Việt Nam đến năm 2010.
Tuy nhiên hiệu quả và tính “đi vào cuộc sống” của các chính sách này cũng cần được cải thiện.
Các phần dưới đây đề cập tới một số vấn đề có liên quan tới các chính sách này.